Vận dụng trong giờ thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (Trang 85)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Vận dụng trong giờ thực hành

Ở chương trình Ngữ văn 8, tỉ lệ giờ thực hành ít hơn rất nhiều so với giờ lý thuyết, nhưng giờ thực hành có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo ở học sinh.

Để giờ thực hành có hiệu quả, hệ thống bài tập cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Hệ thống bài tập có nội dung là các kiến thức, kỹ năng trọng tâm trong chương trình môn học, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu môn học.

- Nội dung bài tập phải có tính đa dạng, phân theo mức độ từ dễ đến khó. - Hệ thống bài tập phải rèn luyện kỹ năng cần thiết cho học sinh.

Chương trình Ngữ văn 8, ở kiểu văn bản thuyết minh có các tiết thực

hành là:

1. Luyện nói về một thứ đồ dùng.

2. Viết bài làm văn số 3 - Văn thuyết minh. 3. Trả bài tập làm văn số 3.

4. Ôn tập về văn bản thuyết minh.

5. Viết bài làm văn số 5 - Văn thuyết minh. 6. Trả bài tập làm văn số 5.

Thực tế trong giờ học lý thuyết, có cả nội dung thực hành nằm ở phần luyện tập của bài học. Vì vậy, việc đưa ra hệ thống bài tập sau khi học lý thuyết để học sinh thực hành, củng cố kiến thức là rất cần thiết.

Sau khi các em có những định hướng về cách làm một bài văn thuyết minh từ việc phân tích mẫu văn bản “Xe đạp”. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập bằng bài tập:

Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”. Để làm được bài tập trên, học sinh phải vận dụng những kiến thức lý thuyết để tiến hành tìm hiểu đề bài (xác định đối tượng - chiếc nón lá); tìm hiểu, tích luỹ tri thức về đối tượng (xuất xứ, hình dáng, nguyên liệu, cách làm nón, những địa phương nổi tiếng trong nghề làm nón, vai trò, ý nghĩa của chiếc nón với đời sống con người Việt Nam…); lựa chọn phương pháp thuyết minh (định nghĩa, giải thích, phân tích, phân loại, nêu ví dụ); từ đó lập dàn ý cho đề bài (trên tinh thần thảo luận, thống nhất nhóm).

Ví dụ: Trong bài học “Luyện nói về một thứ đồ dùng”.

Giáo viên ra đề cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà: yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu về cấu tạo, hình dáng, chất liệu, công dụng của vật dụng đó. Sau đó lập dàn ý cho bài văn.

Giáo viên hướng dẫn, gợi mở học sinh để các em tham gia sôi nổi vào hoạt động thực hành bằng cách đưa ra hệ thống bài tập từ dễ đến khó.

Bài tập 1: Em hãy trình bày mở bài cho đề văn “Thuyết minh về cái

phích nước” mà em đã chuẩn bị ở nhà.

Bài tập 2: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào dàn ý đã chuẩn bị trước

để luyện nói thuyết minh về cái phích nước.

- Giáo viên có thể phân ra từng ý nhỏ cho học sinh luyện nói: + Nguồn gốc, xuất xứ.

+ Cấu tạo: hình dáng, màu sắc, chất liệu… + Công dụng.

+ Cách sử dụng. + Ý nghĩa.

Sau khi mỗi bạn học sinh trình bày sản phẩm của mình, giáo viên yêu cầu những bạn học sinh khác nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo viên chốt ý.

Bên cạnh đề văn sách giáo khoa đưa ra, giáo viên đưa thêm một số dạng đề văn khác cho học sinh rèn luyện năng lực viết văn và khả năng giao tiếp.

Như vậy trong giờ thực hành, giáo viên vừa đưa ra loại bài tập tạo lập vừa đưa ra loại bài tập sửa chữa cho học sinh rèn luyện kỹ năng.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kì một luận văn nào về phương pháp dạy học. Thực nghiệm để kiểm tra khả năng thực thi của các vấn đề được đưa ra trong luận văn. Đây là cơ sở để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chính xác giá trị lí luận và thực tiễn của vấn đề.

Trọng tâm của luận văn là xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8. Vì vậy, việc đưa kết quả đã nghiên cứu đưa ra thực nghiệm nhằm đánh giá khả năng sử dụng các dạng bài tập vào thực tế giảng dạy.

Kết quả thực nghiệm sẽ cho chúng ta lời giải đáp có nên đưa hoặc không đưa các dạng bài tập đã giới thiệu ở chương 2 vào việc hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh. Các dạng bài tập mà chúng tôi đề xuất nhằm khẳng định tính thiết thực của các kiến thức trong sách Ngữ văn, dung lượng kiến thức, kiến thức cần bổ sung… giúp cho việc dạy văn bản thuyết minh.

Các tính chất bài tập cần được xác định ở đây là:

- Tính khả thi tức là khả năng sử dụng trong thực tế của từng kiểu dạng bài tập. Tính khả thi ở đây chủ yếu được đánh giá dựa theo mức độ khó hay dễ, có sự phù hợp với trình độ học sinh ở các địa bàn thành thị, nông thôn, miền xuôi, miền núi... hay chưa?

