Cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 67)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3.Cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học rất quan trọng đối với dạy và học. Một phương pháp dạy học nào đó chỉ đem lại thành công khi có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu như phương pháp đó yêu cầu.

Đối với việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cũng vậy. Để đạt được hiệu quả cao, cần có sự đáp ứng ở mức độ cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu. Đó là các yếu tố như: máy chiếu, tranh ảnh, bàn ghế linh động có thể bố trí học nhóm dễ dàng, máy projector, overhead, hệ thống âm thanh, ánh sáng, giáo trình, học liệu tham khảo để xây dựng tình huống…

Hiện nay ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên các yếu tố cơ sở vật chất như phòng học, bàn ghế... tương đối đầy đủ, thuận tiện cho việc học nhóm. Trong những năm gần đây, Trung tâm đã chú trọng đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập. Hiện nay, Trung tâm có 01 hội trường, 01 giảng đường 5 tầng gồm 10 phòng học với đầy đủ hệ thống máy tính, máy chiếu và loa đài phục vụ cho việc dạy và học. Ngoài ra, Trung tâm còn có 02 phòng máy tính, thư viện với nhiều loại giáo trình, tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập của giảng viên và sinh

viên. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc vận dụng phương pháp tình huống vào dạy học môn Công tác quốc phòng và an ninh tại Trung tâm thì các tài liệu, thiết bị khác như âm thanh, máy chiếu, giấy A0, A4, bút dạ, máy tính, tranh ảnh… phục vụ cho sinh viên thảo luận vẫn chưa đủ. Mặt khác, cách bố trí không gian trong phòng học với kiểu bàn ghế cố định, phòng học chưa đủ rộng, hệ thống máy chiếu, loa đài đôi khi còn trục trặc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dạy học bằng phương pháp tình huống.

Trên thực tế một giờ dạy không chỉ có một phương pháp. Hơn nữa để nâng cao hiệu suất bài giảng, giúp sinh viên học tập tích cực hơn, đòi hỏi giảng viên phải kết hợp dạy học bằng tình huống với các phương pháp dạy học khác như thảo luận, đóng vai… Do đó, các điều kiện cơ sở vật chất khác như trang phục, dụng cụ… phục vụ cho đóng vai giải quyết tình huống cũng trở thành yêu cầu bắt buộc cần phải có để đảm bảo giờ học thành công. Những yếu tố này hiện tại ở Trung tâm cũng chưa có. Trước mắt sinh viên có thể đi mượn ở bên ngoài. Nhưng để nâng cao chất lượng giờ dạy thì việc trang bị đầy đủ ngay ở Trung tâm là việc cần thiết phải thực hiện.

Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học bằng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh nói riêng, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cần phải đầu tư ở mức tối đa các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Chỉ khi nào các yếu tố này được đảm bảo, quá trình dạy và học mới diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh nói chung và thực trạng vận dụng phương pháp tình huống nói riêng ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, tác giả đã đề xuất quy trình dạy học bằng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh bao gồm: Quy trình thiết kế bài giảng; Quy trình thực hiện giờ học/đơn vị kiến thức có vận dụng phương pháp tình huống; Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với giờ dạy theo phương pháp tình huống. Để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên thì các quy trình này phải được diễn ra đồng thời trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Ngoài ra, để thực hiện quy trình vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên có hiệu quả tác giả đã xác định những điều kiện cụ thể đối với giảng viên và sinh viên, những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu. Những điều kiện này chỉ đem lại hiệu quả thực sự khi được kết hợp một cách đồng bộ với sự quyết tâm và nhiệt huyết của giảng viên để đạt được kết quả dạy học tốt nhất.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH -

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 3.1. Thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm

3.1.1.1. Mục đích của thực nghiệm

Mục đích của hoạt động thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Đồng thời, thông qua đó, xác định tính khách quan, chính xác, toàn diện về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên.

