Cách thức đánh giá học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Cách thức đánh giá học sinh tiểu học

Cách thức đánh giá học sinh đƣợc quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10 Chƣơng II của Thông tƣ 30 [5] nhƣ sau:

* Đánh giá thƣờng xuyên

Đánh giá thƣờng xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, đƣợc thực hiện theo tiến trình nội dung của các môm học và hoạt động giáo dục, trong đó có quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng.

Tham gia đánh giá thƣờng xuyên gồm có: Giáo viên, học sinh; khuyến khích cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia nhận xét, góp ý cho học sinh, giáo viên, các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng.

- Giáo viên đánh giá

+ Đánh giá quá trình học tập của học sinh: Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc nhƣ sau:

Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh để áp dụng cụ thể, kịp thời giúp học sinh vƣợt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm đƣợc hoặc chƣa làm đƣợc; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh.

+ Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh: Giáo viên quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh; từ đó động viên, khích lệ; giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ƣu điểm các phẩm chất, năng lực riêng.

Hàng tuần, giáo viên lƣu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chƣa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành.

Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lƣợng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chƣa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng.

Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dƣơng, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vƣơn lên.

- Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:

+ Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên.

+ Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hƣớng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

- Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá: Cha mẹ học sinh đƣợc khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trƣờng động viên, giúp đỡ học sinh học

tập, rèn luyện; đƣợc giáo viên hƣớng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất nhƣ lời nói, viết thƣ.

Việc đánh giá học sinh tiểu học đƣợc tiến hành thƣờng xuyên với sự tham gia của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Điểm mới của phƣơng thức này chính là ở sự tham gia của cả ba chủ thể liên quan vào đánh giá. Cách thức tiến hành cho thấy đánh giá học sinh là một quá trình nhƣ quan điểm của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài mà học viên đã nêu ở phần tổng quan.

Việc đánh giá và tự đánh giá có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại làm cho ngƣời dạy và ngƣời học kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Vấn đề tự đánh giá là một khâu không thể thiếu trong đổi mới phƣơng pháp dạy học ở bậc tiểu học, rất coi trọng và đề cao vấn đề tự đánh giá của ngƣời học.

* Đánh giá định kì kết quả học tập

Việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I, cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Đại lí, Ngoại ngữ, Tin học bằng bài kiểm tra định kì. Đánh giá định kì vẫn thực hiện cho điểm các môn học và có đánh giá ƣu điểm, hạn chế cụ thể.

* Tổng hợp đánh giá

Tổng hợp đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá học sinh trong một học kì hoặc trong một năm học, bởi lẽ đây kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Là tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:

- Quá trình học tập từng môn học và tham gia các hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục; xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, từng hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chƣa hoàn thành.

- Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Những biểu hiện nổi bật về đặc điểm, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trƣờng, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chƣa đạt.

- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật về đặc điểm và sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trƣờng, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chƣa đạt.

- Các thành tích khác đƣợc khen thƣởng trong học kì, năm học.

1.3.4. Nguyên tắc của đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30

Các nguyên tắc đánh giá đƣợc quy định tại Điều 4, Chƣơng 1 của Thông tƣ 30 [5] nhƣ sau:

- Coi trọng đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vƣợt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Việc đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập phải đảm bảo quyền đƣợc chăm sóc và giáo dục đối với tất cả các học sinh theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính;

- Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phƣơng pháp học tập;

- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất;

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác.

Nhƣ vậy, với các nguyên tắc nêu trên, việc đánh giá học sinh tiểu học của giáo viên sẽ lấy học sinh làm trung tâm và lấy sự hợp tác giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh làm nền tảng để học sinh tiến bộ.

1.4. Một số vấn đề về quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học

1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng

Lập kế hoạch là quá trình xây dựng một kế hoạch chuẩn bị thực hiện một hoạt động nào đó, đảm bảo cho hoạt động đƣợc tiến hành đạt mục tiêu đề ra bằng biện pháp hiệu quả nhất.

Việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học phải nêu rõ đƣợc mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dƣỡng. Kế hoạch bồi dƣỡng xây dựng phải có thêm các nội dung về đánh giá kết quả bồi dƣỡng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục thực hiện bồi dƣỡng.

Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng phải làm rõ đƣợc những nội dung:

- Mục tiêu bồi dƣỡng (mục tiêu là bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh của giáo viên tiểu học theo Thông tƣ 30);

- Đối tƣợng: Áp dụng cho tất cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên đang giảng dạy tại các trƣờng tiểu học; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng cho giáo viên tiểu học;

- Nội dung bồi dƣỡng đƣợc quy định trong chƣơng trình bồi dƣỡng do Bộ GD&ĐT ban hành; nội dung bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giáo dục địa phƣơng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên.

Nội dung bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phƣơng: Sở GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dƣỡng về phát triển giáo dục tiểu học của địa phƣơng, thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phƣơng.

