Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở việt nam bằng thang đo z SCORE (Trang 31)

Tăng trưởng tín dụng là đại diện quan trọng cho nguồn gốc rủi ro của ngân hàng (Foos , 2010). Tăng trưởng tín dụng cao trong quá khứ là nguyên nhân của rủi ro tổn thất tín dụng trong các năm tiếp theo đồng thời làm giảm tỷ lệ vốn và dẫn đến giảm khả năng thanh toán của ngân hàng.

Các cuộc khủng hoảng tài chính thường có xu hướng bắt đầu bằng sự bùng nổ tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong thập kỷ qua làm suy yếu hệ thống các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, tăng rủi ro hệ thống và xấu đi tính lành mạnh của ngân hàng (Igan và Pinheiro, 2011).

Tăng trưởng tín dụng bất thường trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sự tăng rủi ro của ngân hàng bắt nguồn từ việc giảm khả năng thanh toán và gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Theo Amador (2013), tăng trưởng tín dụng nóng đóng một vai trò cơ bản trong quá trình phá sản ngân hàng trong thời gian cuối năm 1990 của cuộc khủng hoảng tài chính ở Colombia mặc dù tăng trưởng tín dụng bất thường có thể có một tác động tích cực ngắn hạn về lợi nhuận.

Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bất thường cao thì có mức rủi ro cao hơn. Điều này xuất phát từ lý do các ngân hàng có thể hạ thấp tiêu chuẩn cho vay của họ để tăng cho vay và cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đa số các lý thuyết và nghiên cứu nước ngoài đều chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng nóng, cao bất thường sẽ làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu dẫn đến làm gia tăng rủi ro ngân hàng.

Trước khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đối mặt với tình trạng nợ xấu, ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng từ năm 2006-2010 với tốc độ duy trì khoảng 21,4% - 51,39%. Theo nghiên cứu của Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung (2011) về hoạt động ngân hàng Việt Nam, hậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao những năm trước đó trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng còn thấp, cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên đáng kể trong năm 2011. Do đó tác giả cho rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao, rủi ro vỡ nợ ngân hàng càng lớn.

2.5.2 Tỷ lệ dự phòng nợ xấu (LLR)

Một số nghiên cứu trước chỉ ra rằng tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đồng biến với rủi ro vỡ nợ ngân hàng, nợ xấu càng tăng thì dự phòng tăng. Điển hình là Jin, Kangaretnam & Lobo (2011) cho rằng có mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa tăng dự phòng rủi ro cho vay và khả năng đổ vỡ ngân hàng trong năm 2007 đến năm 2010.

Tuy nhiên vẫn những quan điểm ngược lại: nghiên cứu Halling (2006) cho thấy tỉ lệ dự phòng nợ xấu nghịch biến với rủi ro vỡ nợ của ngân hàng. Quan điểm của Halling cho rằng ngân hàng có điều kiện tài chính tốt, thường chủ động tăng dự phòng, những ngân hàng đang gặp khó khăn sẽ giảm dự phòng đến mức thấp nhất, do đó nó có sự nghịch biến. Tương tự, nghiên cứu của Cole và White (2011) cho thấy dự phòng rủi ro có tương quan nghịch với nguy cơ đổ vỡ ngân hàng trong cuộc khủng hoảng gần đây.

Trang 21 Trong giai đoạn 2011- 2013, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng lên, làm gia tăng tỷ lệ dự phòng nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên, những ngân hàng chủ động, mạnh dạng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và không bị buộc phải sáp nhập hay mua lại 0 đồng (tiêu biểu là Tien Phong Bank, NCB, Viet A Bank). Do đó, tác giả thiên về giả thuyết tỷ lệ dự phòng nợ xấu có mối liên hệ nghịch biến với rủi ro vỡ nợ ngân hàng.

2.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Đa số đều đồng thuận về mối quan hệ nghịch biến giữa hiệu quả hoạt động ngân hàng được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn tổng tài sản (ROA) và rủi ro vỡ nợ ngân hàng. Nghiên cứu của Poghsyan và Cihak (2011) cho rằng các ngân hàng Châu Âu với thu nhập cao thì ít có khả năng trải qua rủi ro khánh kiệt trong năm sắp tới.

