Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 70 - 73)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.1.Kế hoạch thực nghiệm

3.1.1.1. Mục đích của thực nghiệm

Mục đích của hoạt động thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Đồng thời, thông qua đó, xác định tính khách quan, chính xác, toàn diện về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên.

Kết quả đạt được từ thực nghiệm sư phạm giúp tác giả luận văn rút ra được những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Từ đó, có những quyết định hợp lý, khắc phục khó khăn để vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học, đồng thời kết hợp phương pháp tình huống với các phương pháp khác nhằm đem lại chất lượng tốt nhất trong dạy học Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm thời gian tới.

Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ cho biết tính hiệu quả của quy trình dạy học đã đề xuất. Thấy được những khiếm khuyết, thiếu sót của quy trình đó và có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình, đem lại hiệu quả cao trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

3.1.1.2. Giả thuyết thực nghiệm

Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm trên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sẽ thu được kết quả như sau:

Ở lớp thực nghiệm, tác giả tiến hành giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh có vận dụng phương pháp tình huống thu hút được sự chú ý của sinh viên. Sinh viên có nhiều hứng thú hơn trong giờ học, tự giác, năng động, tích cực tham gia thảo luận tình huống và trả lời câu hỏi. Sinh viên còn tự đánh giá được nội dung, tự động lĩnh hội kiến thức lý thuyết sau khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho tình huống. Sau khi nghiên cứu và giải quyết tình huống sinh viên còn biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phát triển được năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy phản biện và rút ra bài học cho bản thân.

Ở lớp đối chứng, giảng viên giảng dạy vận dụng phương pháp truyền thống, chủ yếu thuyết trình nội dung bài học, sinh viên thụ động tiếp nhận tri thức, chăm chú lắng nghe và ghi chép; tư duy chậm chạp, ỷ lại, trông chờ vào giảng viên, việc học tập diễn ra theo lối mòn, thụ động chiếm lĩnh kiến thức từ phía người dạy.

3.1.1.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm và đối chứng * Phương pháp thực nghiệm

Để bảo đảm tính chính xác và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên, tác giả tiến hành điều tra xã hội học, khảo sát trình độ của HS cũng như phương pháp dạy học của GV… ở các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Đồng thời tiến hành dạy học các lớp đã lựa chọn, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Tổng hợp, phân tích số liệu thu thập sau quá trình dạy thực nghiệm. Rút ra kết luận về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp.

* Thời gian thực nghiệm:

Quá trình thực nghiệm diễn ra từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4 (từ ngày 18 tháng 5 năm 2020 đến ngày 12 tháng 6 năm 2020) của khóa K28 CN1 (sinh viên khóa K55 của Trường Đại học Kĩ thuật công nghiệp).

* Địa điểm thực nghiệm:

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

* Đối tượng thực nghiệm và đối chứng:

Đối tượng tiến hành thực nghiệm là sinh viên khóa K28 - CN1 (hệ Đại học - khóa K55 Trường Đại học Kĩ thuật công nghiệp) và được chia thành hai loại lớp là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Hiện nay, việc học tập môn Công tác quốc phòng, an ninh của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên là học theo lớp ghép, hai đến ba lớp ghép lại thành một Trung đội và tham gia học tập trên giảng đường. Chính vì vậy, các lớp thực nghiệm và đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên, cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Các lớp tham gia thực nghiệm

STT Tên lớp Trung đội Số sinh viên Tổng số sinh viên

1 Lớp đối chứng Trung đội 2 114

236

Trung đội 4 122

2 Lớp thực nghiệm Trung đội 1 116

238

Trung đội 6 122

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát)

Để đảm bảo tính khoa học và chính xác của kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên được chọn ở một trường, cùng một ngành học nên có độ tương đồng về trình độ. Học lực của sinh viên ở cả hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chênh lệch không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 70 - 73)