Kết quả dạy học trong và sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 74)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.3.Kết quả dạy học trong và sau thực nghiệm

* Trong thực nghiệm

Trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi vừa dạy, vừa đối chiếu, so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, và đã rút ra được một số kết luận sau:

- Ở lớp thực nghiệm: Với phương pháp tình huống là chủ đạo kết hợp với thảo luận nhóm làm cho giờ học diễn ra khá sôi nổi. Sinh viên học tập tích cực, tự giác. Tất cả sinh viên đều tham gia thảo luận tình huống và có những kiến giải một cách tương đối sâu sát về tình huống được giao. Nội dung kiến thức của bài học được sinh viên bóc tách và rút ra sau khi giải quyết tình huống một cách rõ ràng, phù hợp với mục tiêu về kiến thức của bài học. Mục tiêu về kỹ năng, thái độ, năng lực cũng được định hình rõ nét ở sinh viên. Sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt năng lực phản biện được hình thành ở sinh viên khi các sinh viên phản biện lại ý kiến của nhau hay có đóng góp cho bài của nhóm bạn. Sinh viên cũng hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và có những đóng góp hữu ích cho bài học. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm được thiết lập và thêm phần gắn kết. Khoảng cách giữa giảng viên với sinh viên cũng được thu hẹp lại do giảng viên luôn đặt ra các câu hỏi và tình huống phù hợp với trạng thái tâm lý, khả năng nhận thức của sinh viên.

- Ở lớp đối chứng: Với phương pháp thuyết trình là chủ đạo xen kẽ hỏi đáp. Với mỗi khi giảng viên thuyết trình tích cực, sinh viên chăm chú nghe giảng, ghi chép bài cẩn thận. Song, khi giảng viên bắt đầu đặt câu hỏi thì hầu hết sinh viên nào trên mặt cũng biểu hiện sự lo âu, khi giảng viên gọi được một người nào đó trả lời, những tiếng to nhỏ bắt đầu thì thầm, nhiều khuân mặt giãn ra, những tiếng thở phào nhẹ nhõm. Nếu giảng viên tiếp tục đặt các câu hỏi khác, tình trạng trên lại lặp lại. Chúng tôi nhận thấy giờ học có phần áp lực với sinh viên. Đặc biệt là, không có bất cứ sinh viên nào giơ tay phát biểu và cũng không có tiếng nói nào thảo luận về bài học. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phản biện hầu như không xuất hiện trong suốt giờ giảng.

* Sau thực nghiệm

Để củng cố những nhận định trên là đúng và tránh thiên kiến chủ quan của mình, đồng thời nhằm kiểm chứng rõ hơn mức độ tiếp thu bài giảng của sinh viên, sau quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành 2 bước sau:

Bước 1: Tiến hành phỏng vấn kết hợp với phát phiếu điều tra sinh viên

nhằm đánh giá những biểu hiện của sinh viên trong giờ học theo phương pháp sử dụng tình huống. Tổng hợp từ nguồn phiếu điều tra xã hội học đối với 238 sinh viên sau giờ học thực nghiệm có sử dụng phương pháp tình huống, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.2. Mức độ hiểu bài và thái độ học tập của sinh viên đối với giờ học Câu hỏi 1: Anh/chị cho biết mức độ hiểu bài của mình trong quá trình học môn Công tác quốc phòng, an ninh khi giảng viên dạy học bằng phương pháp tình huống?

Mức độ hiểu bài Số ý kiến Tỷ lệ

Rất hiểu bài 158/238 66,39%

Hiểu bài 62/238 26,05%

Hiểu một phần 18/238 7,56%

Không hiểu bài 0/238 0%

Câu hỏi 2: Khi giảng viên dạy học bằng phương pháp tình huống trong môn Công tác quốc phòng, an ninh đã giúp anh/chị hình thành những năng lực nào dưới đây?

Làm việc nhóm 237/238 99,58%

Giải quyết vấn đề 202/238 84,87%

Xử lý tình huống 238/238 100%

Tư duy lôgic 150/238 63,02%

Tư duy phản biện 143/238 60,08%

Tư duy sáng tạo 120/238 50,42%

Câu hỏi 3: Anh/chị cảm thấy giờ học môn Công tác quốc phòng, an ninh bằng phương pháp tình huống như thế nào?

