cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long
3.1 Giải pháp về sản phẩm
Chính sách sản phẩm là một trong những chính sách quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Xác định đúng sản phẩm mà thị trường yêu cầu là quyết định sống còn, có thể đưa doanh nghiệp phát triển nhưng cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến con đường phá sản. Không những thế, cần kịp thời xác định được những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sao cho luôn có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để có được chính sách sản phẩm thích hợp với sản phẩm nước ép trái cây, Công ty Cổ phần Thăng Long nên xác định rõ các vấn đề như sau:
3.1.1 Danh mục sản phẩm
Qua nghiên cứu thị trường sản phẩm nước ép trái cây cho thấy công ty nên phân đoạn thị trường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản như: thu nhập của nhóm tiêu dùng và vùng địa lý dân cư sinh sống. Nếu dựa vào thu nhập, có thể phân
người tiêu dùng thành hai nhóm, nhóm có thu nhập cao (khoảng từ 5 triệu trở lên) và nhóm có thu nhập thấp (có thu nhập từ 2 triệu trở xuống). Đối với nhóm có thu nhập từ 2-5 triệu, vì không có quan niệm tiêu dùng rõ rệt nên tự họ sẽ quyết định họ thuộc nhóm nào trong hai nhóm đặc trưng trên. Khách hàng mục tiêu của công ty là cả hai nhóm cơ bản trên. Ngoài ra, nếu dựa vào địa lý sinh sống, chính sách sản phẩm đối với các vùng địa lý cũng khác nhau, nhu cầu tiêu dùng ở các vùng nông thôn cũng sẽ thấp hơn so với các vùng đô thị, thành phố. Khách hàng mục tiêu của công ty tập trung vào khách hàng sinh sống tại các vùng đô thị, thành phố lớn.
Nếu dựa vào sự phân đoạn thị trường tiêu dùng mục tiêu như vậy, Công ty nên sản xuất hai dòng sản phẩm khác nhau. Trong đó, dòng sản phẩm thứ nhất (Dòng sản phẩm A) gồm các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành cao; dòng sản phẩm thứ hai (dòng sản phẩm B) có chất lượng trung bình và giá thành trung bình. Chất lượng và giá của nước ép trái cây phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: (1) loại nguyên liệu dùng để chế biến ra nước ép đó; (2) nồng độ dịch quả, nghĩa là tỷ lệ dịch quả và các loại nguyên liệu khác trong nước, nếu nồng độ dịch quả càng cao và tỷ lệ các loại hoá chất khác thấp thì chất lượng loại nước đó càng cao; ngược lại, nếu nồng độ dịch quả càng thấp, tỷ lệ hoá chất nhiều sẽ làm chất lượng nước ép đó giảm. Từ kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, đối với khách hàng có thu nhập cao, yếu tố hương vị tự nhiên có vị trí quan trọng hàng đầu, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng nồng độ lượng dịch quả, giảm hoá chất và mức độ chế biến. Những loại sản phẩm này bao gồm: nước ép cam, dâu tây, nước hoa quả ép tổng hợp ... Đối với dòng sản phẩm A chủ yếu là phục vụ cho khách hàng ở các vùng thành phố lớn. Ngược lại, đối với nhóm tiêu dùng có thu nhập dưới 2 triệu thì nên sản xuất các sản phẩm (Dòng sản phẩm B) có nồng độ dịch quả thấp, hay nồng độ pha chế từ các loại hoá chất khác cao và chế biến từ những nguyên liệu có giá rẻ như: dưa hấu, ổi, bí đao, mẳng cầu, xoài,... Dòng sản phẩm B phục vụ cho
những người tiêu dùng có thu nhập thấp ở thành phố lớn hoặc người tiêu dùng ở các tỉnh. Danh mục các sản phẩm này được cụ thể như bảng sau:
Bảng 18. Các sản phẩm nước ép trái cây được sản xuất để đa dạng hoá STT Tên sản phẩm Nguyên liệu Đối tượng khách hàng
1. Dòng sản phẩm A (Nước cam ép chứa nhiều xơ, dâu tây ép, nước táo ép, nước mãng cầu ép, nước ép tổng hợp...)
Cam, dâu tây, táo.mãng cầu và các loại nguyên liệu khác Khách hàng có thu nhập từ 5 triệu trở lên và một số khách hàng có thu nhập từ 2-5 triệu. 2. Dòng sản phẩm B (Nước dưa hấu, bí đao, ổi, xoài, chanh, táo, nước cam thường, chanh leo, cà rốt, cà chua, rau má...)
Dưa hấu, bí đao, ổi, xoài, chanh, táo, chanh leo, cà rốt, cà chua, rau má... Khách hàng có thu nhập từ 2 triệu trở xuống và một số khách hàng có thu nhập từ 2-5 triệu.
(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004) 3.1.2. Mẫu mã sản phẩm nước ép trái cây