Nội dung, chương trình và thực trạng việc dạy học môn Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 36)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Nội dung, chương trình và thực trạng việc dạy học môn Công

học Thái Nguyên

1.3.2.1. Nội dung, chương trình học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Chương trình học của môn Công tác quốc phòng, an ninh hiện nay ở nước ta được biên soạn theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh.

Nội dung của chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cung cấp những hiểu biết cơ bản giúp sinh viên nhận thức được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đấu tranh phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam để giữ gìn an ninh chính trị và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học cũng trang bị cho sinh viên kiến thức về chiến tranh cng nghệ cao; kiến thức về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới, biển đảo Việt Nam. Cấu trúc chương trình gồm 8 bài, được phân phối như sau:

Bài 1: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam (5 tiết).

Bài 2: Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao (3 tiết).

Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng (4 tiết).

Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia (3 tiết). Bài 5: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam (3 tiết).

Bài 6: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội (3 tiết).

Bài 7: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (2 tiết). Bài 8: Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội (2 tiết).

Chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh được xác định với những mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng. Người học sau khi học xong sẽ đạt được các yêu cầu sau:

* Mục tiêu về kiến thức:

MT1: Nắm vững nội dung cơ bản về âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay. Nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và lực lượng vũ trang làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của địch.

MT2: Nắm được khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh tương lai (nếu xảy ra).

MT3: Nắm vững nội dung cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng.

MT4: Nắm vững những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình hiện nay.

MT5: Nắm được những kiến thức cơ bản về dân tộc, tôn giáo, giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

MT6: Nắm được kiến thức cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Hiểu rõ nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

MT7: Nắm được những kiến thức cơ bản về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

MT8: Nắm vững những kiến thức cơ bản về phòng chống tội phạm và các loại tệ nạn xã hội.

* Mục tiêu về kỹ năng:

MT9: Tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao hiểu biết, chủ động phòng ngừa mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của địch, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa.

MT10: Cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chủ động phòng tránh và đánh thắng vũ khí công nghệ cao của địch.

MT11: Liên hệ tốt với thực tiễn hiện nay về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của Nhà trường nói riêng và lực lượng dân quân tự vệ nói chung.

MT12: Nâng cao trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đặc biệt là chủ quyền biển đảo.

MT13: Tích cực đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam .

MT14: Đấu tranh phòng chống có hiệu quả trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

MT15: Có ý thức tự giác, tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

MT16: Tham gia tích cực trong nhiệm vụ phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong Nhà trường và khu vực dân cư.

Như vậy, với cấu trúc, đặc điểm và mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của chương trình, chúng tôi thiết nghĩ, việc vận dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh là phù hợp và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao như mong đợi.

1.3.2.2. Thực trạng dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyênhiện nay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý luận và thực tiễn đã luôn khẳng định môn Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhận thấy tầm quan trọng về vị trí, vai trò của môn học, trong những năm qua, bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và môn Công tác quốc phòng, an ninh nói riêng ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã luôn tìm cách đổi mới phương pháp dạy học để có thể truyền đạt và giáo dục đầy đủ các kiến thức về quốc phòng, an ninh cho sinh viên. Nhờ đó, bước đầu đã thu được nhiều thành tựu quan trọng cả về phương pháp dạy học lẫn phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Trong những năm gần đây, hầu hết giảng viên môn Công tác quốc phòng, an ninh đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học từ phương pháp thuyết trình độc thoại một chiều sang các phương pháp dạy học tích cực, nhằm khắc sâu kiến thức trọng tâm và hướng tới phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, hình thành các phẩm chất đạo đức, chính trị, quân sự cho sinh viên. Trong quá trình dạy học, giảng viên luôn chú trọng việc trang bị cho sinh viên các kĩ năng phân tích, liên hệ, so sánh, vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng đã được học vào trong cuộc sống.

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhằm giúp cho sinh viên có kiến thức đa chiều về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới và đồng thời phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên, nhiều giảng viên đã chú trọng đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Những đoạn video ngắn, những hình ảnh minh họa cho phần lý luận/lý thuyết đã giúp sinh viên hiểu bài học, khắc sâu kiến thức cho sinh viên.

Bên cạnh đó, một số giảng viên đã tiếp cận cách nhìn mới về dạy học, về phương pháp dạy học hiện đại, đã chú trọng việc dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, trong giờ học, đã hướng vào tổ chức các hoạt động dạy học thông qua các kỹ thuật dạy học hiện đại, thay vì chỉ độc thoại hay yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Nhờ đó, chất lượng học của học sinh được tăng cường.

