Liên quan tình trạng dinh dƣỡng và nơi cƣ trú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 74 - 84)

- Đo huyết áp: Đồi tượng được ngồi nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút, đo huyết áp 2 lần cách nhau 2 phút Kết quả được ghi theo đơn vị mmHg Số đo

4.3.1. Liên quan tình trạng dinh dƣỡng và nơi cƣ trú

Qua bảng 3.18 cho thấy có liên quan tình trạng dinh dưỡng và nơi cư trú tỷ lệ SDD của người cao tuổi tại thị trấn là 19,1% thấp hơn ở xã là 25,4%, NCT ở xã có nguy cơ SDD gấp 1,4 lần so với Thị Trấn ( OR=1,4). Ngược lại tỷ lệ thừa cân béo phì của NCT tại thị trấn là 30,3% cao hơn ở xã là 26,8%, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

ở người trưởng thành ở Việt Nam sống ở thành thị và nông thôn. Có lẻ có sự khác biệt giữa thị trấn và xã không chênh lệch bao nhiêu về mức sống, vì có nhiều gia đình ở thị trấn vẫn tiếp tục làm nghề nông.

- Về giới tính, qua bảng 3.19 cho thấy tỷ lệ SDD của người cao tuổi nam giới là 26,7% cao hơn ở nữ là 22,3%, đồng thời nam có nguy cơ SDD gấp 1,13 lần so với nữ và ngược lại tỷ lệ thừa cân béo phì của NCT nam giới là 23,5% thấp hơn ở nữ là 30,5%, có ý nghĩa thống kê (p= 0,013). Nhưng nếu tính tỷ số chênh cho từng loại (bảng 3.19) thì sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân béo phì của nữ và nam với p= 0,02, với OR= 0,73, hay nói cách khác người cao tuổi tại cộng đồng huyện Tân Châu – An Giang là nam giới có khả năng bị thừa cân béo phì chỉ bằng 73% so với nữ giới.

Giải thích điều này có lẻ do nữ giới khi mãn kinh, không còn Oestrogen để bảo vệ tích tụ mỡ cơ thể dẫn đến tỷ lệ thừa cân béo phì cao hơn nam giới.

- Về phân nhóm tuổi, qua bảng 3.20 cho thấy nhóm tuổi càng cao thì khả năng bị suy dinh dưỡng càng tăng, nhóm ≥ 80 tuổi có tỷ lệ SDD 33,7% so với 17,2% nhóm 60,69%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ngược lại thừa cân béo phì càng giảm ở người cao tuổi tại cộng đồng huyện Tân Châu – An giang. Nhóm 60-69 tuổi có tỷ lệ BP là 35,4% giảm xuống còn 17,1% ở nhóm ≥ 80 tuổi.

- Về phân nhóm tôn giáo, qua bảng 3.21. cho thấy NCT theo đạo Cao Đài tại huyện Tân Châu ít bị suy dinh dưỡng (15,0%) hơn NCT theo đạo Hòa Hảo (25,7%) , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05. Có lẻ do chế độ ăn chay trường sẽ bất lợi dễ dẫn đến suy dinh dưỡng nhiều hơn

- Về trình độ học vấn, có sự liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và TCPB, có nghĩa là học vấn càng cao thì khả năng TCBP càng lớn. Do vậy, qua bảng 3.22 cho thấy NCT có học từ 1 đến 5 năm có khả năng dễ bị thừa cân béo phì gấp 1,54 lần so với NCT mù chữ, trên 5 năm có khả năng TCNB gấp 1,48 lần sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05).

- Về hôn nhân hiện tại, có sự liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và tình trạng hôn nhân. Do đó,qua bảng 3.23 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang không còn sống đủ cả vợ lẫn chồng dễ mắc suy dinh dưỡng 1,35 lần so với NCT còn sống đủ cả vợ lẫn chồng, với mức ý nghĩa thống kê p< 0,05. Ngược lại tỷ lệ TCBP ở nhóm sống đủ cả vợ lẫn chồng có tỷ lệ TCBP cao hơn các nhóm khác.

