Tình trạng thừa cân béo phì của ngƣời cao tuổi tại huyện Tân Châu – An Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 72 - 74)

- Đo huyết áp: Đồi tượng được ngồi nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút, đo huyết áp 2 lần cách nhau 2 phút Kết quả được ghi theo đơn vị mmHg Số đo

4.2.1. Tình trạng thừa cân béo phì của ngƣời cao tuổi tại huyện Tân Châu – An Giang

Long và Khánh Hòa nằm trong vùng miền Trung, cho nên có sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là phù hợp.

4.2.1. Tình trạng thừa cân béo phì của ngƣời cao tuổi tại huyện Tân Châu – An Giang Châu – An Giang

Kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17,213 đối tượng tuổi từ 25 đến 64 tại

64 tinh thành đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng ( tỷ số vòng bụng/ vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ. Mặt khác, có 20,9% đối tượng bị suy dinh dưỡng. Một số yếu tố liên quan đối với thừa cân/ béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vận động.

Tỷ lệ thừa cân béo phì (BMI ≥ 23) của người cao tuổi tại huyện Tân châu – An Giang là 27,5% (bảng 3.15). Trong đó, thừa cân (BMI = 18,5- 24,99) chiếm tỷ lệ 13%, béo phì độ I (BMI = 25- 29,99) là 12%, béo phì độ II (BMI = 30- 34,99) là 2,1% và béo phì độ III (BMI ≥ 35) là 0,3%. Nhóm 60- 69 tuổi có tỷ lệ BP cao nhất (19,8%). Nhóm 70-79 tuổi tỷ lệ BP thấp nhất (12,6%).

lê thừa cân béo phì (BMI ≥ 23) của người từ 55 đến 64 tuổi của đồng bằng sông Cửu Long là 24,53%, trong khi vùng Bắc Trung bộ là 13,28%.

Có thể nói trong điều kiện hiện nay nếu các giải pháp dự phòng thừa cân – béo phì được triển khai kịp thời và tích cực thì mới có thể đạt đươc kết quả tốt. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là cộng đồng chưa nhận rõ điều này. Thừa cân béo phì hiện nay ở NCT tại tân Châu ở mức báo động cao kèm theo những hậu quả sức khỏe của nó, cần được nhìn nhận là một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới nảy sinh quan trọng nên được quan tâm giải quyết.

Trước năm 1995, ở Việt Nam chưa thấy thừa cân – béo phì, tỷ lệ người trưởng thành có BMI ≥ 25 chỉ khỏang 1,5% ở đô thị. Năm 2000, cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc cho thấy tỷ lệ thứa cân ở người truởng thành 45 – 49 tuổi ở khu vực thành phố trong toàn quốc là 9,9%. Cuộc điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002 cho thấy tỷ lệ thừa cân (BMI ≥ 23) ở người trưởng thành là 13,2% ở nữ và 10,1% ở nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ thừa cân béo – phì là 9,7% vào năm 2001. Nghiên cứu tại 4 thành phố lớn, Tạ Văn Bình và cộng sự năm 2001 cho thấy tỷ lệ người trưởng thành có BMI ≥ 23 là 38,5%, trong đó tỷ lệ có BMI ≥ 30 là 1,6%. Trong khi người cao tuổi tại Tân Châu là vùng nông thôn lại có tỷ lệ thừa cân béo phì lai là 26,15%.

Theo nghiên cứu của Trương Tấn Minh về tình hình thể lực của NCT tỉnh Khánh Hòa, tỷ lệ gần 30% NCT có BMI < 18,5

Thừa cân – béo phì không phải là vấn đề riêng ở Việt Nam mà còn là vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tại Thái Lan, cuộc điều tra y tế quốc gia lần thứ hai cho thấy tỷ lệ thừa cân – béo phì (BMI ≥ 25) ở người trưởng thành 20 – 59 tuổi tương ứng là

28,3% và 6,8%. Tình trạng thừa cân – béo phì cũng gia tăng ở Trung Quốc với các nhóm tuổi, giới và vùng địa lý từ 14,6% lên 21,8%, nhất là vùng thành thị, trong giai đoạn từ 1992 đến 2002. Hai cuộc điều tra y tế quốc gia của Đài Loan cho thấy tỷ lệ thừa cân – béo phì (BMI ≥ 25) ở người trưởng thành cũng gia tăng từ 24,7% lên 33,1% ở nam giới trong giai đoán 1993 -1996 và 2000 – 2001. Báo cáo của N Yoshiike và CS (2002) cũng cho thấy sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới Nhật Bản trong vòng 20 năm. (1976-1995) từ 14% và 0,8% lên 20,5% và 2,01% . Khả năng thừa cân – béo phì cũng cao hơn ở người dân thuộc khu vực thành thị so với nông thôn ở cả hai giới cũng được quan sát thấy ở các cuộc điều tra y tế tòan quốc lần 2 của Thái Lan và điều tra béo phì ở Ghana [32].

Tóm lại, cũng như các địa phương trong cả nước tại Tân Châu cần sớm quan tâm vấn đề này, nhất là ở người cao tuổi thì thừa cân béo phì lại gắn kết với bệnh tăng huyết áp và các bệnh chuyển hóa khác, song hành với việc phòng chống suy dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)