- Tính hiệu quả tức là kết quả mà từng kiểu dạng trong hệ thống bài tập đem lại. Thực nghiệm phải chứng minh một giả thuyết khoa học rằng, hệ thống bài tập có thể đem lại kết quả dạy học tốt hơn.

Trong luận văn này các dạng bài tập đưa ra dựa trên cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng làm văn, kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8. Vì vậy, có thực nghiệm chúng ta mới đánh giá được một cách trung thực khả năng tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh trong quá trình học tập.

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm

Chương trình Tập làm văn (phần văn bản thuyết minh) trong sách Ngữ văn 8 chiếm nửa cuối học kì I đến nửa đầu học kì II. Theo phân phối chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn hầu như chỉ cung cấp lý thuyết về làm văn mà ít quan tâm đến việc đưa hệ thống bài tập vào dạy học. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc đưa hệ thống bài tập vào mỗi bài học là rất cần thiết. Từ đó giúp các em hình thành và rèn luyện năng lực làm văn.

Hệ thống bài tập hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh bao gồm bài tập hình thành năng lực tìm hiểu để, bài tập hình thành năng lực tìm ý, bài tập hình thành năng lực lập dàn ý, bài thập hình thành năng lực viết văn thuyết minh.

Mục đích của luận văn là xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8, do đó chúng tôi tiến hành giảng dạy thực nghiệm bằng việc thực hiện tiết dạy: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm của đề tài là học sinh và giáo viên dạy - học chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 8.

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm

Các lớp chọn để thực nghiệm trên địa bàn huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định.

Tên trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Giáo viên Lớp Sĩ số Giáo viên Trường THCS thị trấn Yên Định 8A 38 Trần Thị Nga 8B 39 Trần Văn Sơn Trường THCS Hải Hưng 8A 40 Mai Văn Thắng 8C 39 Phạm Mai Hương

- Về học sinh: Đánh giá phân loại nhận thức theo ba loại khá, giỏi, trung bình, yếu kém. Các lớp được chọn ở hai trường có trình độ nhận thức tương đương nhâu, không quá chênh lệch về học lực và nề nếp học tập.

- Về giáo viên: Các giáo viên dạy ở những lớp đối chứng và thực nghiệm đều ở độ tuổi 37 - 40, tốt nghiệm Đại học Sư phạm chính quy, kiến thức và trình độ sư phạm đều vững vàng, dễ tiếp nhận và vận dụng các phương pháp mới trong quá trình dạy học.

3.2.3. Thời gian thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm được thực hiện theo phân phối chương trình Ngữ văn lớp 8 của Bộ Giáo dục. Tiết học sẽ được dạy song song ở hai lớp: lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Thời gian thực nghiệm được tiến hành ở tuần thứ 18, tiết 76 trong học kì II năm học 2016 - 2017.

3.3. Nội dung và cách thức thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi được sự cho phép của hai trường Trung học cơ sở thị trấn Yên Định và Trung học cơ sở Hải Hưng. Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi có sự tiếp xúc và trao đổi với các giáo viên và học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng về mục đích, ý nghĩa, nội dung kế hoạch thực nghiệm.

Về phương pháp thực nghiệm: phương pháp thực nghiệm đơn tuyến và phương pháp thực nghiệm lưỡng tuyến (đối chứng). Giáo viên bên cạnh việc truyền đạt lý thuyết còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành.

Về phía học sinh: Học sinh được lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng làm văn. Trong giờ học các kiến thức được huy động tích cực, nắm bắt kiến thức mới nhanh, vận dụng được các kỹ năng đã học vào việc tạo lập văn bản.

3.3.2. Cách thức thực nghiệm

Soạn thảo các thiết kế bài giảng phục vụ cho hoạt động dạy - học nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập.

Với mỗi bài giảng, chúng tôi đều phải nghiên cứu bài soạn để nắm được rõ phương pháp, quá trình và thời gian giảng dạy; dự kiến các hình thức hoạt động của học sinh trong giờ học; theo dõi quá trình học của học sinh trên lớp để thấy được khả năng thực hành của học sinh để có kết quả thực nghiệm tốt nhất.

Mỗi giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi đều có các giáo viên dự giờ, rút kinh nghiệm để nhận ra những vấn đề chưa hợp lý nhằm có một thiết kế tốt hơn cho giờ dạy sau. Cuối cùng, chúng tôi thu lại những bài tập học sinh đã làm ở cả hai lớp để tổng hợp kết quả thực nghiệm.

Toàn bộ nội dung của quá trình thực nghiệm được thực hiện trên giáo án và biên bản giờ dạy của giáo viên.

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm, yêu cầu của đoạn văn trong văn bản thuyết minh; biết cách viết đoạn văn thuyết minh.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng cách viết đoạn văn thuyết minh để tạo lập hiệu quả các văn bản thuyết minh trong giao tiếp.

