Đánh giá hiệu quả chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây

Một phần của tài liệu 130.Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long pps (Trang 73 - 75)

- Giá cao hơn

3.7.Đánh giá hiệu quả chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây

2 Vải Hải Dương Tốt hơn Lớn hơn Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn Nam HàKém hơnThấp hơnThấp hơnCao hơnCao hơn

3.7.Đánh giá hiệu quả chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây

Vấn đề cơ bản không thể thiếu đối với bất kỳ chiến lược, phương án hay giải pháp nào cũng phải đánh giá tính hiệu quả. Để quyết định xem liệu có nên thực hiện chiến lược đa dạng hoá nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long hay không cần phải đánh giá tính hiệu quả của chiến lược này cả vê mặt định lượng lẫn định tính. Tính hiệu quả của chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây được tính toán cụ thể như sau:

 Về mặt định lượng:

- Công suất dự kiến: Công suất dự kiến phải thoả mãn ba ràng buộc: (1) Không vượt quá công suất tối đa cho phép; (2) Không vượt quá nhu cầu thị trường và (3) Không thấp hơn điểm hoà vốn.

Công suất sản xuất thiết kế của dây chuyền hiện tại là 15 triệu lít / năm, nhưng hiện nay chỉ mới khai thác được 1/3 công suất, tức là công suất thực tế hiện nay chỉ ở mức là 5 triệu lít / năm; công suất dư thừa hiện tại là 10 triệu lít/ năm, là công suất tối đa cho sản xuất nước ép trái cây.

Nhu cầu thị trường về sản phẩm nước ép trái cây rất lớn, với riêng thị trường nội địa Công ty dự kiến chiếm thị phần 10%, tương ứng với 6 triệu khách hàng, mỗi khách trung bình dự kiến tiêu dùng 1 lít / tháng, vậy nhu cầu thị trường đối với Công ty là 7,2 triệu lít / năm (6 triệu người x 12 tháng x1 lít x 10% thị phần = 7,2 triệu lít).

 Sản lượng hoà vốn của công ty là: Q= FC/ (1-V/P)

Trong đó:

FC là chi phí cố đinh hàng năm

V chi phí biến đổi trung bình cho một lít sản phẩm P giá trung bình cho một lít sản phẩm

Các tính toán:

Chi phí cố định hàng năm bằng tổng chi phí đầu tư bổ sung khấu hao đều trong 5 năm

FC= 520 triêu / 5 = 104 triệu / năm Chi phí biến đổi trung bình

V= (11+6)/2 = 8,5 P = (19,5+10) /2 = 15

Suy ra: Q HV = 104/ (1-8,5/15) = 240.184 lít / năm

Như vậy, công suất hiệu quá đối với sản phẩm nước ép trái cây là khoảng 7,2 triệu lít. Trong đó, công suất dòng sản phẩm loại A là 2,5 triệu lít; công suất loại B là 4,7 triệu lít.

- Doanh thu hàng năm đối với sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long là:

Dòng sản phẩm A

Doanh thu = Sản lượng x giá bán

TRA= 2,5 triệu lít x 19,5 nghìn đồng = 48,75 tỷ đồng Dòng sản phẩm B

Doanh thu = Sản lượng x giá bán

TRB= 4,7 triệu lít x 12 nghìn đồng = 56,4 tỷ đồng

Tổng doanh thu TRt= TRA + TRB = 48,75 + 56,4 = 105,15 tỷ đồng (1) - Tổng chi phí hàng năm đối vơi sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long:

Tổng chi phí biến đổi:  Dòng sản phẩm A

Tổng chi phí biến đổi = Sản lượng x chi phí biến đổi trung bình cho sản phẩm A

VCA= 2,5 triệu lít x 11 nghìn đồng = 27,5 tỷ đồng  Dòng sản phẩm B

Tổng chi phí biến đổi = Sản lượng x chi phí biến đổi trung bình cho sản phẩm A

VCB= 4,7 triệu lít x 6 nghìn đồng = 28,2 tỷ đồng Tổng chi phí biến đổi trung bình trong một năm:

VCT= 27,5 +28,2 = 55,7 tỷ đồng (2) Tổng chi phí cố định

Tổng chi phí đầu tư bổ sung là 520 triệu đồng, dự kiến khấu hao trong 5 năm, do vậy mỗi năm sẽ khấu hao là 104 triệu / năm. (3)

 Các loại chi phí khác

 Chi phí quảng cáo: 520 triệu / năm  Chi phí đào tạo: 50 triệu /năm  Chi phí khác: 50 triệu /năm

Tổng chi phí khác: 620 triệu/ năm (4)

Như vậy, Tổng chi phí hàng năm là:

TC (hàng năm) = (2) + (3) + (4) = 55700 triệu đồng + 104 triệu + 620 triệu

= 56.424 triệu đồng / năm (5)

Một phần của tài liệu 130.Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long pps (Trang 73 - 75)