Kiểm tra kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động dạy học chương áp suất môn khoa học tự nhiên 7 nước CHDCND lào theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. kiểm tra kết quả học tập của học sinh

Để kiểm tra kết quả học tập của HS chúng tôi cho làm bài kiểm tra sau 2 buổi học trong thời gian 45phút.

Chủ đề: Áp suất chất lỏng-Bình thông nhau

(Đối tượng: học sinh lớp 7; mục đích: nghiên cứu khoa học)

(Thời gian làm bài 45 phút)

Họ và tên……….….Lớp……….Trường THCS:………..

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Chọn phương án sai.

A. Áp suất tỉ lệ với diện tích bị ép (khi áp lực không đổi). B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C. Áp suất ti lệ với áp lực (khi diện tích bị ép không đổi). D. Áp suất là độ lớn áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Câu 2: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?

A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống B. Áp suất của chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương

D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng

Câu 3. Áp suất thường được tính bằng đơn vị nào?

Câu 4: Muốn giảm áp suất thì:

A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. C. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

D. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

Câu 5. Muốn tăng áp suất thì

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 6. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:(D)

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Câu 7. Khi thợ lặn lặn xuống biển:

A. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng tăng. B. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng giảm. C. Áp suất tác dụng lên thợ lặn không phụ thuộc vào độ sâu. D. Áp suất tác dụng lên thợ lặn càng xa bờ càng lớn.

Câu 8. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa 1 cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn cùng ở một độ cao.

Câu 9. Trong hình vẽ sau, bình 1 đựng rượu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng

nước pha muối. Gọi p11, p22,p33 là áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3.

Biểu thức nào dưới đây đúng?

A. p33 > p22 > p11 B. p22 > p33 > p11 C. p11 > p22 > p33 D. p33 > p11 > p2

Câu 10. Bên trong một bình chứa chất lỏng có hai vật A,B như hình vẽ. So

sánh trọng lượng riêng của A (dAA ), B (dBB ) và trọng lượng riêng của chất lỏng (dℓℓ ).

A. dBB = dℓℓ = dAA B. dBB = dℓℓ < dAA C. dBB > dℓℓ > dAA D. dAA > dBB > dℓℓ

ĐÁP ÁN.

PHIẾU KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày tại chương 1 của luận văn, tôi đã lựa chọn chủ đề, thiết kế các hoạt động dạy học và phiếu đánh giá HS ở chương 2. Tôi đã xác định mục tiêu chung cũng như các kiến thức STEM cho chủ đề, chuẩn bị giáo án với chuỗi các hoạt động cụ thể với từng tiết học.

Tôi đã sử dụng bảng đánh giá và phiếu đánh giá năng lực GQVĐ của HS với các tiêu chí ứng với từng mức độ cụ thể.

- Các tiêu chí để GV đánh giá năng lực GQVĐ của nhóm HS.

- Các tiêu chí để HS tự đánh giá năng lực GQVĐ của mình và đánh giá năng lực GQVĐ của các bạn trong nhóm

- Những thiết kế ở chương này sẽ được sử dụng trong quá trình thực nghiệm ở chương 3 để kiểm tra giả thuyết khoa học của luận văn. Kết quả thực nghiệm sẽ được trình bày tại chương 3 của luận văn này.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Dựa vào cơ sở lí luận được trình bày trong chương 1 và tiến trình dạy học được xây dựng trong chương 2 chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm mục đích:

- Kiểm tra và đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

- Đánh giá sự phù hợp của tiến trình dạy học theo một số nội dung Vật lí môn KHTN cho học sinh lớp 7nhằm phát huy năng lực GQVĐ của HS.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Liên hệ, xin phép ban giám hiệu trường THCS Cao đăng sư phạm Savannakhet và trường THCS Thasano tỉnh Savannakhet để tiến hành giảng dạy tại lớp 7A

- Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Vật lí - Toán để nắm bắt tình hình học tập của HS trong lớp và nhờ các thầy cô tư vấn, giúp đỡ để tiến hành thực thực nghiệm được thuận lợi.

