Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở việt nam bằng thang đo z SCORE (Trang 42)

Dựa trên cơ sở mô hình hồi quy tuyến tính đa biến lấy cơ sở mô hình của Baselga- Pascual và cộng sự (2013) và Nguyễn Thanh Dương (2013). Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Pit = β0 + βiXit + eit (3.1) Trong đó:

Pit là biến phụ thuộc: là xác suất xảy ra vỡ nợ ngân hàng được tính bằng chỉ số Z- score. Dựa trên cơ sở đề xuất của Hannan & Hanweck (1988) như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết.

Các biến độc lập gồm: LG, LLR, ROA, NIR, CIR, ETA, ID, LDR, SIZE, AGE, LIST mô tả tại bảng 3.3.

Trang 31

Bảng 3.3. Tổng hợp các biến trong mô hình

STT Biến Phương pháp tính Kỳ vọng

dấu Tác giả nghiên cứu trước Biến phụ thuộc:

Chỉ số rủi ro (Z-score) Z= [mean (ROA +E/A)] / σROA =

[ROAi - E(ROAi) + CAPi] / σROA Hannan & Hanweck (1988) Xác suất vỡ nợ (Pit) Pit = Zit-2 Hannan & Hanweck (1988)

Các biến độc lập:

1 Tăng trưởng tín dụng (LG) LG =( dư nợ cho vayi – dư nợ cho vayi-1)/ dư nợ cho vayi

+ Foos và cộng sự (2010), Kohler (2012)

2 Tỷ lệ dự phòng nợ xấu (LLR) LLR= Dự phòng rủi ro tín dụng/

Tổng dư nợ cho vay - Cole và white (2011)

3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA= Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài

sản - Kohler (2012)

4 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIR) NIR= Thu nhập lãi thuần/ Tài sản

sinh lời bình quân + Logan A (2001)

(2013)

6 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

(ETA) ETA= Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản -

Demirguc – Kunt và Huizinga (2010)

7 Đa dạng hóa thu nhập (ID) ID= Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu

nhập -

Demirguc – Kunt và Huizinga (2010), Koler (2012)

8 Quy mô (SIZE) Ln của tổng tài sản -

Baselga- Pascual và các cộng sự (2013), Koler (2012)

9 Ngân hàng đã niêm yết (LIST)

Là biến giả, có giá trị 1 nếu ngân hàng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán và ngược lại là 0 nếu ngân hàng chưa được niêm yết.

- Kohler (2012)

Trang 33

3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu.

Với cơ sở lí thuyết được trình bày ở chương 2 và mô hình nghiên cứu như trên, cùng với thực trạng ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015, tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

- H1: Tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ đồng biến (+) với rủi ro vỡ nợ ngân hàng.

- H2: Tỷ lệ dự phòng nợ xấu có mối liên hệ nghịch biến (-) với rủi ro vỡ nợ ngân hàng.

- H3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có mối quan hệ nghịch biến (-) với rủi ro phá sản ngân hàng.

- H4: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần có mối quan hệ đồng biến (+) với rủi ro vỡ nợ ngân hàng.

- H5: Tác giả đo hiệu quả quản lý chi phí bằng biến CIR = Tổng chi phí / Tổng thu nhập (đơn vị %). CIR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả quản lý chi phí kém đi và ngược lại. Do đó, giả thuyết H5 là quản lý chi phí CIR có mối quan hệ đồng biến (+) với rủi ro vỡ nợ ngân hàng.

- H6: Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ nghịch biến (-) với rủi ro vỡ nợ ngân hàng.

- H7: Đa dạng hóa thu nhập có mối quan hệ nghịch biến (-) với rủi ro vỡ nợ ngân hàng.

