ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN TÂN CHÂU – AN GIANG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 65 - 70)

- Đo huyết áp: Đồi tượng được ngồi nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút, đo huyết áp 2 lần cách nhau 2 phút Kết quả được ghi theo đơn vị mmHg Số đo

4.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN TÂN CHÂU – AN GIANG

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN TÂN CHÂU – AN GIANG AN GIANG

4.1.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu

Tổng số có 1.322 đối tượng được điều tra, trong đó: nam 43,12%, nữ 56,88% ( bảng 3.1), đảm bảo sự cân đối về giới theo đặc điểm của người cao tuổi tại huyện Tân Châu- An Giang. Phân bố đối tượng theo 10 xã và 1 thị trấn phù hợp với tỷ lệ thực tế tại địa phương, đảm bảo cỡ mẫu đại diện cho cộng đồng người cao tuổi tại địa phương (bảng 3.1.2).

Do người chăm tại Tân Châu đang vào tháng ăn chay (Ramadan) nên không tham gia vào nghiên cứu và do người Hoa và Kh’me quá ít nên chúng tôi cũng loại trừ để đảm bảo kết quả nghiên cứu, nên trong đề tài này chỉ có 100% là người Kinh.

Qua bảng 3.1. cho thấy các đối tượng nghiên cứu ở nhóm 70-79 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm ≥ 80 tuổi chỉ chiếm 18,6%.

Về trình độ học vấn, cho thấy nhóm NCT đã học từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 58,5%, đã học trên 5 năm chiếm 7% và các đối tượng mù chữ còn chiếm tỷ lệ khá cao 34,5%. Điều này cho thấy huyện Tân Châu trình độ học vấn chiếm tỷ lệ khá cao, có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết về bệnh tật nói chung và dinh dưỡng nói riêng của NCT. Có thể lý giải rằng do huyện Tân

Châu- An Giang là huyện biên giới trước đây việc đi học rất khó khăn nên đa số chủ yếu là học để biết con chữ và tính toán sơ khởi, nên đa số người cao tuổi hiện nay trước đây chỉ được đi học từ một đến 5 hoặc mù chữ và không ai học đến bậc đại học là điều dễ hiểu.

Do là huyện thuần nông và là huyện biên giới, nên đa số người cao tuổi tại huyện trước đây là nông dân và buôn bán. Chinh vì vậy mà người cao tuổi tại huyện vẫn tiếp tục đang có việc làm (23,8%) và mong muốn có việc làm 24,1% . Có 689 đối tượng nghiên cứu không có việc do mất sức lao động hay không có nghề nghiệp phù hợp cũng như già yếu chiếm tỷ lệ khá cao 52,1%.

Qua bảng 3.2 , cho thấy tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm đối với nhân dân nói chung và NCT nói riêng, trong đó Đạo Phật + Bữu Sơn Kỳ Hương chiếm tỷ lệ cao nhất 48,4%, đạo Hòa Hảo chiếm 39,8%, Cao Đài (8,1%). Điều này có thể lý giải rằng do huyện Tân Châu – An Giang là cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nơi sinh trưởng và lớn lên của Đức Huỳnh Giáo Chủ (Huỳnh Phú Sổ) nên đại đa số người dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo và thường ăn chay trường (không ăn thịt cá). Ngoài ra, cũng hội tụ rất nhiều tôn giáo khác mà ưu thế vẫn là đạo Phật và Bữu Sơn Kỳ Hương chỉ thực hiện ăn chay tháng từ hai đến 4 ngày, kế đến là đạo Cao Đài thực hiện ăn chay trong tháng 10 ngày và phần ít nhất là theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành và không theo đạo nào thì không thực hiện việc ăn chay. Cho nên đặc điểm tín ngưỡng của đối tượng nghiên cứu là phù hợp thực tế địa phương.

Qua đồ thị 3.1, do ảnh hưởng của tôn giáo và trước đây ít bị tác động của nền kinh tế thị trường nên tỷ lệ ly dị của người cao tuổi hiện nay của huyện Tân Châu là rất thấp (0,9%). Song song đó, việc không lập gia đình (11

người) chủ yếu là ở nữ giới (10 người) chiếm tỷ lệ 0,8%. Thực trạng còn sống đủ cả vợ lẫn chồng ở người cao tuổi tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang khá cao 59,4%, vấn đề này giúp cho việc tổ chức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng được dễ dàng và tốt hơn.

Việc duy trì gia đình nhiều thế hệ theo truyền thống phương đông vẫn tồn tại tốt, nên người cao tuổi tại huyện Tân Châu vẫn chung sống trong gia đình có trên 4 người khá cao 39,4%. Tuy nhiên, trong tác động của việc phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế già hóa dân số việc quan tâm xây dựng viện bảo thọ cũng cần đặc ra trong tương lai nhất là tình trạng người cao tuổi tại huyện sống độc thân 3,1% hoặc chỉ sống chung với 1 người là 4,9%, đây đang là xu hướng (biểu đồ 3.2).

Qua bảng 3.3 cho thấy có 42,1% đối tượng nghiên cứu được chăm sóc bởi con trai, tự vợ chồng chăm sóc nhau chiếm 33,4%, được con gái chăm sóc (16,6%). Tỷ lệ NCT ở với con dâu, con rể, cháu chắt rất thấp chiếm 4%, trong đó ở với cháu/chắt (3,3%). Điều này có thể lý giải rằng: do quan niệm truyền thống Việt Nam con trai được cho là để "nối dõi tông đường", nên bố mẹ thường hay ở chung với con trai hơn con gái, nên tỷ lệ trên là khá hợp lý. Còn 4% NCT không có ai chăm sóc, do đó chính quyền địa phương cũng như các Hội Người cao tuổi, đoàn thể cần quan tâm đặc biệt đến đối tượng này.

