Giải pháp về lao động

Một phần của tài liệu 130.Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long pps (Trang 60 - 67)

- Giá cao hơn

3.4Giải pháp về lao động

2 Vải Hải Dương Tốt hơn Lớn hơn Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn Nam HàKém hơnThấp hơnThấp hơnCao hơnCao hơn

3.4Giải pháp về lao động

3.4.1. Cơ sở lý luận

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì lao động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và các khía cạnh khác... Do đó, sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Cơ sở thực tiễn

Đa dạng hoá sản phẩm có yêu cầu đổi mới công nghệ luôn đòi hỏi phải có giải pháp lao động để vận hành hiệu quả dây chuyền mới. Mặc dù công

nghệ sản xuất nước ép trái cây và sản xuất Vang có những sự tương đồng rất lớn, tuy nhiên cũng có nhiều công đoạn khác nhau thể hiện ở những máy móc thiết bị cần được đầu tư bổ sung. Do vậy, để thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây, bổ sung tính mùa vụ cho sản phẩm Vang, Công ty Cổ phần Thăng Long nên có kế hoạch về lao động hợp lý.

3.4.3. Phương thức tiến hành

Để có được giải pháp lao động hiệu quả, Công ty Cổ phần Thăng Long nên thực hiện theo những bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định yêu cầu về lao động cả về mặt chất lượng lẫn số

lượng. Ước tính yêu cầu này đối với dây chuyền sản xuất mới là khoảng 200

lao động trực tiếp và khoảng 15 lao động quản lý. Những người quản lý yêu cầu phải có trình độ đại học trở lên và những người lao động phải có bằng trung học phổ thông trở lên.

Bước 2: Đánh giá khả năng về lực lượng lao động hiện có của Công ty. Hiện tại Công ty có một lực lượng lao động trực tiếp và quản lý khá lớn, số lượng lao động trực tiếp chính thức của công ty khoảng 210 người, còn số lao động trực tiếp tuyển dụng theo mùa vụ khoảng gần 100 người và số lao động quản lý tại các phân xưởng khoảng 20 người.

Bước 3: Tuyển chọn lao động cho dây chuyền mới. Có hai nguồn lựa chọn lao động cơ bản: nguồn bên trong và bên ngoài Công ty. Tuy nhiên, so sánh giữa hai công nghệ sản xuất Vang và nước ép trái cây có rât nhiều điểm tương đồng, do vậy công nhân sản xuất Vang có thể nhanh chóng tiếp cận với công nghệ sản xuất nước ép trái cây qua một số lớp đào tạo ngắn hạn. Ngoài ra, số lượng và chất lượng lao động hiện có của Công ty Cổ phần Thăng Long đều đáp ứng những yêu cầu dây chuyền mới về sản xuất nước ép trái cây. Do vậy, trước mắt Công ty không cần tuyển dụng thêm lực lượng lao động từ bên ngoài mà có thể chọn ngay lao động hiện có của Công ty.

Bước 4: Đào tạo lao động để vận hành dây chuyền sản xuất nước ép trái cây. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sản xuất Vang và nước ép

trái cây, để công nhân có kinh nghiệm vận hành dây chuyền sản xuất Vang sang sản xuất nước ép trái cây cần phải đào tạo thêm như sau: (1) đối với lực lượng lao động quản lý cần tổ chức năm khoá đào tạo, mỗi khoá kéo dài năm ngày; (2) đối với lực lượng lao động trực tiếp cần đào tạo thêm 3 khoá, mỗi khoá cũng kéo dài 5 ngày. Giảng viên đào tạo có thể mời các giáo sư tại các trường lớn như Đại học Bách khoa Hà nội và Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội.

Bước 5: Tính toán chi phí đào tạo. Cụ thể như bảng sau:

Bảng 26. Chi phí đào tạo lao động cho dây chuyền sản xuất nước ép trái cây STT Đối tượng đào tạo Số lượng khoá học khoá (ngày)Độ dài mỗi (triệu/ngày)Đơn giá Giá thành(Tr.Đ)

1 Lao động quản lý 5 5 5 25 2 Lao động trực tiếp 3 5 10 15 Tổng chi phí 40 (Nguồn: Tự tổng hợp, 2005) 3.5. Một số giải pháp Marketing 3.5.1. Chính sách giá Cơ sở lý luận

Giá là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới gốc độ Marketing có chín phương án chiến lược xác định giá dựa trên mối tương quan cơ bản giữa giá và chất lượng sản phẩm.

Cơ sở thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu thị trường về nước ép trái cây cho thấy giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đấu đối với người tiêu dùng trước khi quyết định mua, cả nhóm thu nhập thấp và nhóm thu nhập cao. Do vậy, Công ty Cổ phần Thăng Long nên cẩn thận khi xác định giá sản phẩm nước ép trái cây. Phương pháp xác định giá được đề xuất là nên dựa vào giá thành sản xuất

ra từng loại sản phẩm và tình hình giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, về cơ bản giá của sản phẩm của Công ty nên theo chiến lược giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty, vì đây là lần đầu tiên Công ty thâm nhập vào thị trường này, nói cách khác sản phẩm của công ty đang ở giai đoạn giới thiệu của chu kỳ sống sản phẩm. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hệ thống giá, Công ty nên xác định giá bằng nhau cho các sản phẩm trong cùng nhóm. Nghĩa là tính giá trung bình cho từng nhóm và lấy giá đó làm chuẩn cho tất cả các sản phẩm trong cùng một nhóm

