Đánh giá rủi ro vỡ nợ của NHTM trong giai đoạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở việt nam bằng thang đo z SCORE (Trang 48 - 49)

Căn cứ vào dữ liệu giai đoạn 2011-2015 (tại phụ lục 1), chỉ số Z-score của đa số các ngân hàng chỉ có một xu hướng chính là giảm, chứng tỏ rủi ro vỡ nợ của các NHTMCP Việt Nam gia tăng trong giai đoạn này. Điều này cũng phản ánh đúng giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng năm 2011-2013 và dần dần ổn định từ năm 2014 đến nay. Trong giai đoạn 2011-2015, chỉ có tiêu biểu một số ngân hàng như VIB Bank, HD Bank, Maritime Bank có chỉ số Z-score tăng dần qua các năm. Ngoài ra còn có MB Bank, VP Bank, Vietinbank có chỉ số Z-score giảm trong giai đoạn 2011-2013 nhưng đã tăng trở lại 2014-2015. Như vậy chỉ có 6 ngân hàng tiêu biểu có chỉ số Z- score thể hiện xu hướng tăng, đồng nghĩa với xác suất rủi ro vỡ nợ thấp đi, trong khi đó 21 ngân hàng còn lại có chỉ số Z-score giảm dần, đồng nghĩa xác suất rủi ro vỡ nợ tăng lên và đáng lưu ý nhất là Vietbank.

Xác suất xảy ra rủi ro vỡ nợ (Pit) có giá trị trung bình 0,24% (tương ứng với chỉ số Z=26,84), trong đó xác suất xảy ra rủi ro vỡ nợ cao nhất là 1,09% (tương ứng với Z=9,58) là ngân hàng Vietbank trong năm 2015, xác suất xảy ra rủi ro vỡ nợ thấp nhất 0,03% (tương ứng với Z=54,71) là ngân hàng Nam A Bank trong năm 2012. Ngày 13/02/2012, NHNN ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN, theo chỉ thị này các NHTM được phân vào 4 nhóm: Nhóm 1 là nhóm hoạt động lành mạnh; Nhóm 2 là nhóm hoạt động trung bình, Nhóm 3 và 4 là nhóm hoạt động dưới trung bình và yếu kém.

Bảng 4.2. Phân nhóm ngân hàng theo chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012

Nhóm Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Ký hiệu tên ngân hàng

1 17% SEAB VIB SHB ACB MSB TCB VPB MBB STB VCB CTG BID

2 15% KLB NAB OCB PGB LPB ABB VCAP ...

3-4 0-8% VB NCB SCB ....

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (tr. 35-36, 2016), tác giả phân nhóm 27NHTMCP đang nghiên cứu thành 4 nhóm theo theo chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012

Trang 37 Dựa vào chỉ thị 01/CT-NHNN, tác giả phân nhóm 27 NHTMCP trong danh mục thành 4 nhóm tại bảng 4.2, đồng thời, xem xét xu hướng biến động của xác suất vỡ nợ của từng nhóm ngân hàng. Qua hình 4.1, Nhóm 1 có xác suất vỡ nợ duy trì ở mức thấp ổn định khoảng 0,18% -0,22%. Nhóm 2 & Nhóm 3- 4 có xác suất vỡ nợ tăng dần, đặc biệt là nhóm 3-4 nhóm ngân hàng hoạt động dưới trung bình và yếu kém có xác suất vỡ nợ cao đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu.

Hình 4.1. Xác suất rủi ro vỡ nợ (Pit) của từng nhóm ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015

Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp dựa trên số liệu từ BCTC của 27 NHTMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ ngân hàng ở việt nam bằng thang đo z SCORE (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)