Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động dạy học chương áp suất môn khoa học tự nhiên 7 nước CHDCND lào theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 69)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.2. Đánh giá định lượng

Sau khi nhận các phiếu đánh giá năng lực sáng tạo của HS do GV đánh giá, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS các nhóm, tác giảđã tổng hợp, phân tích, xử lý thông tinvà có kết quả như bảng sau đây

* Kết quả phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề do GV dự giờ đánh giá trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Bảng điểm đánh giá nhóm học sinh của giáo viên TT Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tổng điểm Nhóm 1 1,4 1,5 0,8 1 1,5 6,2 Nhóm 2 1,5 1,3 1 1,4 1,2 6,4

Nhóm 3 1,1 1,3 0,9 1,3 1,0 5.6

Nhóm 4 1,5 1.2 1,5 1,4 0,9 6.6

Nhóm 5 1,4 1,5 1,4 0,9 1,3 6.5

* Kết quả HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng được tổng hợp tại cột a, b trong bảng 3.2

* Kết quả bài kiểm tra đã được tổng hợp tại cột (d) trong bảng 3.2. Sau khi có điểm đánh giá của GV, điểm tự đánh giá của mỗi học sinh, điểm đánh giá đồng đẳng của mỗi học sinh do các bạn trong tổ đánh giá và điểm của bài kiểm tra sau khi học xong 1 bài máy kính thủy lực, chúng tôi đã tổng hợp và tính điểm trung bình với cách tính như sau: e = , kết quả thu được được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bảng điểm tổng hợp đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh

TT Họ tên học sinh Điểm kết quả học tập (*) Điểm tự đánh giá (a) Điểm đồng đẳng (**) (b) Bảng kiểm GV (c) Điểm bài kiểm tra (d) Điểm trung bình (e) 1 Mr. Sithidet 7 7 7 5.3 7 6.3 2 Mr. Oudomephone 7 7 6 5.3 6 5.8 3 Mr. Songkan 8 5 5 5.3 6 5.3 4 Mr. Hatsady 7 6 7 5.3 7 6.2 5 Miss. Tengmo 6 5 5 7.3 5 5.8 6 Miss. Yodsaphone 7 6 5 7.3 7 6.4 7 Miss. Onkhome 7 7 6 7.3 8 7.1 8 Miss. Oulayphone 6 6 7 7.3 7 6.9 9 Miss. Phoudsi 7 7 6 7.3 8 7.1 10 Miss. Phuvong 7 5 5 7.3 7 6.3 11 Mr. Keolampha 8 7 5.5 7.2 5 6.2 2. 3. 2. 8 abcd

TT Họ tên học sinh Điểm kết quả học tập (*) Điểm tự đánh giá (a) Điểm đồng đẳng (**) (b) Bảng kiểm GV (c) Điểm bài kiểm tra (d) Điểm trung bình (e) 12 Mr. Viko 7 5 5 7.2 6 6.1 13 Mr. Thittavan 8 6 6 7.2 6 6.5 14 Mr. Saysome 7 5 6 7.2 8 6.8 15 Miss. Thittiya 5 7 5 6.5 7 6.3 16 Mr. Khonesavan 7 7 6 6.5 8 6.8 17 Mr. Thongsouk 6 6 6.5 6.5 8 6.8 18 Miss. Sonethida 7 7 6 6.5 5 6.1 19 Mr. Phamisay 8 6 5 6.5 7 6.2 20 Mr. Someyang 8 5 6 6.5 6 6.1 21 Mr. Khanthavong 7 5 6.5 6.5 7 6.4 22 Miss. Vannisa 7 6 7 5.3 6 5.9 23 Miss. Phonesay 6 7 5 5.3 6 5.6 24 Miss. Anna 7 6 7 5.3 8 6.5 25 Miss. Khounkhome 8 7 7 5.3 7 6.4 Điểm trung bình 7 6.1 5.9 6.4 6.7 6.3

(*) Điểm trung bình bài kiểm tra 1 tiết (**) Điểm trung bình đánh giá đồng đẳng

- Phân tích kết quả bảng thực nghiệm 3.2

+ So sánh điểm đánh giá năng lực GQVĐ với kết quả học tập môn Vật lí. Để so sánh điểm đánh giá năng lực GQVĐ với điểm trung bình học tập, chúng tôi đã lấy kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết gần nhất trong học kì I năm học 2019-2020 của học sinh lớp thực nghiệm. Điểm đánh giá năng lực GQVĐ trung bình là 6,7 thấp hơn so với điểm kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết học kì

I là 7 (hình 3.5).

Kết quả này cho thấy khi kiểm tra đánh giá học sinh ít quan tâm đến năng lực giải quyết vấn đề của học sinh mà chỉ chú tâm vào kiểm tra đánh giá kiến thức học thuộc hoặc áp dụng tính toán thông thường.

Hình 3.5. Điểm trung bình học tập với điểm đánh giá năng lực GQVĐ

+ So sánh kết quả đánh giá năng lực của các nhóm trong lớp Điểm đánh giá năng lực trung bình của các nhóm thể hiện ở hình 3.6.

