Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ép trái cây

Một phần của tài liệu 130.Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long pps (Trang 40 - 44)

2. Căn cứ lựa chọn sản phẩm nước ép trái cây

2.2.Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ép trái cây

2.2.1. Nhu cầu sản phẩm nước ép trái cây

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nước ép trái cây ngày càng tăng ở thị trường Việt nam. Theo một cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên do chính tác giả thực hiện đối với gần 300 người dân sống ở Hà Nội thấy răng tỷ lệ có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nước ép trái cây khá cao, khoảng 80%. Nếu tỷ lệ này

là mẫu lý tưởng thì tương ứng với khoảng 64 triệu dân cư cả nước Việt Nam đang sử dụng sản phẩm nước ép trái cây (Dân số Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 80 triệu dân). Thêm vào đó, nếu sản xuất ra sản phẩm thích hợp sẽ tăng số lượng người sử dụng lên 50% trong số những người đang chưa sử dụng loại sản phẩm này. Không những thế, tỷ lệ chi tiêu cho đồ uống nói chung và nước ép trái cây có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng chi tiêu. Cụ thể như các bảng như sau:

Bảng 14. Tỷ trọng chi tiêu đồ uống và các khoản khác

TT Loại chi tiêu 2001 2002 2003 2004

1 Chi cho khoản ăn 40,2% 39,4% 37,6% 35,9%

2 Chi cho đồ uống 18,4% 21,5% 24,4% 26,7%

3 Các khoản khác 41,4% 39,1% 38,0% 37,4%

4 Tổng chi tiêu 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004)

Bảng 15. Tỷ trọng chi tiêu cho sản phẩm nước ép trái cây và các loại đồ uống khác

TT Loại chi tiêu 2001 2002 2003 2004

1 Nước ép trái cây 18,5% 19,8% 21,2% 24,9%

2 Nước hoa quả đã chế biến 12,0% 15,5% 16,7% 18,3%

3 Đồ uống khác 69,5% 74,7% 62,1% 56,8%

4 Tổng chi tiêu 100% 1005 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004)

Qua đó, có thể thấy lượng cầu tiêu dùng đối với sản phẩm nước ép trái cây ở thị trường Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là rất lớn và có tiềm năng, nhất là ở thị trường Miền Nam, nơi mà không khí nóng quanh năm. Mức chi tiêu bình quân cho nước ép trái cây cho mỗi người có tiêu dùng loại sản phẩm này chiếm khoảng 21% trong tổng chi tiêu đồ uống, trong khi đó tổng chi tiêu cho đồ uống chiếm 23% trong tổng chi tiêu nói chung và mức chi tiêu cho loại nước ép trái cây cũng như cho đồ uống tăng lên trong những năm qua. Năm 2001, nước ép trái cây chiếm 18,5% trong tổng chi tiêu đồ uống và đồ uống chiếm 18,4% trong tổng chi tiêu chung; nhưng con số này tăng lên tương ứng là 24,9% và 26,7% trong năm 2004.

Nguyên nhân cơ bản khiến cho cầu đối với sản phẩm nước ép trái cây tăng trong những năm qua là do: (1) Kinh tế của Việt Nam phát triển nhanh trong những năm qua, thu nhập dân cư tăng cao, mức sống được cải thiện đáng kể, do đó chi tiêu cho đồ uống cũng tăng nhanh; (2) Sản phẩm nước ép trái cây ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã và tiện lợi cho việc tiêu dung, đặc biệt là những sản phẩm nhập ngoại, mà xu hướng tiêu dung hiện nay là đang đi vào những sản phẩm có tính tiện lợi.

2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm nước ép trái cây

Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng: giá cả, sự tiện lợi trong sử dụng và hương vị tự nhiên là những yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trước khi quyết định mua sản phẩm; tiếp theo là những yếu tố như mức độ phân phối rộng rãi và sự hợp khẩu vị; cuối cùng là những yếu tố như tính độc đáo, mới lạ, đa dạng và bao gói của sản phẩm.