- Gặp gỡ HS để trao đổi và đánh giá tình hình HS trước khi thực nghiệm. - Tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM đã được trình bày theo tiến trình dạy học chủ đề “ Áp suất chất lỏng-Bình thông nhau”

- Thông qua phiếu đánh giá để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và phiếu tự đánh giá, bài kiểm tra, phiếu đánh giá đồng đẳng sau khi học hết bài học.

- Thu thập số liệu, xử lí, phân tích số liệu để rút ra tính đúng đắn của giả thuyết trong đề tài

3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm TT TT

công việc

Thời gian thực hiện Nội dung công việc Ghi chú

1 Từ ngày 08/06/2020 đến ngày 12/06/2020

Gặp Ban giám hiệu và tổ chuyên môn

2

Từ ngày 12/06/2020

đến ngày 21/06/2020 Xây dựng kế hoạch giảng dạy 3

Từ ngày 22/06/2020

đến ngày 26/06/2020 Dạy thực nghiệm 4 Từ ngày 26/06/2020

đến ngày 03 /07/2020

Lấy kết quả, xử lý kết quả và kết luận

3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Để các tiết học riễn ra theo kế hoạch và đạt kết quả cao nhất chúng tôi đã thực hiện một số công việc sau:

+ Trao đổi nội dung kiến thức phần Áp suất chất lỏng-bình thông nhau, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học với giáo viên chủ nhiệm và GV bộ môn vật lí trực tiếp giảng dạy lớp 7A

+ Thống nhất hình thức kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đềtheo cấu trúc định hướng STEM thông qua bài kiểm tra sau khi thực nghiệm.

+ Cho HS làm bài kiểm tra 45 phút sau khi thực nghiệm đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, các thí nghiệm… để tiết học đạt kết quả cao nhất.

quyết vấn đề.

3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Chọn mẫu thực nghiệm

Đối tượng: HS lớp 7 - Trường THCS Cao đăng sư phạm Savannakhet Số lượng học sinh: 25 HS, chia làm 5 nhóm.

Đối tượng: HS lớp 7 - Trường THCS Thasano Số lượng học sinh: 25 HS, chia làm 5 nhóm.

3.5.2. Phương pháp tổ chức kiểm tra

Tiến hành tổ chức thực hiện dạy học theo chủ đề này qua hoạt động trải nghiệm tự chế tạo mô hình máy kích thủy lực. Thông qua các nhiệm vụ được giao, cũng có thể đánh giá mức độ hiểu và vận dụng của các em đối với bài học.

3.5.3. Diễn biến quá trình TNSP

Một số hoạt động diễn ra trong quá trình TNSP

- Đặt vấn đề: Giáo viên đặt ra vấn đề có trong đời sống và yêu cầu học

sinh đưa phương án giải quyết.

GV đặt vấn đề : Người thợ muốn nâng chiếc xe ô tô để rửa dưới gầm xe hoặc để sửa xe cho dễ dàng là rất khó vì nó rất nặng, sức người không thể tự nâng được. Vậy ta phải làm như thế nào để giúp người thợ có thể nâng chiếc xe một cách dễ dàng mà không tốn nhiều sức? Các nhóm đã có rất nhiều phương án để giải quyết vấn đề.

Hình 3.1. Các em học sinh 7A Trường THCS Cao đăng sư phạm Savannakhet tự tin đưa ra các phương án giải quyết vấn đề

Các em chia làm các nhóm lập kế hoạch - phân công nhiệm vụ và đề xuất ý tưởng

Đại diện các nhóm lên trình bày bản vẽ thiết kế - trình bày tính toán, các thiết bị dụng cụ cần thiết cho mô hình

Trải nhiệm với mô hình: Các nhóm tiến hành thiết kế mô hình sản phẩm

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Bước 2: Gia công các chi tiết nhỏ Bước 3: Lắp ráp các chi tiết Bước 4: Thử nghiệm sản phẩm

Bước 5: Học sinh tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện sản phẩm

Hình 3.2: Các em HS Trường THCS Cao đăng sư phạm Savannakhet rất hào hứng chế tạo mô hình

Hình 3.3: Giáo viên đến từng nhóm để hướng dẫn, tư vấn cho các em và giám sát quá trình làm việc của từng nhóm

Trình diễn sản phẩm: Các nhóm lên thử vận hành sản phẩm của nhóm

mình và báo cáo

Hình 3.4: Cả 5 nhóm đã lắp ráp sản phẩm thành công, và trưng bày sản phẩm của mình

Báo cáo: Nhóm có sản phẩm tốt nhất lên thuyết trình cho lớp nghe về

cấu tạo và nguyên lý hoạt động sản phẩm của nhóm mình.

