Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu 130.Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long pps (Trang 71 - 73)

- Giá cao hơn

2 Vải Hải Dương Tốt hơn Lớn hơn Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn Nam HàKém hơnThấp hơnThấp hơnCao hơnCao hơn

3.6 Giải pháp về vốn

Cơ sở lý luận Đầu tư đổi mới luôn yêu cầu phải có vốn. Nói cách khác,

bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn, nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong có thể lấy từ lợi nhuận trích lại cho đầu tư hoặc phát hành thêm cổ phiếu (Đối với công ty cổ phần). Nguồn vốn bên ngoài có thể vay từ các quỹ tín dụng đầu tư, từ ngân hàng hoặc từ các tổ chức khác...

Cơ sở thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu nguồn vốn hiện có của Công ty Cổ phần Thăng Long cho thấy Công ty không đủ vốn để đầu tư cho dây chuyền mới. Vì vậy, Công ty phải tính toán phương án huy động thêm vốn. Phương án huy động thêm vốn quen thuộc của Công ty là phát hành thêm cổ phiếu và vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp này lượng vốn đầu tư bổ sung không lớn nên Công ty chỉ nên phát hành thêm cổ phiếu là đủ.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tính toán cụ thể nhu cầu vốn cho đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất nước ép trái cây.

Bảng 32. Nhu cầu vốn đầu tư bổ sung sản xuất nước ép trái cây

STT Loại vốn Lượng vốn (triệu Đ)

1 Vốn cố định 520

2 Vốn lưu động - Nguyên Liệu - Lao động (đào tạo)

1.000 50

3 Chi phi quảng cáo 520

3 Chi phí khác 50

Tổng 2.140

(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)

Bước 2: Xác định số cổ phiếu cần phát hành. Mệnh giá quy định của Công ty Cổ phần Thăng Long là 50 nghìn đồng/ cổ phiếu. Vậy công ty cần phát hành thêm 42.800 cổ phiếu.

Bước 3: Xác định phương thức bán cổ phiếu. Ưu tiên bán cổ phiếu cho những người lao động của Công ty (khoảng 40% tổng số phiếu), sau đó phần còn lại bán tự do trên thị trường chứng khoán (khoảng 60% tổng số phiếu).

Một phần của tài liệu 130.Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long pps (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w