Tuy nhiên, vị trí quan trọng của những yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định mua không giống nhau giữa các nhóm tiêu dùng có mức thu nhập khác nhau. Cụ thể đối với nhóm có thu nhập từ năm triệu đồng trở lên có thứ tự quan trọng của các yếu tố như bảng sau:

Bảng 16. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng (nhóm thu nhập trên 5 triệu đồng)

Thứ tự Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Điểm số

1 Hương vị tự nhiên 6.5

2 Tiện lợi trong sử dụng 6.3

3 Giá cả hợp lý 6.0

4 Sản phẩm được bán rộng rãi 5.3

5 Vị ngọt/mặn/chua hợp khẩu vị 5.2

6 Sản phẩm độc đáo, mới lạ 4.4

7 Chủng loại đa dạng 4.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Kích cỡ bao gói đa dạng 4.1

(Nguồn: Kết quả điều tra thị trường, 2004)

Đối với nhóm tiêu dùng này, thứ tự của 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyêt định mua không có sự thay đổi, tuy nhiên vị trí của 3 yếu tố đầu thể hiện rằng: đặc điểm cơ bản của nhóm này là thu nhập tương đối cao nên giá

không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, thay vào đó yếu tố hương vị tự nhiên và tính tiện trong sử dụng mới là những là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sản phẩm của họ.

Ngược lại, đối với nhóm có thu nhập dưới 2 triệu đồng, vị trí quan trọng của các nhóm trên không thay đổi nhưng vị trí của từng yếu tố trong từng nhóm có sự thay đổi khác so với nhóm có thu nhập trên 5 triệu đồng, đặc biệt là vị trí của 3 yếu tố trong nhóm quan trọng đầu tiên, cụ thể giá là yếu tố quan trọng hàng đầu của họ, sau đó mới đến các yếu tố là hương vị tự nhiên và tính tiện lợi trong sử dụng. Nhóm này được xem là nhóm có thu nhập trung bình và thấp, nên giá luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu đối với họ, sau đó mới tính đến các yếu tố quan trọng khác. Một số vị trí quan trọng của các yếu tố cũng có sự thay đổi trong các nhóm yếu tố khác. Điều này có thể thấy rõ trong bảng sau:

Bảng 17. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng (nhóm thu nhập dưới 2 triệu đồng)

Thứ tự Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Điểm số

1 Giá cả hợp lý 6.6

2 Hương vị tự nhiên 6.2

3 Tiện lợi trong sử dụng 6.1

4 Vị ngọt/mặn/chua hợp khẩu vị 5.4

5 Sản phẩm được bán rộng rãi 5.0

6 Chủng loại đa dạng 4.3

7 Sản phẩm độc đáo, mới lạ 4.1

8 Kích cỡ bao gói đa dạng 4.0

2.2.3. Tình hình cạnh tranh sản phẩm nước ép trái cây.

Mặc dù dung lượng thị trướng đối với sản phẩm nước ép trái cây là khá lớn nhưng khả năng sản xuất và cung ứng loại sản phẩm này trên thị trường Việt Nam vẫn chưa đáp ứng thoả đáng nhu cầu của người tiêu dùng. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, tổng cung của loại sản phẩm này chỉ mới đáp ứng khoảng 40% tổng cầu của ngưòi tiêu dùng. Trong đó, hầu hết là các sản phẩm là nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm 65% thị phần, điển hình là các sản phẩm như: Casino (Pháp), Wesergold (Đức), Donsimon (Tây Ban Nha), Just Juice (Australia), Krings (Đức), Queens (Bungaria), Berri (Australia)… Đặc điểm chung của những loại sản phẩm này là chất lượng và giá thành sản phẩm cao, trung bình từ 25 - 50 nghìn đồng/lít. Bên cạnh những sản phẩm nhập ngoại, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tham gia sản xuất sản phẩm nước ép trái cây, chiếm khoảng 35% thị phần, cụ thể là các doanh nghiệp như: Tổng công ty rau quả, nông sản, Nhà máy đồ hộp rau quả Mỹ Luông Chợ Mới tỉnh An Giang của Antesco, Nhà máy đông lạnh rau quả Duy Hải tại Đồng Nai của Vegetexco - HCM, Xưởng chế biến trái cây ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Mr Drink - khu công nghiệp Phú Diễn, Từ Liêm, Hà nội. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực này đều theo chiến lược sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và giá cả phù hợp với mức thu nhập trung bình của người Việt Nam, từ 10-20 nghìn đồng/ lít. Điều này càng khẳng định thêm rằng: thị trường sản phẩm nước ép trái cây ở Việt Nam là khá tiềm năng. Nếu Công ty có những chính sách sản phẩm phù hợp thì sẽ thâm nhập và phát triển được ở thị trường này, nhất là đối với phần thị trường của những người có thu nhập trung bình và cao.

Một phần của tài liệu 130.Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long pps (Trang 40 - 44)