ĐẶC ĐIỂM NGƢỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 25 - 27)

AN GIANG

Huyện Tân Châu là huyện biên giới Tây Nam của Việt Nam, với đường biên dài 6,225 km và cửa khẩu quốc tế Sông Tiền (xã Vĩnh Xương). Diện tích tự nhiên của huyện 161,1 km2, bằng 4,73% tổng diện tích của tỉnh An Giang. Dân số 171.305 người, số hộ 35.818, gồm 10 xã và 1 thị trấn với 62 ấp. Mật độ dân số phân bổ không đều, bình quân 1022 người/Km2 (đứng hàng thứ tư của tỉnh An Giang sau thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và huyện Chợ Mới).

Về dân tộc, hiện có 3 dân tộc chính cùng chung sống trên địa bàn là người Kinh chiếm 96,7%, người Chăm chiếm 2,7%, người Hoa chiếm 0,5%, và vài hộ dân tộc Kh’me.

Về tôn giáo, đa số theo Phật giáo thống nhất 37,3%, Phật giáo Hòa Hảo 44,5%, Bửu Sơn Kỳ Hương và Hiếu Nghĩa 2,3%, Cao Đài 8,2%, Hồi giáo 1,4%, Công giáo 1,1%, Tin Lành 0,2%.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2008 là 15,52% so với năm 2007 là 14,16%. Trong đó khu vực I (Nông – Lâm- Thuỷ sản) tăng 6,81%; Khu vực II (công nghiệp) tăng 14,37%; khu vực III ( thương mại- dịch vụ) tăng 20,66 %; GDP bình quân đầu người 14,717 triệu.

Về cơ sở hạ tầng, hiện nay đã phát triển tương đối khá như: 99% số hộ đều sử dụng điện lưới quốc gia. Đường liên xã, liên ấp đều được nhựa hoặc bê tông hoá, mạng lưới truyền thanh đã phủ khắp các ấp, lại có thêm đài tiếp sóng VTV3 đặt tại thị trấn có khả năng phát những Post truyền hình giáo dục sức khoẻ cho nhân dân trong Huyện.

Tất cả các ấp đều có trường tiểu học và các xã đều có trường trung học cơ sở, riêng trường trung học phổ thông có 5 trường: 2 trường tại thị trấn, 3 trường ở các xã Tân An (Nguyễn Quang Diêu), Vĩnh Xương, Châu Phong. Năm 2003, Huyện đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo xét công nhận đạt chuẩn

Phổ cập Trung học cơ sở… Hiện có 6 nhà trẻ, 16 trường mẫu giáo,…

Hằng năm theo quy định của Bộ Y tế về chuẩn quốc gia về y tế, các trạm y tế xã - thị trấn phải tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi, hầu như các trạm đều có làm, nhưng chưa thật hoàn chỉnh. Các xã chỉ chú trọng đến bệnh cao huyết áp và tai biến của nó, chứ chưa thật sự kiện toàn việc khám phát hiện và chăm sóc toàn diện cho người cao tuổi tại Huyện.

Theo Niên giám thống kê Huyện, năm 2006 tổng số người trên 60 tuổi là 12.775( chiếm 7,9% dân số), trong đó nam: 5.568 người (43,6%), nữ: 6.861 người (56,4%). Đến năm 2009, sau 3 năm đã tăng lên 15.073 người ( chiếm 8,8 % dân số), trong đó nam: 6.623 người (43,9%), nữ: 8.450 người (56,1%) [48],[49].

Bảng 1.7. Số lượng Người cao tuổi tại huyện Tân Châu năm 2009

Tuổi Tổng Nam Nữ 60 – 69 7.934 3.653 4.281 52,6% 24,2% 28,4% 70 – 79 5.027 2.115 2.912 33,4% 14,0% 19,3% >80 2.112 855 1.257 14,0% 5,7% 8,3% Tổng 15.073 6.623 8.450 100% 43,9% 56,1%

Người cao tuổi tại Tân Châu – An Giang có một số thói quen dinh dưỡng theo tôn giáo như ăn chay, hoặc thói quen nông nghiệp thường ăn 2 bữa ăn trong ngày.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)