0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Mối liên quan giữa độ nhạy cảm invitro với kết quả lâm sàng

Một phần của tài liệu SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN LẬU (Trang 31 -33 )

Điểm ng−ỡng (break point) MIC (Minimal Inhibition Concentration: nồng độ ức chế tối thiểu) là ranh giới xếp loại độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.

Mặc dù giữa độ nhạy cảm/đề kháng in vitro và kết quả lâm sàng có mối liên quan rất chặt chẽ ở bệnh lậu, mối liên quan này vẫn không phải là tuyệt đối. Đôi khi, bệnh lậu có thể tự đ−ợc hạn chế hoặc tự loại bỏ đ−ợc vi khuẩn. Thời gian mang mầm bệnh tùy theo từng vị trí bị bệnh, dài hơn khi nhiễm ở hậu môn và cổ tử cung và ngắn hơn khi nhiễm ở họng. Do đó, việc điều trị phải đ−ợc thực hiện cẩn thận, không thể đảm bảo rằng "chữa khỏi bệnh" với một phác đồ không thỏa đáng. Các phác đồ không thỏa đáng có thể ức chế tạm thời các triệu chứng và gây âm tính tạm thời khi nuôi cấy, nh−ng các triệu chứng có thể xuất hiện lại sau khi ngừng dùng kháng sinh.

Với một số kháng sinh, giữa kết quả in vitro và hiệu quả lâm sàng có mối t−ơng quan rất chặt chẽ. Đề kháng kháng sinh do penicillinase gần nh− luôn thất bại với phác đồ penicilin. Kháng spectinomycin luôn ở mức rất cao, do đột biến một b−ớc, nên không cần các tiêu chuẩn đánh giá phức tạp. Đề kháng tetracyclin do plasmid ở mức cao liên quan mật thiết đến khả năng điều trị thất bại. Tuy nhiên, với sự đề kháng do nhiễm sắc thể, ví dụ kháng penicillin và quinolon do plasmid lại thêm do nhiễm sắc thể làm cho phổ MIC mở rộng trong các chủng phân lập. Với các chủng ở 2 đầu giới hạn MIC, rất dễ phân loại là nhạy cảm hoặc đề kháng và có mối liên quan chặt chẽ với kết quả lâm sàng. Với các chủng có mức đề kháng trung bình, số ca điều trị thất bại tăng khi MIC đạt mức ng−ỡng.

26

Khái niệm “điểm ng−ỡng” MIC đ−ợc đ−a ra để tạo điều kiện cho việc quyết định điều trị dựa vào xét nghiệm độ nhạy cảm với kháng sinh. Vi khuẩn có MIC ở điểm ng−ỡng cũng đ−ợc coi là kháng thuốc với nhiễm trùng có thể chữa khỏi ở liều thông th−ờng. Trong một số tr−ờng hợp nhiễm các vi khuẩn này vẫn có đáp ứng với liệu pháp điều trị, thì vẫn giữ điểm ng−ỡng để tránh điều trị không thích hợp với nhiễm khuẩn kháng thuốc. Ng−ợc lại, các chủng

N.gonorrhoeae có MIC đạt điểm ng−ỡng, khả năng điều trị penicilin thất bại là khoảng 10-15%. Tỉ lệ thất bại tăng nhanh, đạt tới 100% nếu MIC tăng lên. Với quinolone, tỉ lệ điều trị thất bại tại điểm ng−ỡng đang đ−ợc chấp nhận thậm chí cao hơn, với ciprofloxacin là 1mg/l. Điều trị thất bại xảy ra ở khoảng 60% số bệnh nhân nhiễm các chủng lậu cầu có MIC ở ng−ỡng cao này và khoảng 8% số tr−ờng hợp điều trị thất bại xảy ra khi MIC tăng lên dù vẫn d−ới mức điểm ng−ỡng.

Ph−ơng pháp điểm ng−ỡng đ−a ra cách thiết lập hợp lí phác đồ điều trị đối với penicillin và quinolon. Với các kháng sinh khác, tình trạng không rõ ràng, đôi khi điểm ng−ỡng đ−ợc xác định một cách tùy tiện, dẫn tới mối t−ơng quan yếu giữa độ nhạy cảm của vi khuẩn và đáp ứng lâm sàng. Với azithromycin, điều trị thất bại đ−ợc ghi nhận ngay cả khi các chủng gây nhiễm có MIC d−ới điểm ng−ỡng thăm dò (rút ra từ kinh nghiệm). Với cephalosporin thế hệ 3, không thiết lập đ−ợc điểm ng−ỡng vì ch−a có thất bại trong điều trị. Không có thử nghiệm lâm sàng nào đ−ợc công bố về các kháng sinh khác đôi khi đ−ợc dùng để điều trị bệnh lậu, nh− co-trimoxazole, gentamicin và điểm ng−ỡng cũng ch−a đ−ợc xác định. Khi không có những nghiên cứu này thì điều quan trọng là phải kiểm tra các chủng phân lập từ những ca điều trị thất bại để xác định độ nhạy cảm của chúng với kháng sinh đ−ợc dùng.

Việc lựa chọn ph−ơng pháp thử nghiệm độ nhạy cảm với kháng sinh để xác định giá trị MIC (mg/l) là rất quan trọng, những ph−ơng pháp khác nhau sẽ cho giá trị MIC khác nhau nh−ng phải có ý nghĩa t−ơng đ−ơng. Việc phân loại

27

các chủng là nhạy cảm/đề kháng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn của từng ph−ơng pháp thử nghiệm và việc sử dụng các quy trình kiểm định và bảo đảm chất l−ợng phù hợp. Có thể so sánh kết quả của những nghiên cứu khác nhau về các chủng kháng thuốc hiện có. Tuy vậy, th−ờng không thể so sánh trực tiếp giá trị MIC thu đ−ợc từ các kỹ thuật khác nhau.

Một phần của tài liệu SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN LẬU (Trang 31 -33 )

×