Năng lực học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Năng lực học tập của sinh viên

Trong quá trình dạy học, ngoài việc giảng viên phải có năng lực dạy thì việc sinh viên phải có năng lực học là vấn đề quan trọng. Khi có năng lực học

tập, sinh viên sẽ có khả năng thực hiện thành công hoạt động học trên lớp và thậm chí là ở nhà nhờ vào việc vừa biết huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng mà giảng viên đã cung cấp cho, vừa tự tìm kiếm được các kiến thức, kỹ năng bên ngoài để bổ sung vào bài học.

Trong năng lực học tập của sinh viên thì năng lực tự học là quan trọng nhất. Đó là một thuộc tính kĩ năng rất phức hợp, gồm cả kỹ năng và kỹ xảo, nó gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho sinh viên có thể đáp ứng được những yêu cầu mà giảng viên nên ra.

Khi có năng lực tự học, sinh viên có khả năng xác định được các nhiệm vụ học tập phức hợp một cách tự giác, sáng tạo, chủ động. Qua đó tự đặt ra mục tiêu học tập và nỗ lực, phấn đấu thực hiện mục tiêu đó. Ngoài ra, có năng lực tự học, sinh viên còn có thể thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả, biết điều chỉnh những hạn chế về mặt nhận thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt hơn.

Khi giáo viên vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống, đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần tự giác, phải năng động và có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. Phương pháp tình huống chỉ đạt hiệu quả khi sinh viên chủ động hợp tác, tích cực và hăng say trong học tập. Sinh viên phải là người biết quản lý tốt thời gian tự học tập, tự nghiên cứu của mình. Những sinh viên đã quen với phương pháp học thụ động (thầy giảng, trò nghe), không có tư duy độc lập và không quen phản biện quan điểm của giảng viên có thể khó thích ứng với phương pháp tình huống.

Do vậy, yêu cầu đặt ra trong dạy học tình huống đối với môn học Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên là: Sinh viên phải tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học; tham gia thảo luận, giải quyết các tình huống một cách sôi nổi. Sinh viên cần mạnh dạn trình bày quan điểm và đặt các câu hỏi phản biện trong quá trình thảo luận để hiểu nội dung bài học. Ngoài ra, sinh viên còn có thể tự tìm tòi, xây

dựng thêm các tình huống phù hợp với bài học và yêu cầu, nhiệm vụ học tập, chia sẻ các tình huống đó cùng các bạn, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng học tập của bản thân.

Để vận dụng thành công phương pháp tình huống trong dạy học, yêu cầu đặt ra là sinh viên phải chịu khó đọc tài liệu, chuẩn bị bài trước khi lên lớp để chủ động lĩnh hội kiến thức; thường xuyên nghiên cứu tài liệu. Việc nghiên cứu trước tài liệu giúp sinh viên nhận biết được tình huống sẽ liên quan đến đơn vị kiến thức nào, từ đó đào sâu tri thức, phát huy năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Đồng thời, khi nghiên cứu trước tài liệu bên ngoài giáo trình, sinh viên có thêm thông tin thực tế để giải quyết tình huống một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 65 - 67)