- H8: Quy mô có mối quan hệ đồng biến (+) với rủi ro vỡ nợ của ngân hàng. - H9: Ngân hàng đã được niêm yết có mối quan hệ nghịch biến (-) với rủi ro

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày phương pháp sử dụng để nghiên cứu là phương pháp cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng (panel data) kết hợp phương pháp ước lượng GLS để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu. Mẫu dữ liệu gồm 27

NHTMCP có đủ thông tin BCTC, đồng thời đưa ra các giả thuyết H0 đến H9 dựa trên

nền tảng cơ sở lý thuyết của chương trước, từ đó chọn lọc các biến phù hợp và xây

dựng mô hình để nghiên cứu như sau: Pit = β0 + βiXit + eit với Các biến độc lập lần

Trang 35

CHƯƠNG 4

TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả các biến

Dữ liệu được thu thập từ 27 NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với các thông số về thống kê được thể hiện ở bảng 4.1:

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Z-score 135 26,84 10,71 9,58 54,71 Pit 135 0,0024 0,0021 0,0003 0,0109 LG 135 0,2150 0,2357 -0,2333 1,0820 LLR 135 0,0139 0,0053 0,0054 0,0278 ROA 135 0,0071 0,0057 -0,0128 0,0254 NIR 135 0,0291 0,0126 -0,0019 0,0656 CIR 135 0,8927 0,0786 0,6294 1,2152 ETA 135 0,1049 0,0453 0,4256 0,2808 ID 135 0,1011 0,1216 0,0078 0,5408 SIZE 135 32,0091 1,0860 30,3178 34,3770 LIST 135 0,3333 0,4732 0 1 Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata

Kết quả thống kê mô tả được trình bày tại bảng 4.1 bao gồm các nội dung như số quan sát, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Tổng cộng quan sát tương ứng với từng biến là 135 quan sát và bộ dữ liệu bảng cân bằng (balance panel data).

4.2 Đánh giá rủi ro vỡ nợ của NHTM trong giai đoạn nghiên cứu

Căn cứ vào dữ liệu giai đoạn 2011-2015 (tại phụ lục 1), chỉ số Z-score của đa số các ngân hàng chỉ có một xu hướng chính là giảm, chứng tỏ rủi ro vỡ nợ của các NHTMCP Việt Nam gia tăng trong giai đoạn này. Điều này cũng phản ánh đúng giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng năm 2011-2013 và dần dần ổn định từ năm 2014 đến nay. Trong giai đoạn 2011-2015, chỉ có tiêu biểu một số ngân hàng như VIB Bank, HD Bank, Maritime Bank có chỉ số Z-score tăng dần qua các năm. Ngoài ra còn có MB Bank, VP Bank, Vietinbank có chỉ số Z-score giảm trong giai đoạn 2011-2013 nhưng đã tăng trở lại 2014-2015. Như vậy chỉ có 6 ngân hàng tiêu biểu có chỉ số Z- score thể hiện xu hướng tăng, đồng nghĩa với xác suất rủi ro vỡ nợ thấp đi, trong khi đó 21 ngân hàng còn lại có chỉ số Z-score giảm dần, đồng nghĩa xác suất rủi ro vỡ nợ tăng lên và đáng lưu ý nhất là Vietbank.

Xác suất xảy ra rủi ro vỡ nợ (Pit) có giá trị trung bình 0,24% (tương ứng với chỉ số Z=26,84), trong đó xác suất xảy ra rủi ro vỡ nợ cao nhất là 1,09% (tương ứng với Z=9,58) là ngân hàng Vietbank trong năm 2015, xác suất xảy ra rủi ro vỡ nợ thấp nhất 0,03% (tương ứng với Z=54,71) là ngân hàng Nam A Bank trong năm 2012. Ngày 13/02/2012, NHNN ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN, theo chỉ thị này các NHTM được phân vào 4 nhóm: Nhóm 1 là nhóm hoạt động lành mạnh; Nhóm 2 là nhóm hoạt động trung bình, Nhóm 3 và 4 là nhóm hoạt động dưới trung bình và yếu kém.

Bảng 4.2. Phân nhóm ngân hàng theo chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012

Nhóm Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Ký hiệu tên ngân hàng

1 17% SEAB VIB SHB ACB MSB TCB VPB MBB STB VCB CTG BID

2 15% KLB NAB OCB PGB LPB ABB VCAP ...