- Về tình trạng làm việc hiện tại, có sự liên quan giữa nhóm NCT không thể làm việc với SDD cũng như TCBP. Do đó, qua bảng 3.24 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu không thể làm việc được nữa thì lại dễ bị suy dinh dưỡng cao gấp 2,08 lần hơn và mắc thừa cân béo phì thấp hơn 1,82 lần so với NCT vẫn tiếp tục làm nghề, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05).

* Môi trƣờng gia đình

- Qua bảng 3.25 cho thấy có sự liên quan giữa TCBP với số người sống chung >4 ở NCT. Do vậy, tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu chung sống trong gia đình có hơn 4 người thì khả năng mắc thừa cân béo phì cao gấp 1,45 lần hơn so với NCT sống trong gia đình có dưới 2 người, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

phì của NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang có sự khác biệt do đối tượng chăm sóc trực tiếp, nhưng không có ý nghĩa thống kê có lẻ do đặc điểm chung sống theo đại gia đình nên vấn đề không ảnh hưởng lớn đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi.

* Hoàn cảnh kinh tế

- Khảo sát nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho đối tượng nghiên cứu, sau khi khảo sát chia thành 4 nhóm: nhóm 1 là dựa vào tiền công mỗi ngày hoặc mùa vụ, nhóm 2 là nhóm dựa vào vợ hoặc chồng cung cấp, nhóm 3 là nhóm dựa vào tiền lương hưu hoặc tiền tiết kiệm, nhóm 4 là nhóm dựa vào sự cung cấp của con cháu (bảng 3.27). Tuy mức độ có khác nhau nhưng không có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

- Khảo sát tự đánh giá mức thu nhập cá nhân (bảng 3.3.17), dựa vào phân chia hộ nghèo, cận nghèo và khá trở lên, nên chia thành 3 nhóm: nhóm 1 thu nhập cá nhân dưới 300.000đ, nhóm 2 có thu nhập từ 300.000 đến 600.000đ và nhóm 3 là nhóm trên 600.000đ. Không thấy rõ có sự khác biệt mức ý nghĩa thống kê, có thể là do mức chia khoảng thu nhập không phù hợp với thực tế địa phương chủ yếu sống nhờ vào lúa gạo sẳn có.

- Khảo sát tự đánh giá hoàn cảnh kinh tế hiện tại, có sự liên quan giữa điều kiện kinh tế sung túc và TCBP có nghĩa là NCT sống sung túc có tỷ lệ mắc thừa cân béo phì (50,0% so với 24,2% do thiếu vốn) có khả năng TCBP cao gấp 4,95 lần .

* Khả năng tự vận động

- Khả năng sử dụng phương tiện đi lại, qua bảng 3.28 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu không thể sử dụng phương tiện đi

lại dễ bị suy dinh dưỡng gấp 1,47 lần hơn so với NCT còn khả năng sử dụng phương tiện xe đạp, với mức ý nghĩa thống kê p<0,05.

- Khả năng tự đi mua sắm, qua bảng 3.28 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu không khả năng tự đi mua sắm dễ mắc suy dinh dưỡng hơn gấp 2,1 lần hơn so với NCT có khả năng đi mua sắm, với mức ý nghĩa thống kê p< 0,05.

Đi bộ có tác dụng rất lớn đối với người cao tuổi: đi bộ đưa gần như tất cả các cơ bắp vào vận động và như có một tác dụng kích thích mạnh lên toàn bộ cơ thể. Tất cả các cơ quan và các hệ làm việc theo nhịp điệu tăng lên.

- Khả năng tự đi bộ mỗi ngày, qua bảng 3.28 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu tự đi bộ mỗi ngày trên 300 mét sẽ ít mắc suy dinh dưỡng hơn so với NCT đi bộ mỗi ngày dưới 50 mét.