Kết quả đạt được từ thực nghiệm sư phạm giúp tác giả luận văn rút ra được những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Từ đó, có những quyết định hợp lý, khắc phục khó khăn để vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học, đồng thời kết hợp phương pháp tình huống với các phương pháp khác nhằm đem lại chất lượng tốt nhất trong dạy học Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm thời gian tới.

Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ cho biết tính hiệu quả của quy trình dạy học đã đề xuất. Thấy được những khiếm khuyết, thiếu sót của quy trình đó và có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình, đem lại hiệu quả cao trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

3.1.1.2. Giả thuyết thực nghiệm

Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm trên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sẽ thu được kết quả như sau:

Ở lớp thực nghiệm, tác giả tiến hành giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh có vận dụng phương pháp tình huống thu hút được sự chú ý của sinh viên. Sinh viên có nhiều hứng thú hơn trong giờ học, tự giác, năng động, tích cực tham gia thảo luận tình huống và trả lời câu hỏi. Sinh viên còn tự đánh giá được nội dung, tự động lĩnh hội kiến thức lý thuyết sau khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho tình huống. Sau khi nghiên cứu và giải quyết tình huống sinh viên còn biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phát triển được năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy phản biện và rút ra bài học cho bản thân.

Ở lớp đối chứng, giảng viên giảng dạy vận dụng phương pháp truyền thống, chủ yếu thuyết trình nội dung bài học, sinh viên thụ động tiếp nhận tri thức, chăm chú lắng nghe và ghi chép; tư duy chậm chạp, ỷ lại, trông chờ vào giảng viên, việc học tập diễn ra theo lối mòn, thụ động chiếm lĩnh kiến thức từ phía người dạy.

3.1.1.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm và đối chứng * Phương pháp thực nghiệm

Để bảo đảm tính chính xác và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên, tác giả tiến hành điều tra xã hội học, khảo sát trình độ của HS cũng như phương pháp dạy học của GV… ở các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Đồng thời tiến hành dạy học các lớp đã lựa chọn, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Tổng hợp, phân tích số liệu thu thập sau quá trình dạy thực nghiệm. Rút ra kết luận về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp.

* Thời gian thực nghiệm:

Quá trình thực nghiệm diễn ra từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4 (từ ngày 18 tháng 5 năm 2020 đến ngày 12 tháng 6 năm 2020) của khóa K28 CN1 (sinh viên khóa K55 của Trường Đại học Kĩ thuật công nghiệp).

* Địa điểm thực nghiệm:

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

* Đối tượng thực nghiệm và đối chứng:

Đối tượng tiến hành thực nghiệm là sinh viên khóa K28 - CN1 (hệ Đại học - khóa K55 Trường Đại học Kĩ thuật công nghiệp) và được chia thành hai loại lớp là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Hiện nay, việc học tập môn Công tác quốc phòng, an ninh của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên là học theo lớp ghép, hai đến ba lớp ghép lại thành một Trung đội và tham gia học tập trên giảng đường. Chính vì vậy, các lớp thực nghiệm và đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên, cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Các lớp tham gia thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Tên lớp Trung đội Số sinh viên Tổng số sinh viên

1 Lớp đối chứng Trung đội 2 114

236

Trung đội 4 122

2 Lớp thực nghiệm Trung đội 1 116

238

Trung đội 6 122

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát)

Để đảm bảo tính khoa học và chính xác của kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên được chọn ở một trường, cùng một ngành học nên có độ tương đồng về trình độ. Học lực của sinh viên ở cả hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chênh lệch không đáng kể.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

3.1.2.1. Nội dung bài học tiến hành thực nghiệm

Nội dung chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh khá rộng. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ lựa chọn một số đơn vị kiến thức để tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng (không tiến hành thực nghiệm đối với những tiết học thực hành, các tiết làm bài kiểm tra và các tiết hướng dẫn ôn tập). Cụ thể như sau:

Giáo án số 1

Bài B1. Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam (Tiết 2).

