Trình độ, năng lực dạy học của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 64 - 65)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1.Trình độ, năng lực dạy học của giảng viên

Trong quá trình dạy học nói chung, trình độ, năng lực dạy học của giảng viên luôn là yếu tố quyết định chất lượng dạy học.

Trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, việc áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc trước hết vào người giảng viên, mà điểm quan trọng nhất là ở trình độ, năng lực dạy học của giảng viên. Nếu có trình độ, giảng viên không chỉ biết chọn lọc tri thức để giảng dạy, phân tích các tri thức đã có, đề xuất, gợi mở tri thức mới... mà còn biết lựa chọn tình huống phù hợp với tri thức. Hơn nữa, khi tổ chức cho sinh viên giải quyết tình huống, giảng viên còn biết theo dõi, khuyến khích người học tham gia tích cực vào thảo luận tình huống, đề xuất các cách giải quyết nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra. Muốn vậy, giảng viên cần có kiến thức chuyên sâu, kiến thức sư phạm, có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy.

Để vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên thành công thì giảng viên cần hướng dẫn sinh viên đọc và chuẩn bị nội dung sẽ được tìm hiểu trong buổi học tới, yêu cầu sinh viên đọc giáo trình, tài liệu tham khảo trên cơ sở các câu hỏi gợi ý của giảng viên. Công việc hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài giữ một vai trò quan trọng giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về bài học, đủ tự tin để tham gia giải quyết các tình huống cùng với giảng viên và bạn bè.

Trình độ, kỹ năng dạy học của giảng viên chỉ có được khi giảng viên tâm huyết với nghề. Tức là, giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức; thường xuyên rèn luyện kỹ năng, năng lực dạy học. Giảng viên phải có khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa được kiến thức, thấy được nội dung nào là trọng tâm, nội dung nào không trọng tâm; có sự sáng tạo trong cung cấp kiến thức cho người học. Bên cạnh kiến thức tinh tế và chính xác, đòi hỏi giảng viên còn phải liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và mới, kiến thức bộ môn này với bộ môn khác, liên hệ thực tiễn. Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội luôn thay đổi một cách nhanh chóng, các tình huống thực tế liên tục nảy sinh. Do vậy, để có được một tình huống tốt phục vụ bài học, đạt được mục tiêu bài học đề ra, yêu cầu giảng viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để cập nhật, xử lý thông tin và xây dựng tình huống mới.

Kỹ năng dạy học của giảng viên sẽ tác động lớn đến việc hình thành năng lực cho sinh viên. Giảng viên cần thiết kế giờ dạy để tạo hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động của sinh viên. Trong bài giảng, giảng viên cần phối hợp và vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học nhằm tạo được sự vận động phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên, giúp sinh viên tham gia chiếm lĩnh bài học một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ đây cho thấy, việc giảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tham gia các lớp học, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy là yếu tố quan trọng và phải được tiến hành thường xuyên. Chỉ trên cơ sở không ngừng rèn luyện thường xuyên, giảng viên mới có kiến thức vững vàng và năng lực dạy học tốt. Nếu giảng viên hài lòng với những kiến thức và kỹ năng mình có thì không bao giờ có một giờ giảng thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 64 - 65)