Khi xây dựng nội dung bồi dƣỡng cần tính đến tính thực tế, tính khả thi và khả năng áp dụng. Cần xác định rõ những nội dung quan trọng, cần thiết bồi dƣỡng cho giáo viên tiểu học trong thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30. Khi xây dựng nội dung bồi dƣỡng cần có khảo sát kỹ năng đánh giá học sinh của giáo viên tiểu học, trên cơ sở đó xác định nhu cầu bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng và chƣơng trình bồi dƣỡng cho phù hợp và đạt hiệu quả.

- Thời gian bồi dƣỡng: Xác định thời gian bồi dƣỡng tập trung, thời gian giáo viên tự học (xây dựng số tiết bồi dƣỡng tập trung, số tiết tự bồi dƣỡng).

- Hình thức bồi dƣỡng: Tập huấn, hội thảo theo chuyên đề, giáo viên tự học, giáo viên học tập trung, giáo viên học từ xa (qua mạng Intenet) hoặc thăm quan thực tế…

- Báo cáo viên: Chuyên gia, chuyên viên Sở GD&ĐT, chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cốt cán.

- Tài liệu, kinh phí bồi dƣỡng: Tài liệu đƣợc biên soạn và phát hành dƣới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình. Kinh phí xây dựng trên cở sở kinh phí chi thƣờng xuyên, kinh phí từ chƣơng trình mục tiêu quốc gia hoặc kinh phí hỗ trợ từ các dự án.

Để thực hiện có hiệu quả một kế hoạch bồi dƣỡng cần phải rõ ràng về mục tiêu; cần đƣợc xây dựng nội dung cụ thể ở mục tiêu, xác định rõ về thời gian và tính hiệu quả khi thực hiện.

1.4.2. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng

Tổ chức bồi dƣỡng là quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng đã đƣợc xây dựng. Để tổ chức hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá cho giáo viên tiểu học có hiệu quả thì các nhà quản lý (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) cần có kế hoạch bồi dƣỡng chi tiết đó là:

- Quyết định tổ chức lớp bồi dƣỡng;

- Công văn triệu tập học viên lớp bồi dƣỡng: Thành phần, địa điểm, thời gian, tài liệu, kinh phí;

- Quyết định phân công quản lý lớp bồi dƣỡng; phân công nhiệm vụ giảng dạy lớp bồi dƣỡng (thời khóa biểu lớp bồi dƣỡng, lập danh sách học viên tham gia lớp bồi dƣỡng, theo dõi sĩ số học viên tham gia lớp bồi dƣỡng);

- Tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng theo nội dung, chƣơng trình đã xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học;

- Kiểm tra, đánh giá kết quả kế hoạch bồi dƣỡng: Kết quả việc thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng của giáo viên và kết quả đạt đƣợc các nội dung bồi dƣỡng. Hình thức kiểm tra, đánh giá tập trung có thể thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài viết thu hoạch của giáo viên; đánh giá kết quả bồi dƣỡng có thể sử dụng bằng hình thức vận dụng kết quả bồi dƣỡng trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh trên lớp trong quá trình giảng dạy hoặc thông qua báo cáo chuyên đề kết quả nội dung bồi dƣỡng tại tổ, nhóm chuyên môn;

- Xếp loại kết quả bồi dƣỡng cho giáo viên qua bài kiểm tra hoặc bài viết thu hoạch của giáo viên (xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình);

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học theo qui định.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 30 cho giáo viên tiểu học

1.4.3.1. Chỉ đạo thực hiện mục đích bồi dưỡng

- Mục đích của bồi dƣỡng là giúp giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát

triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên và theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo d

. Duy trì kết quả bồi dƣỡng

.

- Mục đích bồi dƣỡng giúp giáo viên phát triển năng lực tự học, tự bồi dƣỡng; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dƣỡng; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên, của nhà trƣờng, Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT.

Nhƣ vậy, mục đích bồi dƣỡng là làm tốt công tác quản lý các khâu trong quá trình bồi dƣỡng giáo viên, trong quá trình thực hiện bồi dƣỡng cần chú trọng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên, đổi mới cách học của học viên tham gia lớp bồi dƣỡng hƣớng tới đạt đƣợc mục tiêu, đồng thời tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực có hiệu quả cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

Giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tự kiểm tra kết quả thực hiện đánh giá học sinh; giáo viên tự kiểm tra việc thực hiện đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh; từ đó giúp giáo viên tự điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng nhiệm vụ giáo dục.

1.4.3.2. Chỉ đạo thực hiện nội dung bồi dưỡng

Nội dung bồi dƣỡng đƣợc căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục trong năm học, căn cứ kế hoạch bồi dƣỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng các yêu cầu:

- Nội dung bồi dƣỡng đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm năm học của cấp tiểu học: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dƣỡng về đƣờng lối, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chƣơng trình sách giáo khoa, kiến thức môn học, hoạt động giáo dục thuộc chƣơng trình giáo dục tiểu học;

- Nội dung bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo từng thời kỳ, ở mỗi địa phƣơng, bao gồm cả nội dung bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)