* Thói quen dùng bữa trong ngày

Các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể theo nhịp điệu nhất định, kế tục nối tiếp nhau theo chu kỳ (nhịp sinh học). Hoạt động của các cơ quan tiêu hoá cũng vậy. Đến giờ ăn, theo phản xạ có điều kiện, dịch vị và các men tiết ra, ăn sẽ thấy ngon miệng và thức ăn dễ tiêu hoá. Nếu ăn uống lộn xộn thất thường, không đúng giờ, ăn sẽ mất ngon, thức ăn không được tiêu hoá tốt, Dịch vị và các men tiết ra không gặp thức ăn dễ gây bệnh ở dạ dày, ở ruột...

Khi tuổi đã cao, tiêu hoá thường khó hơn lúc còn trẻ. Vì vậy nên chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa một ít. Như vậy dễ tiêu hoá hơn và ngon miệng hơn.

bán nên chia phân nhóm: dùng 1 bữa ăn, dùng 2 bữa ăn, dùng 3 bữa ăn, dùng 4 bữa ăn và dùng trên 4 bữa ăn. Qua bảng 3.29 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu chỉ dùng một bữa ăn chính trong ngày thì dễ suy dinh dưỡng cao gấp 2,61 lần hơn so với NCT ăn hai bữa chính trong ngày, với mức ý nghĩa thống kê p< 0,05.

Không có sự liên quan giữa xác định bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng Qua bảng 3.30 cho thấy NCT có khẩu phần ăn riêng thì tỷ lệ SDD thấp hơn nhóm không có khẩu phần ăn riêng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05). Thay đổi món ăn hàng ngày cũng làm giảm tỷ lệ SDD với 24,1% so với ít thay đổi món ăn (46,9%). Thời gian bữa ăn trước khi ngũ cũng rất quan trọng, theo y văn sau khi ăn xong không nên làm việc ngay, hay ngũ, có thể ngồi nghỉ chốc lát hoặc đi bộ ngắn trong nhà. Qua bảng 3.30 cho thấy thời gian bữa ăn trước khi ngũ < 30 phút có tỷ lệ SDD thấp nhất 19,6%. Tuy nhiên không có sự liên quan giữa thời gian bữa ăn trước khi ngũ với tình trạng dinh dưỡng.

* Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và thói quen dùng chất béo

Mỡ bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, bơ, pho mát, dầu dừa, dầu cọ... Người ta khuyên rằng, khẩu phần ăn hàng ngày (tính theo mức cung cấp năng lượng) không quá 1/10 lượng mỡ bão hòa. Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Acid béo omega-3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông. Những loại hạt này còn có nhiều loại khoáng chất cần thiết để điều hòa huyết áp như: magie. Thịt và trứng có nhiều chất mỡ bão hòa làm gia tăng

lượng cholesterol xấu (LDL), đồng thời làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) có khả năng làm sạch lòng mạch.

Do vậy qua bảng 3.31 cho thấy các đối tượng không dùng chất beo hàng ngày có tỷ lệ SDD thấp hơn các nhóm khác, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p> 0,05). Việc dùng dầu ăn thay thế mỡ vẫn có tỷ lệ TCBP cao hơn chưa dùng dầu ăn.

*Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và thói quen dùng đường và muối

Qua bảng 3.32 cho thấy không có sự liên quan giữa thói quen dùng

đường và tình trạng dinh dưỡng, với lượng đường 15– 25g/ngày có khả năng

TCBP cao gấp 1,17 lần so với nhóm khác, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).

Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ. Trong khi đó, một khảo sát gần đây đã cho biết, người Việt chúng ta đang có khuynh hướng ăn khá nhiều muối. Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18- 22g mỗi ngày, trong khi lượng khuyến cáo không quá 5g. Như vậy lượng muối ăn đã nhiều gấp 3-4 lần. Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, cần cẩn thận với những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao. Muối thường được đề cập trong chế độ ăn hàng ngày là muối ăn sodium chloride (NaCl). Như vậy, qua

bảng 3.32 cho thấy NCT dùng lượng muối > 12g/ngày có khả năng TCBP gấp

* Về lƣợng tinh bột và thịt cá dùng ngày qua

Cơ thể NCT cần được cung cấp một lượng tinh bột đầy đủ, tuy nhiên nên hạn chế dùng đường và bánh kẹo ngọt.