Nhận xét: Giáo viên nhận xét ưu điểm và nhược điểm của từng nhóm Kết luận về kiến thức: Từ việc hình thành kiến thức rút ra nguyên lý hoạt động mô hình “ Máy kính thủy lực”

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1. Đánh giá định tính

Dựa vào việc quan sát HS, trao đổi với giáo viên bộ môn Vật lí - Công nghệ và trao đổi với học sinh của lớp thực nghiệm, tôi có một số nhận xét sau giờ dạy thực nghiệm:

Thầy Bounlerd KHODSOMEBATH có nhận xét “Các thầy cô ít khi tự tạo ra thí nghiệm để cho HS làm thực hành trong giờ dạy. Đối với phương pháp dạy học theo định hướng GD STEM là một phương pháp giáo dục khá mới mẻ với các giáo viên, nhưng mang lại hiệu quả rất tốt HS tích cực, hòa hứng và chủ

động chiếm lĩnh kiến thức đặc biệt áp dụng kiến thức đi vào thực tiễn hoặc giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn”.

Cô Hattida SAYSONGKHAM cho rằng: “Trong tiết học môn Vật lý theo định hướng GD STEM, kích thích được hứng thú học tập ở HS, HS tích cực tham gia học tập, HS được tương tác với nhau nhiều hơn, thực hành nhiều hơn và được dùng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề mới, tình huống mới và phát hiện ra phương án mới.”.

Thầy Silamphone THEPBOULY có nhận xét “trong giờ dạy phần xây dựng kiến thức thì GV có vẻ nhàn hơn nhưng lại vất vả khi chế tạo ra thiết bị thí nghiệm để phục vụ trong giảng dạy và tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài mới nên chỉ có GV rất tâm huyết mới dạy kiểu này”

Em Oudomsay KEODAVONG nói “Trong tiết học chúng em được

thảo luận và nêu ra ý kiến của mình vào hoạt động của nhóm, giúp em hòa đồng và gần gũi với các bạn hơn. Em được vận dụng lí thuyết trong bài học vào cuộc sống. Đây là lần đầu tiên em được thực thành thí nghiệm và được tạo ra một sản phẩm môn Vật lý rất ý nghĩa”.

Em Sitthidet SENBUDTALATH nhận thấy “Trong giờ học em được làm thí nghiệm, em rất thích các hoạt động như này, em được thảo luận đưa ra ý kiến và lần đầu tiên em làm được sản phẩm sau khi học nội dung Vật lí môn KHTN”.

3.6.2. Đánh giá định lượng

Sau khi nhận các phiếu đánh giá năng lực sáng tạo của HS do GV đánh giá, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS các nhóm, tác giảđã tổng hợp, phân tích, xử lý thông tinvà có kết quả như bảng sau đây

* Kết quả phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề do GV dự giờ đánh giá trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Bảng điểm đánh giá nhóm học sinh của giáo viên TT Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tổng điểm Nhóm 1 1,4 1,5 0,8 1 1,5 6,2 Nhóm 2 1,5 1,3 1 1,4 1,2 6,4

Nhóm 3 1,1 1,3 0,9 1,3 1,0 5.6

Nhóm 4 1,5 1.2 1,5 1,4 0,9 6.6

Nhóm 5 1,4 1,5 1,4 0,9 1,3 6.5

* Kết quả HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng được tổng hợp tại cột a, b trong bảng 3.2

* Kết quả bài kiểm tra đã được tổng hợp tại cột (d) trong bảng 3.2. Sau khi có điểm đánh giá của GV, điểm tự đánh giá của mỗi học sinh, điểm đánh giá đồng đẳng của mỗi học sinh do các bạn trong tổ đánh giá và điểm của bài kiểm tra sau khi học xong 1 bài máy kính thủy lực, chúng tôi đã tổng hợp và tính điểm trung bình với cách tính như sau: e = , kết quả thu được được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bảng điểm tổng hợp đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh

TT Họ tên học sinh Điểm kết quả học tập (*) Điểm tự đánh giá (a) Điểm đồng đẳng (**) (b) Bảng kiểm GV (c) Điểm bài kiểm tra (d) Điểm trung bình (e) 1 Mr. Sithidet 7 7 7 5.3 7 6.3 2 Mr. Oudomephone 7 7 6 5.3 6 5.8 3 Mr. Songkan 8 5 5 5.3 6 5.3 4 Mr. Hatsady 7 6 7 5.3 7 6.2 5 Miss. Tengmo 6 5 5 7.3 5 5.8 6 Miss. Yodsaphone 7 6 5 7.3 7 6.4 7 Miss. Onkhome 7 7 6 7.3 8 7.1 8 Miss. Oulayphone 6 6 7 7.3 7 6.9 9 Miss. Phoudsi 7 7 6 7.3 8 7.1 10 Miss. Phuvong 7 5 5 7.3 7 6.3 11 Mr. Keolampha 8 7 5.5 7.2 5 6.2 2. 3. 2. 8 abcd

TT Họ tên học sinh Điểm kết quả học tập (*) Điểm tự đánh giá (a) Điểm đồng đẳng (**) (b) Bảng kiểm GV (c) Điểm bài kiểm tra (d) Điểm trung bình (e) 12 Mr. Viko 7 5 5 7.2 6 6.1 13 Mr. Thittavan 8 6 6 7.2 6 6.5 14 Mr. Saysome 7 5 6 7.2 8 6.8 15 Miss. Thittiya 5 7 5 6.5 7 6.3 16 Mr. Khonesavan 7 7 6 6.5 8 6.8 17 Mr. Thongsouk 6 6 6.5 6.5 8 6.8 18 Miss. Sonethida 7 7 6 6.5 5 6.1 19 Mr. Phamisay 8 6 5 6.5 7 6.2 20 Mr. Someyang 8 5 6 6.5 6 6.1 21 Mr. Khanthavong 7 5 6.5 6.5 7 6.4 22 Miss. Vannisa 7 6 7 5.3 6 5.9 23 Miss. Phonesay 6 7 5 5.3 6 5.6 24 Miss. Anna 7 6 7 5.3 8 6.5 25 Miss. Khounkhome 8 7 7 5.3 7 6.4 Điểm trung bình 7 6.1 5.9 6.4 6.7 6.3

(*) Điểm trung bình bài kiểm tra 1 tiết (**) Điểm trung bình đánh giá đồng đẳng

- Phân tích kết quả bảng thực nghiệm 3.2

+ So sánh điểm đánh giá năng lực GQVĐ với kết quả học tập môn Vật lí. Để so sánh điểm đánh giá năng lực GQVĐ với điểm trung bình học tập, chúng tôi đã lấy kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết gần nhất trong học kì I năm học 2019-2020 của học sinh lớp thực nghiệm. Điểm đánh giá năng lực GQVĐ trung bình là 6,7 thấp hơn so với điểm kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết học kì

I là 7 (hình 3.5).

Kết quả này cho thấy khi kiểm tra đánh giá học sinh ít quan tâm đến năng lực giải quyết vấn đề của học sinh mà chỉ chú tâm vào kiểm tra đánh giá kiến thức học thuộc hoặc áp dụng tính toán thông thường.

Hình 3.5. Điểm trung bình học tập với điểm đánh giá năng lực GQVĐ

+ So sánh kết quả đánh giá năng lực của các nhóm trong lớp Điểm đánh giá năng lực trung bình của các nhóm thể hiện ở hình 3.6.

Kết quả trên cho thấy điểm trung bình đánh giá năng lực GQVĐ của các nhóm có sự khác nhau. Sự chênh lệch nhiều nhất xảy ra ở nhóm 3 và nhóm 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động dạy học chương áp suất môn khoa học tự nhiên 7 nước CHDCND lào theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)