Giờ học hay và sôi nổi mang lại nhiều hứng thú cho người học

185/238 77,73%

Giờ học bình thường như những giờ học khác 53/238 22,27%

Câu hỏi 4: Theo anh/chị việc vận dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh là:

Rất cần thiết 173/238 72,69%

Cần thiết 55/238 23,11%

Bình thường 8/238 3,36%

Ít cần thiết 2/238 0,84%

Không cần thiết 0/238 0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 5: Theo anh/chị, việc giảng viên dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh bằng phương pháp tình huống so với phương pháp thuyết trình sẽ làm cho anh/chị:

Hiểu bài nhiều hơn 198/238 83,19%

Hiểu bài ít hơn 0/238 0%

Bình thường 40/238 16,81%

Không hiểu bài 0/238 0%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua bảng thống kê trên có thể nhận thấy: Việc dạy học bằng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã đem lại nhiều thành công, cụ thể:

Thứ nhất: Đã giúp cho hầu hết sinh viên hiểu bài học, có tới 92,78% sinh viên được hỏi cho rằng mình rất hiểu bài và hiểu bài học. Trong đó có tới 66,39% trả lời rất hiểu bài. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (chiếm tỷ lệ 6,3%) cho rằng chưa hiểu bài do các nguyên nhân như chưa học kỹ bài ở nhà, còn lơ đãng trong giờ học, do giảng viên giảng bài hơi nhanh. Sinh viên cũng cho rằng, việc dạy học bằng phương pháp tình huống sẽ đem lại khả năng hiểu bài nhiều hơn so với phương pháp thuyết trình truyền thống.

Thứ hai: Việc dạy học bằng phương pháp tình huống không những giúp sinh viên hiểu hơn về môn học mà còn thúc đẩy việc hình thành các năng lực ở

sinh viên, như năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực xử lý tình huống, năng lực tư duy lôgic, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo. Đây là những năng lực rất cần thiết của người sinh viên thế hệ mới để hội nhập và phát triển. Điều này một lần nữa chứng minh việc dạy học bằng phương pháp tình huống vô cùng cần thiết và có vai trò quan trọng.

Thứ ba: Trong giờ học môn Công tác quốc phòng, an ninh sinh viên không còn cảm thấy chán nản nữa mà ngược lại các em có được niềm vui, hứng thú học tập tăng lên rõ rệt. Kết quả ở điều ra xã hội học cho thấy có 77,73% sinh viên cho biết giờ học hay và sôi nổi, mang lại nhiều hứng thú. Con số này đã khẳng định sự thành công của giờ học. Bởi trong điều kiện có nhiều yếu tố bên ngoài tác động, việc phần lớn sinh viên có được sự phấn khích trong giờ học là một điều không phải bất cứ phương pháp dạy học nào cũng làm được.

Thứ tư: Sinh viên còn nhận thức được rằng, rất cần giảng viên thay đổi phương pháp dạy học theo cách vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh. Điều này được phản ánh trong bảng điều tra xã hội học trên. Hầu hết sinh viên (chiếm tỷ lệ 95,8%) khẳng định rất cần thiết và cần thiết phải vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học.

Như vậy, có thể khẳng định, việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên là một việc đúng đắn, phù hợp và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn. Tuy nhiên, phương pháp tình huống tất yếu không thể là phương pháp dạy học vạn năng, không phải sinh viên nào cũng hào hứng tiếp nhận. Do đó, giảng viên cần bổ sung những phương pháp dạy học khác vào bài giảng của mình cho phù hợp với sự đa dạng trong nhận thức và nhu cầu của sinh viên để đem lại hiệu quả cao nhất.

Bước 2: Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh

kiểm tra được làm trong thời gian 45 phút. Đề bài bao gồm 2 phần: trắc nghiệm khách quan và tự luận (Xem phụ lục 3). Cả hai lớp cùng làm chung một đề, thang điểm được đánh giá như nhau (sử dụng thang điểm 10). Các điểm số được phân làm bốn mức độ sau:

Mức 1. Loại giỏi: Từ điểm 9 đến 10 Mức 2. Loại khá: Từ điểm 7 đến 8

Mức 3. Loại trung bình: Từ điểm 5 đến 6 Mức 4. Loại yếu kém: Các điểm từ dưới 5

Dưới đây là bảng kết quả kiểm tra 1 tiết của sinh viên ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm:

Bảng 3.3: Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở lần thực nghiệm thứ nhất

Phân loại Tên lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lớp đối chứng Trung đội 2 (114 SV) 18 15,8 55 48,2 41 36 0 0 Lớp thực nghiệm Trung đội 1 (116 SV) 25 21,6 69 59,5 22 18, 9 0 0

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát)

0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Biểu đồ 3.1: Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở lần thực nghiệm thứ nhất

Dựa vào biểu đồ trên có thể nhận xét rằng: Việc giảng viên vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đem lại kết quả cao trong bài kiểm tra. Cụ thể: Mặc dù ở cả hai loại lớp đều không có sinh viên nào có điểm kiểm tra đạt mức yếu. Song ở lớp đối chứng số sinh viên có điểm kiểm tra khá, giỏi đều thấp hơn lớp thực nghiệm. Trong khi đó, điểm trung bình lại cao hơn.