Cùng với đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên môn Công tác quốc phòng, an ninh cũng tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trên cơ sở nhận thức đúng rằng phương pháp kiểm tra, đánh giá là cơ sở, động lực cho việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy và học. Do đó, thay vì tập trung vào thiết kế đề kiểm tra và thi cuối khóa học đều là đề tự luận như trước đây, môn Công tác quốc phòng, an ninh đã chú trọng thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng hiện đại như thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đề tự luận mở... điều đó, còn có tác dụng hình thành, phát triển năng lực tự học của sinh viên. Bởi lẽ, sinh viên hiểu rõ rằng, để làm

bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan hay tự luận mở đạt điểm cao, cần phải có chiến lược học tập rõ ràng. Trong quá trình học, các em không chỉ học kỹ các nội dung kiến thức trong giáo trình, mà còn rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, đọc nhiều nguồn tài liệu bên ngoài, tích cực xem các tin tức, thời sự tổng hợp... để có thể có nhiều dẫn liệu thực tế trong bài thi. Cách học này còn giúp sinh viên nâng cao các năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích - tổng hợp, năng lực nhận xét đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện trách nhiệm công dân...

Với việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá đã giúp cho chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh nói chúng và môn Công tác quốc phòng, an ninh nói riêng ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên trong những năm qua được nâng cao rõ rệt. Bảng số liệu về kết quả học tập của sinh viên dưới đây đã chứng minh cho điều đó:

Bảng 1.2: Kết quả học của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Năm học Số lượng

sinh viên Giỏi Khá

Trung bình khá Trung bình Không đạt 2016 - 2017 7127 131 (1,84%) 2986 (41,9%) 2811 (39,4%) 217 (3%) 982 (13,8%) 2017 - 2018 7504 375 (5%) 3344 (44,56%) 2612 (34,81%) 141 (1,88%) 1032 (13,75%) 2018 - 2019 6431 562 (8.74%) 3949 (61,41%) 1753 (27,26%) 43 (0,67%) 124 (1,93%)

(Nguồn: kết quả điều tra, khảo sát)

Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, hiện nay quá trình dạy và học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên còn có một số hạn chế sau:

Về phương pháp dạy học: Một số giảng viên chưa thật đầu tư xứng đáng về công sức và tâm huyết cho môn học. Chẳng hạn, trong quá trình lên lớp dạy, giảng viên mới chỉ khai thác những câu chuyện/thông tin/sự kiện/tình huống có sẵn, mà chưa tự tìm tòi những điều mới ngoài thực tiễn nhất là những sự kiện an ninh, quốc phòng trong và ngoài nước để đưa vào bài giảng của mình sao cho sinh động và có tính thực tế. Bên cạnh đó, một số giảng viên khi dạy học phần lý luận còn có xu hướng đề cao việc giảng giải kiến thức, chưa chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, sáng tạo và các năng lực tư duy phản biện, năng lực tự học... cho sinh viên.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mặc dù đã đổi mới nhưng mới chỉ đánh giá được việc ghi nhớ, sử dụng kiến thức lý thuyết chứ chưa đánh giá được các năng lực của sinh viên.

Tình trạng trên đã làm cho bài học trở nên khô khan, cứng nhắc. Làm cho một số sinh viên không hứng thú với học bài, lười học và kết quả là phải học lại.

Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên thì việc đổi mới nội dung, nhất là đổi mới phương pháp dạy học trở nên cần thiết.

* Những thuận lợi và khó khăn trong vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Thông qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm, tác giả nhận thấy việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở đây. Cụ thể:

- Thuận lợi:

Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên có những thuận lợi là:

Thứ nhất, sự quan tâm, chỉ đạo của Đại học Thái Nguyên, của Ban Giám

đốc Trung tâm và các phòng ban liên quan đến công tác giảng dạy của giảng viên về đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và môn Công tác quốc phòng, an ninh nói riêng.

Thứ hai, thuận lợi từ phía giảng viên: đa số giảng viên giảng dạy môn

Công tác quốc phòng, an ninh được đào tạo bài bản ở các trường đại học, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Trong những năm qua, bằng sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, các giảng viên giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh đã tự nâng cao năng lực bản thân, đổi mới phương pháp dạy học.

Trong các giờ dạy lý thuyết, nhiều phương pháp giảng dạy đã được các giảng viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kết hợp giữa thuyết trình với thảo luận, gắn lý luận với thực tiễn. Ngoài các giờ học chính khóa được tổ chức trên lớp lý thuyết, bộ môn còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, trên cơ sở đó, giúp cho sinh viên có nhiều kiến thức và hình thành nhiều năng lực tích cực cho sinh viên. Với những nỗ lực đó, kết quả học tập các môn Công tác quốc phòng, an ninh của sinh viên từng bước được thay đổi, số lượng sinh viên phải học lại ở các khóa học giảm dần. Đặc biệt, nỗi sợ hãi, ám ảnh về các môn học được thay đổi bằng niềm yêu thích, sự đam mê nghiên cứu môn học này.

Thứ ba, thuận lợi từ phía sinh viên: Trung tâm Giáo dục quốc phòng và

an ninh - Đại học Thái Nguyên, là một trong những Đại học vùng nổi tiếng, ở Đại học Thái Nguyên hiện nay bao gồm 7 trường đại học lớn là Đại học Sư

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 36)