0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Spectiomycin và aminoglycosid

Một phần của tài liệu SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN LẬU (Trang 38 -39 )

N. gonorrhoeae đề kháng spectinomycin hoặc aminoglycosid th−ờng xảy ra do đột biến nhiễm sắc thể một b−ớc, dẫn đến kháng thuốc ở mức độ cao. Các gen ribosomal tham gia vào quyết định đề kháng spectinomycin hoặc aminoglycosid có liên quan với nhau [31], [35]. Tuy nhiên, MIC gentamicin hơi cao cũng đ−ợc ghi nhận trong một số mẫu phân lập và tỏ ra phù hợp với cơ chế liên quan đến porin. Có khả năng, trong t−ơng lai lậu cầu sẽ nhận đ−ợc gen nằm trên plasmid (hiện có trong nhiều loài vi khuẩn khác) và sẽ mã hoá ra những emzym làm bất hoạt kháng sinh aminoglycosid.

- Quinolon

Kháng sinh quinolon đ−ợc sử dụng nhiều nhất trong điều trị lậu là kháng sinh thế hệ hai nh− ciprofloxacin và ofloxacin. Giống nh− sự phát triển đề kháng penicillin do cơ chế nhiễm sắc thể, sự đề kháng những kháng sinh này đã tiến triển nhanh và có nhiều thay đổi trên nhiễm sắc thể trong những năm qua. Sự tiếp cận của quinolon tới đích tác động đã giảm do thay đổi tính thấm

33

tế bào và có thể do cơ chế bơm đẩy. Những yếu tố này gây nên đề kháng quinolone ở mức thấp.

Đích của quinolon là topoisomerase, kể cả ADN gyrase. Đề kháng ở mức cao trên lâm sàng là do sự thay đổi đích tác động, ban đầu bởi đột biến ở gen

gyrA. Nhiều lần thay thế acid amin đã đ−ợc mô tả, khi chúng kết hợp lại sẽ gây kháng thuốc ở mức cao. Nhiều đột biến cũng xảy ra trên gen parC mã hóa topoisomerase IV, đích thứ hai của quinolon trong lậu cầu và liên quan tới kháng thuốc mức cao. Những thay đổi trong parC d−ờng nh− làm tăng biểu hiện đột biến tác động tới gyrA. Quinolon mới nhất (thứ hệ 4) có hiệu quả hơn trong việc chống lại các chủng có parC thay đổi, nh−ng ít có hiệu quả chống lại các biến chủng có đột biến gyrA. Do đó, theo giả thiết những phức hợp này có hiệu quả với một số chủng lậu cầu kháng ciprofloxacin (mà không phải tất cả) [28]. Một trong các quinolon mới nhất đ−ợc đánh giá là có hiệu quả chống bệnh lậu là trovafloxacin, đã bị cấm sử dụng ở nhiều n−ớc do tác dụng phụ gây độc của thuốc.

Kháng quinolon hầu hết là do đột biến nhiễm sắc thể, ảnh h−ởng tới đích tác động hoặc sự tiếp cận của kháng sinh tới tế bào. Sự đề kháng thuốc qua trung gian plasmid với acid nalidixic của Shigella dysenteriae đ−ợc báo cáo vào năm 1987, nh−ng ch−a đ−ợc xác nhận. Gần đây, kháng thuốc qua trung gian plasmid đ−ợc ghi nhận ở một mẫu Klebsiella pneumoniae phân lập trên lâm sàng. Yếu tố quyết định kháng thuốc nằm trên plasmid có phổ túc chủ rộng và có thể truyền sang các Enterobacteriaceae và Pseudomonas aeruginossa [37].

Một phần của tài liệu SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN LẬU (Trang 38 -39 )

×