Kết quả trên cho thấy điểm trung bình đánh giá năng lực GQVĐ của các nhóm có sự khác nhau. Sự chênh lệch nhiều nhất xảy ra ở nhóm 3 và nhóm 4 (chênh lệch 1 điểm), điều này cho thấy học sinh nhóm nhóm 4 tập chung nhiều em có năng lực GQVĐ tốt hơn hẳn nhóm 3. Còn nhón 1, nhóm 2 chênh nhau 0,2 và nhóm nhóm 2, nhóm 5 chênh nhau 0,1 điểm nên có sự đồng đều về HS có năng lực GQVĐ. Để phát triển đồng đều năng lực giải quyết vấn ở các nhóm trong quá trình chia nhóm GV cần phân bố HS sao cho trong các nhóm có tỷ lệ nam, nữ tương đối đồng đều và số lượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu tương đối đồng đều. 6.7 7 6.5 6.6 6.7 6.8 6.9 7 7.1 Đánh giá năng lực GQVĐ Học tập

Hình 3.6. Điểm trung bình đánh giá năng lực GQVĐ của các nhóm

3.6.3. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

Qua kết quả đánh giá định tính, định lượng chúng tôi nhận thấy dạy học theo định hướng giáo dục STEM đem lại hiệu quả cao trong giáo dục ở cấp THCS.

+ HS tích cực tham gia học nhóm,HS tích cực, chủ động và tự giác tham giavào các hoạt động mà giáo viên giao cho. Trong giờ học HS sôi nổi không căng thẳng vừa học vừa vui chơi.

+ HS biết tìm ra vấn đề và làm thí nghiệm thành công, biết thiết kế mô hình máy kích thủy lực và tạo thành công sản phẩm mà GV yêu cầu.

+ HS phát hiện ra vấn đề trong tình huống mới, biết tìm tòi kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn, thiết kế được sơ đồ thể hiện cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống, đo đạc các bộ phận hệ thống, gia công theo bản vẽ, lắp ráp sản phẩm, sản phẩm hoạt động tốt và ổn định; qua đó năng lực giải quyết vấn đề của học sinh được bồi dưỡng.

Kết quả này cho thấy tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã trình bày trong luận văn, cụ thể là: Việc tổ chức hoạt động dạy họcmột số kiến thức chương “Áp suất” môn Khoa học tự nhiên 7 nước CHDCND Lào theo định hướng giáo dục STEM có thể bồi dưỡng được năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”. 6.2 6.4 5.6 6.6 6.5 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 Nhóm1 Nhóm2 Nhóm3 Nhóm4 Nhóm5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 chúng tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức dạy học chủ đề “Áp suất chất lỏng-Bình thông nhau” với thời lượng 2 buổi học (mỗi buổi có thời lượng từ 1,5 đến 2,0 giờ đồng hồ).

- Qua trao đổi với GV và HS lớp thực nghiệm chúng tôi thấy:

+ Đa số HS rất tập trung và tích cực vào các hoạt động học tập của nhóm, chủ động tham gia hoạt động nhóm và bộc lộ được năng lực giải quyết vấn đề của từng học sinh, HS rất thú vị các bộ thí nghiệm mà GV đưa ra trong các hoạt động học tập. Nếu áp dụng mô hình dạy học STEM hợp lí sẽ giúp HS cảm thấy yêu thích môn Vật lý hơn và muốn tiếp tục học các chủ để STEM khác.

+ Tiến trình dạy học hợp lí tạo hứng thú, lôi cuốn HS vào xây dựng bài và thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra, giúp học sinh có cơ hội được thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của bản thân.

Như vậy, qua kết quả thực nghiệm sư phạm, một lần nữa khẳng định: Việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Áp suất chất lỏng- Bình thông nhau” theo định hướng GD STEM bồi dưỡng được năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tổng hợp được cơ sở lí luận về giáo dục STEM mục tiêu, vai trò và quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM, các khái niệm và biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề của HS.

- Đề xuất được khái niệm dạy học theo định hướng giáo dục STEM và đưa ra được quy trình xây dựng một chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

- Đánh giá được hoạt động của GV và HS trong bài học STEM.

- Điều tra đánh giá thực trạng dạy và học theo định hướng giáo dục STEM ở một số GV và HS trong một số trường THCS trong Tỉnh Savannakhet.

- Xác định các tiêu chí, mức độ biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS

- Thiết kế được 01 chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực GQVĐ của HSvà tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 7A trường Trung học cơ sở Savannakhet vàtrường Trung học cơ sở Thasano đồng thời xử lí kết quả thu được.

- Xử lí thống kê kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS qua thực nghiệm.

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy tiến trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM sẽ giúp hình thành phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

2. Khuyến nghị

Qua đề thực hiện nghiên cứu đề tài chúng tôi có một số khuyến nghị sau: - Khuyến khích mở rộng các đề tài nghiên cứu tương tự để thiết kế, tổ chức các dạy học theo chủ đề STEM nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS.

