Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Những hạn chế

- Về nhận thức: một số CBQL, GV chƣa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng mầm non. Do vậy, nhà quản lý cần bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực giảng dạy của CBQL, GV.

- Về thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi: Đa số CBQL, GV có quan tâm đến hoạt động phát triển ngôn ngữ nhƣng còn coi nhẹ mục

tiêu của hoạt động do vậy việc thực hiện các mục tiêu chƣa thƣờng xuyên, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Việc thực hiện các nội dung nghe, nói, làm quen với việc đọc và viết chƣa đồng đều, nhiều hoạt động đƣợc tổ chức mang tính hình thức, chƣa quan tâm nhiều đến khả năng khác nhau của từng trẻ, hình thức chƣa linh hoạt, sáng tạo do vậy hiệu quả hoạt động chƣa cao, đòi hỏi đội ngũ CBQL, GV cần đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học

- Về thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi: Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong chƣa đạt hiệu quả; Điều kiện cơ sở vật chất của một số lớp, của nhà trƣờng còn hạn chế; Việc quản lý các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cần chƣa đƣợc quan tâm thực hiện và quản lý chặt chẽ; Công tác kiểm tra đánh giá việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chƣa thƣờng xuyên và chƣa đƣợc coi trọng do vậy hiệu quả chƣa cao.

Nguyên nhân

Một số CBQL chƣa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về trách nhiệm quản lý của mình, chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý, còn hạn chế trong Công tác tiếp nhận, nghiên cứu và thực hiện văn bản chỉ đạo của các cấp do vậy việc chỉ đạo, triển khai của một số bộ phận CBQL cấp phòng GD&ĐT, trƣờng mầm non chƣa phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ, GV cấp dƣới.

Kinh phí trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ học còn hạn hẹp.

Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL, GV mầm non không đồng đều, đời sống của GV còn gặp nhiều khó khăn, GV biết nghe - nói đƣợc tiếng dân tộc còn hạn chế. .

Về phía gia đình, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhận thức phát triển ngôn ngữ tiếng việt còn hạn chế chủ yếu cha mẹ giao tiếp với trẻ bằng tiếng dân tộc, nhiều cha mẹ chƣa đủ tuổi đ kết hôn, nạn tảo hôn cao. Do vậy, việc tổ chức HĐPTNN và QLHĐPTNN cho trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn chƣa đạt hiệu quả cao.

Kết luận chƣơng 2

Qua tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng nhận thấy, phần lớn CBQL, GV ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, bƣớc đầu có tác dụng tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, đòi hỏi những biện pháp quản lý hiệu quả hơn, thiết thực hơn.

Việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ bƣớc đầu đƣợc các cấp, các cơ quan chủ quản quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động bồi dƣỡng này còn chƣa mang tính hệ thống, chƣa liên tục. Chƣa có sự kiểm tra, giám sát đánh giá thƣờng xuyên tính hiệu quả của hoạt động, chủ yếu vẫn dựa trên tính tự giác của CBQL, GV

Để quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, cần xây dựng đƣợc một hệ thống các biện pháp thích hợp, có tính khả thi, đồng thời tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động bồi dƣỡng phong phú, đa dạng cho các CBQL, GV tham với vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo, vừa là ngƣời tự định hƣớng, vạch ra phƣơng hƣớng hành động, vừa là ngƣời điều khiển, kiểm tra, giám sát các hoạt động.

Kết quả nghiên cứu về thực tiễn nêu trên đ giúp làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của đề tài, là cơ sở để tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON 3-6 TUỔI TẠI VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 77 - 80)