Phẩm chất, năng lực: năng lực viết đoạn văn thuyết minh, năng lực

giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, sáng tạp, năng lực hợp tác…; rèn luyện đức tính cẩn trọng khi tạo lập văn bản để giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Phương tiện:

- Học sinh: SGK, giấy A0, bút dạ, vở ghi…

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, máy chiếu, phiếu học tập…

2. Phương pháp: Truyền đạt trực tiếp, phân tích mẫu, thực hành, dạy

3. Hình thức: theo lớp, theo nhóm.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Vượt qua thử thách

- Mục đích: thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú,

chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.

- Phương pháp: trực quan; trải nghiệm.

- Thời gian: 5 phút.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản

HS:

- Nhóm HS thuyết minh về một con vật nuôi mà em yêu thích.

- HS trong lớp nhận biết các nội dung chính của văn bản thuyết minh.

GV: Khuyến khích HS nhớ lại kiến thức, kinh nghiệm:

- Văn bản thuyết minh là gì?

- Nêu những yêu cầu cơ bản của văn

bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh: Giới thiệu, trình bày chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất quan hệ, giá trị…của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.

- Yêu cầu: Tri thức cung cấp phải

khách quan, xác thực và hữu ích đối với con người; trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

 Việc viết đoạn văn thuyết minh có vai trò rất quan trọng, giúp HS có cơ sở, tiền đề để tạo lập một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- Mục đích: hình thành cho học sinh khái niệm, yêu cầu, cách viết đoạn

văn thuyết minh.

- Phương pháp: truyền đạt trực tiếp, phân tích mẫu, dạy học theo nhóm,

nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 20 phút.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản

GV: Em hiểu thế nào là đoạn văn? HS: Phát biểu suy nghĩ dựa trên quan điểm sống.

(Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.

Về hình thức: do nhiều câu được sắp xếp theo một trật tự nhất định tạo thành, trong đó có câu chủ đề và câu phát triển chủ đề. Dấu hiệu nhận biết của đoạn văn là bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

Về nội dung: đoạn văn bao giờ cũng biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, nhằm hướng tới góp phần làm rõ nội dung của toàn văn bản.

HS: Đọc văn bản.

GV: Văn bản trên có mấy đoạn? Em hãy nêu chức năng của từng đoạn?

HS: Phát hiện.

I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 1. Khái niệm

[Văn bản gồm 6 đoạn:

Đoạn 1: Giới thiệu về cây bút bi (Tương ứng với phần MB).

Đoạn 2, 3, 4, 5: Triển khai nội dung (tương ứng với phần TB). Đoạn 6: Cảm nghĩ về cây bút bi (tương ứng với phần KB). GV chia lớp thành 4 nhóm: - Nhóm 1: đoạn 1. - Nhóm 2: đoạn 2, 3. - Nhóm 3: đoạn 4, 5. - Nhóm 5: đoạn 6. GV: Các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi:

1. Đoạn văn trên có nội dung gì? 2. Nội dung này được trình bày trong bao nhiêu câu văn?

3. Chức năng nhiệm vụ, trình tự sắp xếp của các câu trong đoạn văn? 4. Đoạn văn sử dụng phương pháp thuyết minh gì?

Các nhóm viết kết quả qua phiếu học tập. GV chiếu đáp án, nhận xét, bổ sung. a) Ví dụ Thuyết minh về một đồ dùng học tập (bút bi). - Đoạn 1 (Mở bài):

+ Nội dung: Giới thiệu cây bút bi. + Đoạn 1 được trình bày trong 2 câu văn + Câu thứ 2 là câu chủ đề.

+ Đoạn văn sử dụng phương pháp định nghĩa.

- Đoạn 2 (Thân bài):

+ Nội dung: Nguồn gốc, xuất xứ của bút bi

+ Đoạn 2 được trình bày trong 4 câu văn + Các câu văn có quan hệ đẳng lập với nhau, hướng đến triển khai nội dung nguồn gốc của bút bi.

+ Đoạn văn sử dụng phương pháp dùng số liệu.

- Đoạn 3 (Thân bài):

+ Nội dung: Cấu tạo của bút bi.

+ Đoạn văn được trình bày trong 9 câu văn.

+ Các câu văn có quan hệ đẳng lập với nhau, hướng đến triển khai nội dung cấu tạo của bút bi.

+ Đoạn văn sử dụng phương pháp phân loại, phân tích.

+ Nội dung: Cách sử dụng và bảo quản của bút bi.

+ Đoạn văn được trình bày trong 5 câu.

+ Câu đầu tiên là câu chủ đề, Các câu sau đều hướng đến việc triển khai câu chủ đề.

+ Đoạn văn sử dụng phương pháp nêu ví dụ.

- Đoạn 5 (Thân bài):

+ Nội dung: ý nghĩa của bút bi.

+ Đoạn văn được trình bày trong 3 câu.

+ Câu đầu tiên là câu chủ đề, các câu sau triển khai nội dung đó.

+ Đoạn văn sử dụng phương pháp thuyết minh nêu ví dụ.

- Đoạn 6 (Kết bài):

+ Nội dung: Cảm nghĩ về bút bi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)