Để kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, chúng tôi tiếp tục cho sinh viên ở lần dạy thực nghiệm lần hai làm bài kiểm tra 1 tiết và điểm thu được như sau:

Bảng 3.4: Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở lần thực nghiệm thứ hai

Phân loại Tên lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Lớp đối chứng Trung đội 4 (122 SV) 23 18.8 65 53,3 34 27,9 0 0 Lớp thực nghiệm Trung đội 6 (122 SV) 32 26,2 80 65,6 10 8,2 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát)

Kết quả trên được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2: Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC ở lần thực nghiệm thứ hai

Với biểu đồ trên cũng cho thấy, ở lần thực nghiệm thứ hai, số lượng sinh viên đạt điểm khá, giỏi ở lớp đối chứng tiếp tục thấp hơn lớp thực nghiệm và điểm trung bình thì lại cao hơn hẳn.

Từ việc nghiêm cứu kết quả ở hai lần thực nghiệm, kết luận cuối cùng được rút ra là: vai trò của phương pháp tình huống đối với chất lượng và hiệu

quả trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã được khẳng định rõ ràng. Do đó, phương pháp này cần được giảng viên nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng thường xuyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung tại Trung tâm.

* Kết luận thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là một bước quan trọng và cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài khoa học giáo dục. Giả thuyết mà đề tài đặt ra sẽ được kiểm chứng và khẳng định tính hiệu quả, khả thi thông qua quá trình thực nghiệm.

Tiến hành thực nghiệm phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cho thấy, nếu vận dụng thường xuyên phương pháp này vào dạy học sẽ giúp sinh viên chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn; giúp sinh viên hình thành được các năng lực quan trọng cần có như: thuyết trình, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo... và góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Chính vì vậy, việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên là hoàn toàn có thể thực hiện được nhằm cải thiện tình trạng dạy học và nâng cao chất lượng môn học.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

3.2.1. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý về đổi mới nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất cho dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên

Như đã phân tích trong phần thực trạng, để việc vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đạt được hiệu quả tốt nhất

cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý về đổi mới nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất cho việc dạy và học.

Trước hết, các cấp quản lý mà trực tiếp nhất Ban Giám đốc Trung tâm

Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên cần chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới, biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ cho dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh.

Từ thực tế dạy thực nghiệm chúng tôi thấy rằng, muốn vận dụng thành công phương pháp tình huống vào dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh thì nội dung khoa học trong giáo trình phải đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và quốc tế. Song, như đã đề cập, giáo trình, tài liệu tham khảo hiện có ở Trung tâm phục vụ cho dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh còn nghèo nàn, được biên soạn cách đây khá lâu, nên nhiều nội dung chưa cập nhật được tình hình thực tiễn của đất nước và thế giới. Điều đó gây cản trở cho giảng viên trong biên soạn các tình huống thực tế để áp dụng vào dạy học. Do vậy, yêu cầu cần thiết hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học bằng phương pháp tình huống trong dạy học môn Công tác quốc phòng và an ninh, cần phải đổi mới, biên soạn giáo trình, tài liệu. Tác giả kiến nghị các biện pháp sau đây:

- Tăng cường sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Trung tâm đối với công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học. Ban Giám đốc Trung tâm cần đề xuất và yêu cầu giảng viên biên soạn lại giáo trình và tài liệu tham khảo cho môn học. Trong đó, việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác này là Trưởng khoa và Phó Trưởng khoa Giáo viên. Đặc biệt là đảm bảo chất lượng và tiến độ biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo là yêu cầu quan trọng hàng đầu để có giáo trình, tài liệu có chất lượng tốt nhất. Kế hoạch biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học phải được xây dựng, thực hiện nghiêm túc và phải được kiểm tra hàng tháng về tiến độ biên soạn.

- Lãnh đạo Khoa Giáo viên cần động viên giảng viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác biên soạn giáo trình tài liệu dạy học, đào tạo năng lực viết giáo trình cho đội ngũ giảng viên của đơn vị mình. Xác định rõ giáo trình, tài liệu dạy học là công cụ, phương tiện, nguyên liệu của quá trình dạy học, thể hiện chất lượng, uy tín của bộ môn cũng như cá nhân người giảng viên. Công tác này cần được quan tâm đầu tư thoả đáng, giảng viên phải là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên​ (Trang 74)