3-4 0-8% VB NCB SCB ....

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (tr. 35-36, 2016), tác giả phân nhóm 27NHTMCP đang nghiên cứu thành 4 nhóm theo theo chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012

Trang 37 Dựa vào chỉ thị 01/CT-NHNN, tác giả phân nhóm 27 NHTMCP trong danh mục thành 4 nhóm tại bảng 4.2, đồng thời, xem xét xu hướng biến động của xác suất vỡ nợ của từng nhóm ngân hàng. Qua hình 4.1, Nhóm 1 có xác suất vỡ nợ duy trì ở mức thấp ổn định khoảng 0,18% -0,22%. Nhóm 2 & Nhóm 3- 4 có xác suất vỡ nợ tăng dần, đặc biệt là nhóm 3-4 nhóm ngân hàng hoạt động dưới trung bình và yếu kém có xác suất vỡ nợ cao đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu.

Hình 4.1. Xác suất rủi ro vỡ nợ (Pit) của từng nhóm ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015

Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp dựa trên số liệu từ BCTC của 27 NHTMCP

4.3 Rủi ro vỡ nợ và các nhân tố ảnh hưởng 4.3.1 Rủi ro vỡ nợ và tăng trưởng tín dụng (LG) 4.3.1 Rủi ro vỡ nợ và tăng trưởng tín dụng (LG)

Biến tốc độ tăng trưởng tín dụng (LG) có giá trị lớn nhất 108,2% là ngân hàng HD Bank trong năm 2013 và giá trị nhỏ nhất -23,33% là ngân hàng Maritime Bank trong năm 2012. Phần lớn các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2011-2013 và dần hồi phục tăng trở lại từ năm 2014-2015. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2011-2013 là dấu hiệu cho thấy ngân hàng

đối diện với hàng loạt vấn đề như trình trạng suy thoái kinh tế, chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN, thanh khoản yếu, khó khăn trong việc cho vay và nợ xấu gia tăng. Sau giai đoạn 2011-2013, kinh tế vĩ mô bắt đầu ổn định trở lại, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN bước đầu thể hiện kết quả tốt, tăng trưởng tín dụng cũng dẫn hồi phục và tăng trở lại. Trong giai đoạn 2011-2015, rủi ro vỡ nợ ngân hàng có xu hướng biến động cùng chiều với tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tín dụng càng tăng thì rủi ro cũng tăng theo (hình 4.2). Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao thì có mức rủi ro cao hơn. Điều này xuất phát từ lý do các ngân hàng có thể hạ thấp tiêu chuẩn cho vay của họ để tăng cho vay và cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, yếu tố tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng thực sự có ý nghĩa thống kê không sẽ được trình bày trong phần sau.

Hình 4.2. Diễn biến rủi ro vỡ nợ và tăng trưởng tín dụng

Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp dựa trên số liệu từ BCTC của 27 NHTMCP

4.3.2 Rủi ro vỡ nợ và tỷ lệ dự phòng nợ xấu (LLR)

Biến tỷ lệ dự phòng nợ xấu (LLR) có giá trị lớn nhất 2,7% là ngân hàng Seabank trong năm 2012 và giá trị nhỏ nhất 0,54% là ngân hàng SCB trong năm 2014.

Trang 39 lớn tỷ lệ dự phòng nợ xấu qua các năm. Căn cứ vào dữ liệu nghiên cứu, tỷ lệ dự phòng nợ xấu hầu hết các ngân hàng ở mức cao trong giai đoạn 2011-2012 Điều này đặt ra hai vấn đề: (i) nợ xấu ngân hàng tăng và làm tăng tỷ lệ dự phòng nợ xấu, hay là (ii) ngân hàng đã tích cực trong việc xử lý nợ xấu và chủ động trích lập dự phòng nợ xấu.

Xét thực tế về mặt chính sách, Văn bản số 22/VBHN-NHNN của NHNN Việt Nam ngày 04/06/2014 quy định khá rõ ràng về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD: Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hoạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Hình 4.3. Tỷ lệ trung bình LLR của 27 ngân hàng qua các năm.