Như vậy, để xác định giá cụ thể của từng nhóm loại sản phẩm, trước hết phải tính chi phí sản xuất hay giá thành trung bình của từng loại sản phẩm đó. Cụ thể tính toán cho từng nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất (nhóm A), nhóm sản phẩm có chất lượng và giá cao, bao

gồm các sản phẩm như: Cam, dâu tây và hoa quả tổng hợp. Đối với loại có dung tích là 1 lít, giá thành sản xuất của nó bao gồm các yếu tố cấu thành như sau:

Bảng 27. Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm A (loại 1 lít)

(Đơn vị: Nghìn đồng)

STT Loại chi phí Giá thành

1. Nguyên liệu - Dịch quả - Nguyên phụ liệu 9 7 2 2. Lao động 2 3. Khấu hao 0,75 4 Chi phí quản lý 2,5 5. Chi phí khác 0,75 Tổng giá thành 15 (Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)

Thông qua nghiên cứu thị trường và một số công ty sản xuất nước ép trái cây cả trong và ngoài nước thấy rằng: tỷ suất lợi nhuận trên giá thành là 30-40%. Do đó chính sách giá của công ty nên là dựa vào tính toán giá thành và cộng thêm phần loại nhuận khoảng 30% so với giá thành, như vậy giá bán

bình quân đối với các sản phẩm trong nhóm 1 là 19,5 nghìn đồng/ lít (một sản phẩm).

Với sản phẩm cũng trong nhóm 1, nhưng với dung tích 200 ml sẽ có bảng tính chi phí sản xuất như sau:

Bảng 28. Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm A (loại 200 ml)

(Đơn vị: Nghìn đồng)

STT Loại chi phí Giá thành

1. Nguyên liệu - Dịch quả - Nguyên phụ liệu 2 1,5 0,5 2. Lao động 1 3. Khấu hao 0,5 4 Chi phí quản lý 1 5. Chi phí khác 0,5 Tổng giá thành 5 (Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)

Cách định giá sản phẩm này cũng căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên giá thành như với sản phẩm trên (30%), nghĩa là giá bán sẽ khoảng 6,5 nghìn/ 200ml (một sản phẩm).

Nếu dựa vào hai yếu tố cơ bản là chất lượng và giá sản phẩm, thị trường nhóm sản phẩm A có thể được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

Hình 1. Phương án chiến lược giá của sản phẩm nhóm A Giá

Chất lượng

Cao Trung bình Thấp

Cao Chiến lược giá

trung bình

Trung bình Thấp

(Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)

Nói cách khác, chiến lược giá về sản phẩm nước ép trái cây thuộc nhóm A của Công ty Cổ phần Thăng Long sẽ là giá trung bình nhưng chất lượng cao, nhóm sản phẩm này nhằm cạnh tranh với những sản phẩm nhập ngoại chất lượng cao và giá cao.

Nhóm thứ hai (nhóm B), cách tính toán cho các sản phẩm nhóm B đối

với hai loại sản phẩm có dung tích khác nhau cũng tương tự như các sản phẩm nhóm A, cụ thể: đối với loại sản phẩm một lít, các chi phí được tính toán như sau:

Bảng 29. Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm B (loại 1 lít)

(Đơn vị: Nghìn đồng)

STT Loại chi phí Giá thành

1. Nguyên liệu - Dịch quả - Nnguyên phụ liệu 4 3 1 2. Lao động 2 3. Khấu hao 0,75 4 Chi phí quản lý 2,5 5. Chi phí khác 0,75 Tổng giá thành 10 (Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)

Với các sản phẩm nhóm B chỉ có chi phí cho nguyên vật liệu là thay đổi đáng kể vì có sự thay đổi về dung tích dịch quả trong từng đơn vị sản phẩm, cụ thể là giảm nồng độ dịch quả, do vậy chi phí nguyên liệu sẽ giảm đi trong loại sản phẩm này. Ngoài ra, các loại chi phí khác hầu như không có sự thay

đổi nhiều. Do đó, giá thành cụ thể đối với loại sản phẩm này là 10 nghìn đồng, và giá bán sẽ là 12 nghìn đồng / lít (một sản phẩm), dựa vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá thành là 20% đối với nhóm B.

Với sản phẩm cũng trong nhóm B, nhưng với dung tích 200 ml sẽ có bảng tính chi phí sản xuất như sau:

Bảng 30. Giá thành trung bình các sản phẩm nhóm B (loại 200 ml)

(Đơn vị: Nghìn đồng)

STT Loại chi phí Giá thành

1. Nguyên liệu - Dịch quả - Nnguyên phụ liệu 1 0,6 0,4 2. Lao động 1 3. Khấu hao 0,5 4 Chi phí quản lý 1 5. Chi phí khác 0,5 Tổng giá thành 4 (Nguồn: Tự tổng hợp, 2005)

Cách định giá sản phẩm này cũng căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên giá thành như với sản phẩm trên (20%), nghĩa là giá bán sẽ khoảng 4,8 nghìn/ 200ml (một sản phẩm).

Một phần của tài liệu 130.Đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long pps (Trang 60 - 67)