Khả năng dinh dƣỡng, lao động, hành vi nguy cơ sức khỏe

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 70 - 71)

- Đo huyết áp: Đồi tượng được ngồi nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút, đo huyết áp 2 lần cách nhau 2 phút Kết quả được ghi theo đơn vị mmHg Số đo

4.1.3.Khả năng dinh dƣỡng, lao động, hành vi nguy cơ sức khỏe

Khi bắt đầu bước vào tuổi 50, hệ tiêu hóa của con người bắt đầu suy giảm hiệu suất hoạt động. Thị lực giảm, răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết ít, khiến người cao tuổi (NCT) cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già. Vì thế, ngoài việc duy trì cơ thể khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp kéo dài tuổi thọ đáng kể. Hiểu biết những khó khăn trong ăn uống ở NCT, chúng ta có nhiều cách để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với đối tượng này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một đặc điểm ở NCT là do hoạt động ít, khối cơ bắp giảm nên nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cũng giảm đi. Qua bảng 3.13 NCT tự đánh giá khả năng dinh dưỡng là 42,6% ý kiến cho rằng khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm khoảng 30% so với tuổi 40. Có 36,7% ý kiến cho rằng giảm >30% so với tuổi 40. NCT tự đánh giá khả năng lao động có 44,0% ý kiến là giảm >30% so với tuổi 40.

4.1.4. Hành vi nguy cơ sức khỏe của đối tƣợng nghiên cứu

Điều chỉnh hành vi lối sống để điều trị bệnh tăng huyết áp nói chung cũng như dinh dưỡng nói riêng là việc hoàn toàn có thể thực hiện ở gia đình, là phương pháp không tốn kém và khả thi, giúp giảm được bệnh tật, tử vong và các nguy cơ cho NCT. Trong đó thói quen hút thuốc lá và rượu là 2 yếu tố

nguy cơ rõ rệt nhất. Qua bảng 3.14. cho thấy có 78,44% đối tượng không hút thuốc lá, 21,56% có hút thuốc lá. Thói quen uống rượu bia chỉ chiếm 8,2%. Đây là điều kiên khá thuận lợi để NCT có thể bảo vệ sức khỏe nói chung cũng như tránh các bệnh tật nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009 (Trang 70 - 71)