2.5.4 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net interest revenue - NIR)

Theo Logan (2001), tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập quan hệ đồng biến với rủi ro vỡ nợ. Sự phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần làm tăng rủi ro ngân hàng. Theo Halling (2006) cho rằng tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động chính trên tổng tài sản đồng biến với rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên cũng có ý kiến trái ngược, Kohler (2012) cho rằng các ngân hàng báo cáo lợi nhuận lãi thuần cao hơn thì ổn định hơn. Thu nhập lãi thuần là một phần rất quan trọng đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng. Thu nhập lãi thuần tăng chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả, giúp tăng thêm lợi nhuận sau thuế ngân hàng, từ đó tăng trích lập các quỹ của tổ chức tín dụng và lợi nhuận giữ lại giúp VCSH của ngân hàng tăng lên và chống chọi rủi ro tốt hơn.

2.5.5 Hiệu quả quản lý chi phí (CIR)

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự quản lý chi phí kém hiệu quả là một nguồn gốc rủi ro vỡ nợ ngân hàng. Nghiên cứu gần đây sử dụng tỷ lệ chi phí trên thu nhập (Cost to income ratio – CIR) làm đại diện cho hiệu quả hoặc chất lượng quản lý (Poghosyan & Cihak, 2011; Louzis & cộng sự, 2012; Baselga – Pascual & cộng sự, 2013.) Trong lý thuyết “Bad Management I”, Louzis & cộng sự (2012) cho rằng hiệu quả quản lý chi phí

thấp có quan hệ đồng biến với sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong tương lai, đó là quản lý “kém” dẫn đến kỹ năng kém trong chấm điểm số tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo và giám sát của khách hàng vay.

Filippaki & Mamatzakis (2009) sử dụng một mẫu gồm 251 ngân hàng niêm yết Châu Âu 1998-2006 để nghiên cứu về mối quan hệ hiệu quả ngân hàng bao gồm ba nhân tố là hiệu quả quản lý chi phí, hiệu quả lợi nhuận, hiệu quả năng suất và rủi ro vỡ nợ ngân hàng. Kết quả của tác giả cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả và sự ổn định tài chính ngân hàng, đồng thời rủi ro ngân hàng tăng lên khi hiệu quả thấp.

Theo Baselga – Pascual & cộng sự (2013) đo hiệu quả quản lý chi phí bằng biến CIR = Tổng chi phí / Tổng thu nhập (đơn vị %). CIR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả quản lý chi phí kém đi và ngược lại. Do đó, nếu kỳ vọng hiệu quản quản lý chi phí nghịch biến với rủi ro vỡ nợ ngân hàng nghĩa là kỳ vọng CIR có mối quan hệ đồng biến với rủi ro vỡ nợ ngân hàng.

2.5.6 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity to assets- ETA)

Một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất của hệ thống ngân hàng trong vài năm gần đây là việc tăng và duy trì vốn chủ sở hữu ở mức thích hợp (Rose, 1998). Thuật ngữ “vốn chủ sở hữu” có một ý nghĩa đặc biết đối với ngân hàng, đó là nguồn tiền được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu giữ một số chức năng không thể thay thế trong hoạt động của ngân hàng như cung cấp nguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động, cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống lại rủi ro, duy trì niềm tin của công chúng và của các cổ đông vào khả năng quản lý và phát triển của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro vỡ nợ vì vốn giúp trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban quản lý có thể tập trung giải quyết các vấn đề để đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời.

Vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu là rất cần thiết đối với sự hoạt động ổn định của ngân hàng và hệ thống tài chính. Điều này cũng được thể hiện rõ trong các Hiệp

Trang 23 định Uỷ ban Basel (I, II, III). Các hiệp định Basel càng về sau càng được thiết kế chủ yếu để tăng cường vốn cho ngân hàng từ đó giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Trong đó, đáng chú ý là Basel III với nhiều đề suất mới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản lý rủi ro của ngân hàng. Theo Nguyễn Bảo Huyền (2013), Basel III đã thể hiện rõ quan điểm các ngân hàng phải tăng mức vốn dự trữ, đặc biệt là vốn của các cổ đông hoặc của chủ sở hữu. Có như vậy, các ngân hàng mới có thể tự thoát khỏi khủng hoảng thay vì phải phụ thuộc vào các gói giải cứu của chính phủ và sẽ phải thận trọng hơn trong cấp phát tín dụng .

Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy tác động nghịch biến của vốn hóa lên rủi ro vỡ nợ ngân hàng (Berger và De Young, 1997; Poghosyan và Cihak, 2011).

Mặc dù những nghiên cứu trước đây đều ủng hộ quan điểm về vai trò của vốn hóa để giảm thiểu rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Porter và Chiou (2012) lại cho rằng khi các ngân hàng tăng thêm vốn sẽ gia tăng đầu tư vào tài sản rủi ro hơn dẫn đến làm tăng danh mục tài sản rủi ro và hoạt động ngoại bảng..

Các lý thuyết cũng cho thấy có mối quan hệ “hình chữ U” giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng và rủi ro vỡ nợ ngân hàng, theo đó hòa hai quan điểm đối lập về tác động vốn ngân hàng lên rủi ro ngân hàng (Calem và Robb, 1999). Các ngân hàng có mức độ vốn thấp khi tăng vốn sẽ ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, khi vốn tiếp tục tăng, các ngân hàng cuối cùng đạt một điểm mà tiếp tục tăng vốn ngân hàng dẫn đến tăng nguy cơ rủi ro (Haq và Heaney, 2012).

2.5.7 Đa dạng hóa thu nhập (Income diversification- ID)

Lý thuyết danh mục đầu tư dựa trên cơ sở của Diamond (1984) cho thấy rằng hiệu quả đa dạng hóa góp phần giảm thiểu rủi ro trong tất cả các loại của các công ty, bao gồm cả trung gian tài chính. Kolhler (2012), sử dụng một mẫu bao gồm một số lượng lớn của các ngân hàng nhỏ hơn chưa niêm yết và cho rằng có thể có lợi cho các ngân hàng khi tăng thị phần của thu nhập ngoài lãi và làm đa dạng hóa rủi ro.

Hoạt động ngân hàng đã phát triển trong vài thập kỷ qua, kết quả là đa dạng hơn bảng cân đối. Có rất nhiều hoạt động khác nhau cung cấp thu nhập ngoài lãi, chẳng hạn như chi phí, hoa hồng, thương mại. Việc có tỷ lệ lớn hơn các hoạt động này trong danh mục đầu tư của ngân hàng thì ngân hàng càng đa dạng hơn (Baselga – Pascual & cộng sự, 2013).

Tuy nhiên, vẫn có quan điểm ngược chiều như là nghiên cứu De Jonghe (2010), các hoạt động ngân hàng truyền thống là ít rủi ro hơn. Ông kết luận rằng các ngân hàng có lãi tập trung vào các hoạt động cho vay đóng góp nhiều hơn vào sự ổn định hệ thống ngân hàng so với đa dạng hóa. Trong thời gian từ cuối những năm 1970 đến năm 2001 thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng Mỹ, đặc biệt là về doanh số giao dịch thương mại rủi ro cao hơn.

2.5.8 Quy mô ngân hàng (SIZE)

Có một lý thuyết phổ biến rằng các ngân hàng lớn có xu hướng rủi ro hơn do vấn đề rủi ro đạo đức (De Jonghe, 2010). Theo lý thuyết này, các ngân hàng lớn hơn có thể được cuốn hút vào việc chấp nhận rủi ro, giảm kỷ luật thị trường và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, bởi vì các ngân hàng đó biết sẽ được giải cứu. Trái ngược lại, có quan điểm cho rằng các ngân hàng lớn thường ít bị rủi ro do có năng lực quản lý và hiệu quả. Quan điểm này được thể hiện bởi Salas và Saurina (2002). Các tác giả nêu rằng các ngân hàng lớn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư cho vay rủi ro hiệu quả hơn.