- Về lượng tinh bột dùng ngày qua, qua bảng 3.33. cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu dùng trên 4 chén tinh bột ngày thì khả năng mắc suy dinh dưỡng chỉ bằng 42% so với NCT chhir ăn 2 chém tonh bột ngày, với mức ý nghĩa thống kê p= 0,0148.

Đối với người cao tuổi, cần được bảo đảm lượng protêin. Protit có nhiều ở thịt: 100g thịt có 23g protit. Nhưng nhiều chất khác cũng có protit với lượng đáng kể 100g cá có 13g protit, trong 1 quả trứng có 6g protit. Trong cua, tôm, ốc, ếch, lươn, mực đều có protit. Ngoài các protit nguồn động vật nói trên, ở lạc, đậu tương, đậu xanh... cũng có nhiều protit, trong 100g các thứ nói trên, đều có trên 30g protit, trong đó đặc biệt chất protit của đậu tương (đậu nành) giá trị dinh dưỡng như protit động vật.

- Về lượng thịt cá dùng ngày qua, qua bảng 3.3.26 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu dùng trên 70 gam thịt cá mỗi ngày dễ bị thừa cân béo phì gấp 1,83 lần hơn so với NCT chỉ ăn dưới 30gam thịt cá mỗi ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

* Về dùng thêm canh rau và trái cây tƣơi

Thức ăn của người NCT cần chứa nhiều các vitamin khác nhau (rau quả, trái cây), các chất khoáng và chất xơ. Chất xơ có trong trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón ở tuổi già, ngoài ra chất xơ còn có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol trong máu. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần

trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể

- Qua bảng 3.34 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu có dùng thêm rau trái cây tươi, thì khả năng bị suy dinh dưỡng sẽ giảm 1,55 lần so với NCT không dùng, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

* Tự đánh giá khả năng dinh dƣỡng và lao động so với tuổi 40.

Có sự liên quan giữa khả năng dinh dưỡng và thừa cân béo phì

- Về tự đánh giá khả năng dinh dưỡng, qua bảng 3.35 cho thấy NCT tại cộng đồng huyện Tân Châu- An Giang nếu giữ sức ăn dưới 20% so với tuổi 40 sẽ có khả năng bị béo phì cao gấp 1,42 lần hơn so với NCT có sức ăn dưới 30% so với tuổi 40, với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Có sự liên quan giữa khả năng lao động và thừa cân béo phì

- Về tự đánh giá khả năng lao động chia thành 3 nhóm: dưới 20% so tuổi 40, khoảng 30% so tuổi 40 và lớn hơn 30% so tuổi 40. Qua bảng 3.37. nếu NCT giữ sức lao động dưới 20% so với 40 tuổi thì khả năng bị béo phì cao gấp 1,25 lần so với các nhóm khác.

* Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và hành vi nguy cơ sức khỏe

Thuốc lá, thuốc lào dứt khoát là có hại cho sức khoẻ. Tất cả các công trình nghiên cứu đã có những kết luận rõ ràng về những tác hại đó. Người hút thuốc dễ bị ung thư phổi gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc lá làm mệt mỏi thể lực và trí óc, đau đầu, nhức mắt, khản cổ dai dẳng, viêm phế quản, hồi hộp trống ngực...

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do

tim mạch nói riêng. Uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 - 4mmHg. Nam giới mỗi ngày không uống quá 2 ly nhỏ, tương đương 30ml ethanol (tức khoảng 720ml bia hay 30ml rượu hay 90ml whisky). Có nhiều bằng chứng cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu, huyết áp và tỷ lệ bệnh THA trong cộng đồng. Uống nhiều rượu dễ làm THA. Qua bảng 3.37 cho thấy không có sự tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng và hút

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)