- GV nên thường xuyên tổ chức dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong các tiết học thực hành, thí nghiệm, thiết kế, chế tạo một sản phẩm nào đó trong các chủ đề theo định hướng GD STEM.

- Cần thay đổi hình thức đánh giá nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Bộ GDTT và nhà trường cần mở nhiều lớp tập huấn cho GV về giáo dục STEM giúp GV có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy học

- Bộ GDTT và nhà trường cần đầu tư kinh phí cho các trường THCS bao gồm đầu tư về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm...tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS thực hiện các chủ đề STEM.

- Nhà trường tạo điều kiện cho GV thời gian, kinh phí để nghiên cứu chế tạo các bộ thí nghiệm và xây dựng tiến trình dạy học đạt kết quả cao nhất.

Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên bản luận văn này còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn này hoàn chỉnh và vận dụng vào dạy học ở các trường THCS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông -

Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018 - TT -

BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT).

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và Kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2019): Tài liệu tập huấn,“Xây dựng và thực hiện

các chủ đề Giáo dục Stem trong trường trung học” Tài liệu lưu hành nội

bộ, HN,

4. Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải (chủ biên) (2019), Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở

đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB ĐHSP Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2017), Thiết kế và tổ chức chủ đề GD STEM cho học

sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm, TP

HCM.

7. Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức chủ đề STEM cho học

sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm,

TP HCM.

8. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn Côngnghệ phổ thông theo định hướng GD STEM, Luận án nghiên cứu Tiễn sĩ Khoa học Giáo dục,

Trường ĐHSP Hà Nội.

9. LêThanhTrúc (2017),Tổ chức dạy học một số kiến thức chương cơ sở của

nhiệt động lực học- vật lý10 theo định hướng GDSTEM, Luận văn tốt

nghiệp đại học.

10. Tài liệu tập huấn giáo viên và cán bộ quản lí trường trung học phổ thông về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (2019), Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh:

11. Brown J. (2012), "The current status of STEM education research".

12. Bybee, R. W. (2010). What is STEM education?. Science (New York, NY), 329 (5995), 996.

13. Sanders M. (2009), "STEM, STEM Education, STEM mania", Technology

Teacher, 68(4), pp. 20-26.

III. Tài liệu webside:

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Tài liệu hội thảo định hướng GD STEM

trong trường trung học, http://ptdtntdakrlap.daknong.edu.vn/tai-lieu-hoi-thao-

dinh-huong-giao-duc-stem-trong-truong-trung-hoc.html, ngày 30/11/2018. 15. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tung-bung-ngay-hoi-cong-

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn giáo viên PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN THCS

(Phiếu này phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá giáo viên, rất mong thầy (cô) hợp tác và giúp đỡ)

Họ và tên (có thể không ghi): ……… Đơn vị công tác: ……… Chuyên môn giảng dạy:………

Xin thầy (cô) cho biết một số ý kiến về việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Câu 1. Thầy cô có tự tìm hiểu hoặc được tập huấn về giáo dục STEM không?

Có  Không 

Câu 2. Thầy (cô) có chế tạo đồ dùng, thiết bị dạy học trong giảng dạy ?

Có  Không 

Câu 3. Theo thầy cô, có cần tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong dạy học

ở trường phổ thông không?

Không cần  Bình thường 

Cần  Rất cần 

Câu 4. Thầy (cô) đã vận dụng dạy học theo định hướng giáo dục STEM chưa?

Chưa bao giờ sử dụng  Thỉnh thoảng 

Thường xuyên  Rất thường xuyên 

Câu 5. Theo thầy (cô) việc vận dụng giáo dục STEM trong dạy học gặp khó

khăn gì? (có thể chọn nhiều phương án)

Không đủ thời gian 

Không đủ phương tiện 

Học sinh không hứng thú học 

Mất nhiều thời gian thiết kế hoạt động 

Trình độ của học sinh chưa phù hợp 

Các ý kiến khác:

……… …

Xin chân thành cảm ơn thầy (cô )!

Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn học sinh

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH

(Phiếu này phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá học sinh, rất mong em cộng tác và trả lời trung thực)

Họ và tên (có thể không ghi):

………....……….

Lớp:…………Trường:……….…..……… ….

Câu 1. Các thầy (cô) sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật trong dạy học ở

mức độ nào?

Không bao giờ sử dụng  Hiếm khi 

Rất thường xuyên  Thường xuyên 

Câu 2. Em có thích giờ học có sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật

không?

Không  Bình thường 

Thích  Rất thích 

Câu 3. Em có thích học lý thuyết gắn liền với việc trải nghiệm không?

Không  Bình thường 

Thích  Rất thích 

Câu 4. Em có muốn áp dụng lý thuyết đã học để chế tạo ra sản phẩm gắn

với thực tiễn không?

Không  Bình thường 

Muốn  Rất muốn 

Câu 5. Em có nguyện vọng gì trong các giờ học môn Khoa học tự nhiên?

Cứ giữ như hiện nay 

Tăng việc sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật 

Các ý kiến khác:

……… ………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động dạy học chương áp suất môn khoa học tự nhiên 7 nước CHDCND lào theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)