2.5.9 Ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán (LIST)

Theo Kohler (2012), ngân hàng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán có thông tin công khai, minh bạch hơn so với ngân hàng chưa niêm yết. Việc niêm yết tạo điều kiện để ngân hàng huy động vốn và tạo thương hiệu tốt hơn trên thị trường. Tuy nhiên, lòng tin của dân chúng và nhà đầu tư hiện nay đối với hệ thống ngân hàng là chưa cao, dễ bị tác động bởi những tin đồn thất thiệt nên việc ngân hàng niêm yết cũng đối diện với nhiều rủi ro như biến động giá cổ phiếu của ngân hàng, rủi ro thanh khoản…

Trang 25

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày những cơ sở lý thuyết về rủi ro, rủi ro vợ nợ ngân hàng và thang đo Z-core, 9 yếu tố nội tại ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng bao gồm: Tăng trưởng tín dụng (Loan growth - LG), Tỷ lệ dự phòng nợ xấu (Loan loss reservers - LLR), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA), Tỷ lệ thu nhập lãi thuần

(Net interest revenue - NIR), Hiệu quả quản lý chi phí (Cost to income – CIR), Tỷ lệ vốn

chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity to assets – ETA), Đa dạng hóa thu nhập (Income diversification – ID), quy mô (SIZE), ngân hàng được hoặc chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán (LIST). Ngoài ra, chương 2 còn trình bày các nghiên cứu thực nghiệm trước của các tác giả: Baselga-Pascual & cộng sự (2013), Lé (2013), Berger & các cộng sự (2013), Nguyễn Thanh Dương (2013) làm cơ sở để xây dựng mô hình và tiến hành thực hiện nghiên cứu này.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng (panel data) kết hợp phương pháp ước lượng GLS để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu đặt ra bằng phần mềm Stata.

Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, báo cáo thường niên của mỗi ngân hàng được công bố trên website ngân hàng, cafef.vn, bankers almanac,… Thông tin dữ liệu phân tích bao gồm các yếu tố đặc trưng nội tại của các ngân hàng. Với mẫu 27 ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 (5 năm), số quan sát là 135.

Bảng 3.1. Danh sách 27 ngân hàng được nghiên cứu

STT Tên ngân hàng Ký hiệu Tên viết tắt

1 Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á SEAB Seabank 2 Ngân Hàng TMCP Tiên Phong TPB TP Bank 3 Ngân Hàng TMCP An Bình ABB AB Bank

4 Ngân Hàng TMCP Việt Nam

Thương Tín VB Vietbank

5 Ngân Hàng TMCP Bản Việt VCAP Viet Capital Bank 6 Ngân Hàng TMCP Kiên Long KLB Kien Long Bank 7 Ngân Hàng TMCP Nam Á NAB Nam A Bank

8 Ngân Hàng TMCP Quốc Dân NCB National Citizen Bank 9 Ngân Hàng TMCP Phương Đông OCB Orient Commercial Bank 10 Ngân Hàng TMCP Quốc Tế VIB VIB

Trang 27 11 Ngân Hàng TMCP Việt Á VAB Viet A Bank

12 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu

Petrolimex PGB PG Bank

13 Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên

Việt LPB Lien Viet Post Bank

14 Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công

Thương SGB Sai Gon Bank

15 Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam EIB Eximbank

16 Ngân Hàng TMCP Phát Triển

Thành Phố Hồ Chí Minh HDB HD Bank 17 Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB SHB 18 Ngân Hàng TMCP Á Châu ACB ACB

19 Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt

Nam MSB Maritime Bank

20 Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam TCB Techcombank

21 Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng VPB VP Bank

22 Ngân Hàng TMCP Sài Gòn SCB SCB 23 Ngân Hàng TMCP Quân Đội MBB MB Bank

24 Ngân Hàng TMCP Sài Gòn

Thương Tín STB Sacombank

Việt Nam

26 Ngân Hàng TMCP Công Thương

Việt Nam CTG Vietinbank

27 Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở việt nam bằng thang đo z SCORE (Trang 31)