Về các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 84 - 87)

- Đo huyết áp: Đồi tượng được ngồi nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút, đo huyết áp 2 lần cách nhau 2 phút Kết quả được ghi theo đơn vị mmHg Số đo

2.Về các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng

Không có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi ở tại thị trấn và các xã. Nhưng nữ giới dễ bị béo phì hơn nam giới khi cao tuổi.

Khả năng mắc suy dinh dưỡng tăng theo nhóm tuổi.

Nếu người cao tuổi theo đạo Hòa Hảo dễ mắc suy dinh dưỡng hơn là NCT theo đạo Cao Đài có thể do chế độ ăn chay trường.

Người cao tuổi tại cộng đồng Tân Châu trước đây nếu có đi học bị thừa cân béo phì cao hơn người mù chữ.

Cuộc sống người cao tuổi khi không còn đủ vợ chồng dễ mắc suy dinh dưỡng nhiều hơn.

Nếu người cao tuổi không thể tiếp tục làm việc thì sẽ bị suy dinh dưỡng cao hơn những người tiếp tục làm việc và nếu trước đây làm nghề nông sẽ ít bị thừa cân béo phì. Việc chung sống trong gia đình nhiều người làm tăng tỷ lệ thừa cân béo phì.

Việc sử dụng nước sạch sinh hoạt, cầu tiêu và nhà tắm hợp vệ sinh giúp cho người cao tuổi giảm khả năng mắc suy dinh dưỡng. Nhưng nếu sử dụng truyền hình nhiều sẽ làm tăng khả năng mắc thừa cân béo phì.

Nếu người cao tuổi sử dụng xe gắn máy sẽ tăng khả năng mắc thừa cân béo phì và nếu đi bộ mỗi ngày trên 300 mét sẽ giảm khả năng mắc suy dinh dưỡng. Việc mất khả năng tự đi mua sắm cũng làm tăng khả năng mắc suy dinh dưỡng.

Nếu người cao tuổi mất khả năng tự vệ sinh cá nhân, tự nấu ăn sẽ dễ bị suy dinh dưỡng.

Nếu dùng khoảng trên 4 chén tinh bột mỗi ngày và có dùng thêm rau trái cây tươi sẽ ít bị suy dinh dưỡng, ngược lại nếu dùng trên 70 gam thịt cá mỗi ngày sẽ dễ mắc bệnh thừa cân béo phì. Việc duy trì chế độ dinh dưỡng thấp hơn 20% so với tuổi 40 sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

KIẾN NGHỊ

- Tổ chức đào tạo cán bộ y tế tại xã, huyện đáp ứng công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

- Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho NCT phù hợp với đặc điểm bệnh tật của từng đối tượng.

- Tổ chức các chương trình giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi thông qua sinh hoạt của Hội NCT.

- Thực hiện phong trào văn hóa một cách thực chất để gia đình được xem như là một nới chăm sóc và môi trường sinh hoạt tốt cho NCT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 84 - 87)