Nội dung cơ bản của bài B1 gồm 4 phần sau:

Phần 1: Chiến lược “Diễn biến hòa hình”, Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Chủ nghĩa xã hội.

Phần 2: Chiến lược “Diễn biến hòa hình”, Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Cách mạng Việt Nam.

Phần 3: Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa hình”, Bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước ta.

Phần 4: Những giải pháp phòng, chống Chiến lược “Diễn biến hòa hình”, Bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay.

Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành dạy thực nghiệm 1 tiết tương ứng với phần 2: Chiến lược “Diễn biến hòa hình”, Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Cách mạng Việt Nam.

Giáo án số 2

Bài B7: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Tiết 1).

Nội dung cơ bản của bài B7 gồm 3 phần:

Phần 1: Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phần 2: Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phần 3: Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tương tự như giáo án số 1, vì điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành dạy thực nghiệm 1 tiết tương ứng với phần 1: Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3.1.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm và dạy thực nghiệm

Nội dung khoa học của bài học được thiết kế dựa trên Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh (Nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo, tái bản năm 2014). Đây là tài liệu chính thống dùng cho sinh viên đang học tập môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Ngoài ra, quá trình thiết kế giáo án còn sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo khác từ các sách tham khảo, nguồn internet... để thu thập thông tin biên soạn tình huống.

Giáo án của các lớp thực nghiệm và đối chứng được thiết kế dựa trên các nguyên tắc: không làm thay đổi chương trình, kế hoạch, nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Đại học Thái Nguyên cũng như của Trung tâm đề ra trong năm học.

Giáo án thực nghiệm số 1 và số 2: Xem phụ lục số 1 và phụ lục số 2 Để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, quá trình dạy thực nghiệm có sự tham gia của tác giả luận văn và giảng viên giảng dạy Bộ môn Công tác quốc phòng, an ninh. Trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi có mời lãnh đạo Khoa giáo viên và toàn thể giảng viên trong bộ môn tới dự giờ và đánh giá giờ dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Kết quả dạy học trong và sau thực nghiệm

* Trong thực nghiệm

Trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi vừa dạy, vừa đối chiếu, so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, và đã rút ra được một số kết luận sau:

- Ở lớp thực nghiệm: Với phương pháp tình huống là chủ đạo kết hợp với thảo luận nhóm làm cho giờ học diễn ra khá sôi nổi. Sinh viên học tập tích cực, tự giác. Tất cả sinh viên đều tham gia thảo luận tình huống và có những kiến giải một cách tương đối sâu sát về tình huống được giao. Nội dung kiến thức của bài học được sinh viên bóc tách và rút ra sau khi giải quyết tình huống một cách rõ ràng, phù hợp với mục tiêu về kiến thức của bài học. Mục tiêu về kỹ năng, thái độ, năng lực cũng được định hình rõ nét ở sinh viên. Sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt năng lực phản biện được hình thành ở sinh viên khi các sinh viên phản biện lại ý kiến của nhau hay có đóng góp cho bài của nhóm bạn. Sinh viên cũng hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và có những đóng góp hữu ích cho bài học. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm được thiết lập và thêm phần gắn kết. Khoảng cách giữa giảng viên với sinh viên cũng được thu hẹp lại do giảng viên luôn đặt ra các câu hỏi và tình huống phù hợp với trạng thái tâm lý, khả năng nhận thức của sinh viên.

- Ở lớp đối chứng: Với phương pháp thuyết trình là chủ đạo xen kẽ hỏi đáp. Với mỗi khi giảng viên thuyết trình tích cực, sinh viên chăm chú nghe giảng, ghi chép bài cẩn thận. Song, khi giảng viên bắt đầu đặt câu hỏi thì hầu hết sinh viên nào trên mặt cũng biểu hiện sự lo âu, khi giảng viên gọi được một người nào đó trả lời, những tiếng to nhỏ bắt đầu thì thầm, nhiều khuân mặt giãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 67)