Hình 4.4. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng qua các năm. 3,47% 4,09% 3,79% 3,49% 2,55% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 4,00% 4,50%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 năm 2014 năm 2015

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2016), Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố định kỳ trên website: www.sbv.gov.vn

Căn cứ vào dữ liệu nghiên cứu, tỷ lệ dự phòng nợ xấu hầu hết các ngân hàng ở mức cao trong giai đoạn 2011-2012, và có xu hướng giảm dần từ năm 2013 đến nay. Điều này cũng phù hợp với diễn biến nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. Giai đoạn 2011-2012, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn bởi biến động của lạm phát, lãi suất. Hệ thống ngân hàng ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu kém, đồng thời nợ xấu ngày càng tăng. Từ năm 2013 trở đi, khi VAMC ra đời, cùng một loạt các giải pháp quyết liệt của NHNN để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, các NHTMCP yếu kém được tự tái cơ cấu, sáp nhập, mua 0 đồng và tái cấu trúc lại đã giúp cho hệ thống ngân hàng ngày dần trở nên ổn định hơn và nợ xấu giảm đi. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ phòng nợ xấu (LLR) hầu hết các ngân hàng theo số liệu nghiên cứu biến động tăng trong giai đoạn từ 2011-2012 cho thấy các ngân hàng đã tích cực chủ động hơn trong việc xử lý và trích lập dự phòng nợ xấu, điều này đảm bảo cho các ngân hàng vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của ngành ngân hàng và dần hoạt động ổn định trở lại từ năm 2014 trở đi (điển hình là nhóm ngân hàng tự tái cơ cấu thành công: NCB (navibank cũ) ; Viet A Bank, Tien Phong Bank)

Trang 41

Hình 4.5. Diễn biến rủi ro vỡ nợ và tỷ lệ dự phòng nợ xấu

Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp dựa trên số liệu từ BCTC của 27 NHTMCP

Căn cứ vào dữ liệu nghiên cứu và hình 4.5 tỷ lệ dự phòng nợ xấu biến động ngược chiều với rủi ro vỡ nợ ngân hàng, trong khi tỷ lệ dự phòng nợ xấu biến động giảm thì xác suất vỡ nợ ngân hàng vẫn tăng trong giai đoạn 2011-2015. Lý giải điều này, quan điểm của Halling (2006) cho rằng ngân hàng có điều kiện tài chính tốt, thường chủ động tăng dự phòng, những ngân hàng đang gặp khó khăn sẽ giảm dự phòng đến mức thấp nhất, do đó nó có sự nghịch biến. Yếu tố tỷ lệ dự phòng nợ xấu của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng thực sự có ý nghĩa thống kê không sẽ được trình bày trong phần sau.

4.3.3 Rủi ro vỡ nợ và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có giá trị lớn nhất 2,54% là ngân hàng PG Bank trong năm 2011 và giá trị nhỏ nhất -1,28% là ngân hàng Vietbank trong năm 2014. Xu hướng biến động giảm của ROA trong giai đoạn 2011- 2012 phù hợp với xu hướng biến động giảm của LG và biến động tăng của LLR trong giai đoạn trên. Từ 2013 trở đi, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trở lại, dự phòng rủi ro nợ xấu giảm đi, nhưng ROA của các NHTM vẫn giảm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng

trưởng huy động vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng (Bảng 4.3) làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng, đồng thời làm tăng tổng tài sản ngân hàng, do đó ROA của đa số các ngân hàng vẫn chưa cải thiện mà thậm chí tiếp tục giảm. Chỉ số ROA bình quân của đa số ngân hàng điều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2015 và sự biến động này ngược chiều với rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng (Hình 4.6)

Bảng 4.3.Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013-2015

2013 2014 2015

Tăng trưởng tín dụng 8,83% 14,16% 17,29%

Tăng trưởng huy động vốn 15,61% 15,76% 13,59%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở việt nam bằng thang đo z SCORE (Trang 42)