Dùng suy luận để xây dựng giả thuyết khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh trong dạy học hình học lớp 8 (Trang 47 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Dùng suy luận để xây dựng giả thuyết khoa học

Có nhiều định nghĩa khác nhau về giả thuyết của các tác giả sau đấy:

Theo Kerlinger (năm 1956) cho rằng “giả thuyết là một mệnh đề dự đoán về mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến số”;

Theo Macleod Clark và Hockey L (1981) thì giả thuyết là phát biểu hoặc sự giải thích được đề xuất bởi sự quan sát hoặc tri thức nhưng chưa được CM, chưa được kiểm chứng”;

Giả thuyết được định nghĩa như là lời giải thử nghiệm của vấn đề nghiên cứu, một kết quả nghiên cứu có thể thực hiện được hoặc một dự đoán về kết quả nghiên cứu. (Sarantakos (1993)).

Theo tác giả Vũ Cao Đàm (1999) thì giả thuyết khoa học còn gọi là giả thuyết nghiên cứu, là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Như vậy, xét trong cấu trúc logic của nghiên cứu thì giả thuyết nằm ở vị trí luận đề. Để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết cần phải có các luận cứ và luận chứng.

Để đưa một giả thuyết, người nghiên cứu cần được quan sát, phải phát hiện được vấn đề. Đặt giả thuyết chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra. Xét về bản chất logic, quá trình liên kết, chắp nối các sự kiện, các số liệu thu thập được từ trong quan sát, thực nghiệm để đưa ra một giả thuyết chính là quá trình suy luận.

Ví dụ 1.20: Khi mới học về hình đa diện các em nhận xét một cách lờ mờ rằng “Một hình đa diện phức tạp có nhiều mặt, nhiều góc và nhiều cạnh”. Nhưng lại ít em đi sâu vào nhận xét đó để tìm hiểu thông tin chính xác hơn. Từ việc khảo sát các trường hợp riêng của hình đa diện và kết hợp với sử dụng các thao tác tư duy mà HS có thể đưa ra giả thuyết: “mọi hình đa diện, tổng số mặt và số đỉnh bằng số cạnh cộng thêm 2” (Công thức Euler).

GV cho HS quan sát về số cạnh (C), số mặt (M) và số đỉnh (Đ) của một số hình đa diện quen thuộc mà em đã được học như hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình lập phương, hình lăng trụ tam giác. Qua đó các em nhận được các thông tin sau đấy:

Bảng 1. 5

Hình đa diện M Đ C

Hình chóp tam giác 4 4 6

Hình chóp tứ giác 5 5 8

Hình lập phương 6 8 10

Hình lăng trụ tam giác 5 6 9

Tìm kiếm và phát hiện quy luật chung từ các trường hợp riêng:

Bảng 1. 6

Hình đa diện M Đ C

Hình chóp tam giác 4 4 6

Hình chóp tứ giác 5 5 8

Hình lăng trụ tam giác 5 6 9

Hình lăng trụ tứ giác 6 8 10

Chúng ta thấy rằng M +Đ thì tăng dần theo C khi chúng ta đọc các cột từ trên xuống dưới. Như thế chúng ta đã tìm kiếm và phán đoán được quy luật như sau: “M+ Đ có liên hệ với C”. Và nhìn vào tất cả trường hợp riêng thì chúng có liên hệ như sau: “M+ Đ = C+2”.

“Có lẽ M +C và Đ của các hình đa diện có liên hệ với nhau theo quy luật: M+Đ=C+2” nhưng đấy chỉ là lời dự đoán mà thôi, không chắc chắn về tính đúng đắn của nó.

Bằng cách chúng ta đưa một số trường hợp khác để “thử nghiệm” xem liệu quy luật đó có còn đúng không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh trong dạy học hình học lớp 8 (Trang 47 - 48)