Nguồn cung cấp tài chính cho các đối tượng nghiên cứu chủ yếu dựa vào con cháu (64,8%), tiền công mỗi ngày-vụ (19,3%), dựa vào vợ hoặc chồng chiếm 10,6%, có 5,3% đối tượng sinh sống nhờ lương hưu, tiết kiệm (bảng 3.4). Điều này cho thấy rằng đa số các đối tượng nghiên cứu là NCT và chủ yếu là nghề nông, hưu trí nên khả năng tài chính khá hạn chế, do đó sinh sống

chủ yếu dựa vào con cháu nên tỷ lệ trên là khá hợp lý.

Thu nhập bình quân các hộ NCT tự đánh giá cho thấy từ 300.000- 600.00đ chiếm 47,2%. Thu nhập < 300.000đ chiếm 46,3%. Thu nhập > 600.000đ chiếm tỷ lệ rất thấp (6,5%). Với vật giá leo thang như hiện nay, mức thu nhập của các đối tượng nghiên cứu như trên quả thật khó khăn. Chỉ có 279 hộ NCT được bảo trợ xã hội chiếm 21,1%. Phải chăng cần có Quỹ Bảo trợ xã hội NCT rộng rãi hơn để đảm bảo cho cuộc sống của nhóm này lâu dài và bền vững.

Qua bảng 3.5 cho thấy các đối tượng nghiên cứu sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại chiếm 36,5%, xe gắn máy 6,7%, không thể sử dụng 56,8%. Tỷ lệ NCT có khả năng tự đi mua sắm chiếm 65,4%, tự đi bộ mỗi ngày 50m- 300 m chiếm 75,1%. Điều này cho thấy NCT tương đối có sức khỏe khá, Trạm Y tế xã, Thị Trấn cần tham vấn cũng như truyền đạt kiến thức dinh dưỡng cho NCT để có thể kéo dài tuổi thọ và sống lâu với con cháu.

Vệ sinh thân thể, tắm rửa hàng ngày có ích trong việc bảo vệ sức khỏe cho da, giảm mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi (NCT) cùng với sự gia tăng về tuổi tác sẽ kèm theo những vấn đề về sức khỏe, để việc tắm rửa hàng ngày là việc làm có ích và an toàn, qua bảng 3.6 cho thấy 94,7% đối tượng nghiên cứu là tự tắm rữa, 921% tự chăm sóc bản thân, khả năng mặc quần áo (95,6%): đây là cũng là điều thuận lợi cho bản thân cũng như những người chăm sóc ( bảng 3.6). Với kênh thông tin giao tiếp với môi trường bên ngoài, có 46,3% NCT có khả năng nghe khi nói chuyện, đọc sách báo tốt (46,3%), tự đánh giá sức khỏe mình là khỏe mạnh (27,4%).

4.1.2. Thói quen bữa ăn trong ngày của đối tƣợng nghiên cứu

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đủ số lượng là nguồn năng lượng cần thiết cho một người không riêng gì đối với NCT (tức là phải đủ chất và lượng). Ngoài ra, cần có sự động viên, nhắc nhở để NCT chịu khó ăn và ăn đủ số lượng tránh hiện tượng chán ăn, lười ăn, bỏ bữa. Sự quan tâm, động viên của các thành viên khác trong gia đình là hết sức quan trọng, đặc biệt là tìm hiểu các lý do làm cho NCT bị SDD, trên cơ sở đó tìm cách khắc phục dần. Nếu các bữa chính, NCT ăn chưa đủ số lượng thì có thể tạo điều kiện cho họ ăn thêm các bữa phụ, khẩu phần ăn riêng, việc thay đổi món ăn và thời gian bữa ăn trước khi ngũ là rất cần thiết. Qua bảng 3.7 cho thấy có 67% đối tượng ăn 2 bữa ăn trong ngày chiếm 67,6%. Ba bữa ăn (27,5%), một và bốn bữa ăn trong ngày chiếm tỷ lệ thấp (4,9%).

Qua bảng 3.8 cho thấy việc chỉ có 9,2% đối tượng NCT có khẩu phần ăn riêng, có lẽ đây là những trường hợp bệnh lý nên có chế độ ăn kiêng chăng ?, thay đổi món ăn hằng ngày chiếm 95,2%, thời gian ăn trên 2 giờ trước khi ngũ chiếm 81,2%. Thói quen dùng chất béo là mỡ heo chiếm 50,6%, không dùng(49,4%). Việc dùng dầu ăn thay thế mỡ chiếm tỷ lệ thấp (3,9%), lượng chất béo ≥ 20gr chiếm 81,2% (Bảng 3.9). Các đối tượng nghiên cứu có thói quen dùng đường với lượng > 25g/ngày (39,9%), dùng muối >2-6g/ngày (38,4%). (Bảng 3.10).

Sự dung nạp chất bột đường ở NCT cũng bị giảm nên sẽ dễ bị tăng đường huyết nếu chế độ ăn giàu bột đường nhất là các loại đường hấp thu nhanh. Cụ thể, nên hạn chế các loại đường mía, bánh kẹo, nước ngọt…; nên sử dụng các loại ngũ cốc và tinh bột như cơm, bún, mì, nui, khoai... Các loại

khoai củ vừa dễ tiêu hóa lại giàu chất xơ chống táo bón. Qua bảng 3.11 và 3.12 cho thấy NCT dùng lượng tinh bột 2 chén ngày (48,1%), 1, 3, 4 chén tỷ lệ tương đương, > 4 chén (6,6%). Lượng thịt cá dùng < 30g chiếm 45,2%. Thói quen dùng thêm rau xanh (nấu canh) chiếm 93,1%, dùng trái cây tươi 84,6%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 65 - 70)