Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát về bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

- Khảo sát về kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 của giáo viên các trƣờng tiểu học huyện Lâm Bình.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu khảo sát.

- Phỏng vấn, thu thập thông tin từ cán bộ quản lý, giáo viên. - Điều tra bằng phiếu hỏi.

2.1.4. Đối tượng khảo sát

- Đối tƣợng khảo sát là cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trƣờng tiểu học huyện Lâm Bình.

- Số phiếu khảo sát 146 phiếu, trong đó có 18 phiếu cho cán bộ quản lý, 128 phiếu cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1. Khái quát về hiện trạng trường, lớp; đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh tiểu học huyện Lâm Bình

Huyện Lâm Bình gồm 08 xã, với 08 trƣờng tiểu học và 2.645 học sinh. Điều đáng nói là tỷ lệ học sinh ngƣời dân tộc thiểu số của huyện Lâm Bình chiếm tỷ lệ là 97,31%.

Huyện Lâm Bình thuộc một trong những huyện không có học sinh bán trú. Với địa hình đồi núi, việc học sinh ở phân tán sẽ là bất lợi cho việc liên hệ với phụ huynh học sinh trong mọi sinh hoạt, đặc biệt là trong phối hợp tham gia quá trình đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình theo Thông tƣ 30.

Về nguồn lực quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Lâm Bình, cho thấy: Tỷ lệ giáo viên có trình độ Đại học và trình độ Cao đẳng sƣ phạm của huyện Lâm Bình thấp nhất (30,1%); giáo viên có trình độ Trung cấp sƣ phạm thuộc nhóm cao nhất so với toàn tỉnh (60,8%); hiện còn có giáo viên chƣa đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

Nhận định chung:

- Các trƣờng tiểu học ở huyện Lâm Bình đang ở trong các điều kiện vừa có các hạn chế về kinh tế xã hội lẫn khó khăn về cơ sở hạ tầng và nguồn lực giáo viên. Tỷ lệ dân cƣ là ngƣời thiểu số cao cũng là khó khăn cho việc giao lƣu, trao đổi thông tin về việc học hành của con em họ cũng nhƣ khả năng tham gia đánh giá học sinh của phụ huynh học sinh. Với tỷ lệ 42% hộ nghèo, học sinh thƣờng xuyên phải tham gia sản xuất cùng gia đình, học sinh ở phân tán cũng là các khó khăn cho việc đến trƣờng của trẻ và cũng là khó khăn cho việc trao đổi thông tin giữa cha mẹ học sinh và giáo viên.

- Với đặc thù địa bàn huyện Lâm Bình đòi hỏi phải có cách tiếp cận phù hợp với công tác quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

2.2.2. Thực trạng về kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 30 của giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về mục đích đánh giá học sinh theo Thông tư 30

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang, đại đa số giáo viên trong tỉnh đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chủ trƣơng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Sở GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lƣợng dạy học, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt tổ chuyên môn và đặc biệt là nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về mục đích đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30. Qua khảo sát cũng có thể khẳng định đánh giá của Sở GD&ĐT Tuyên Quang về nhận thức của giáo viên tiểu học là hoàn toàn phù hợp với thực tế nhận thức của giáo viên huyện Lâm Bình.

Theo báo cáo kết quả triển khai thực hiện Thông tƣ 30 của Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang thì "việc đánh giá thƣờng xuyên bằng nhận xét trong các giờ học đƣợc các nhà trƣờng thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm động viên, khuyến khích học sinh kịp thời, giúp học sinh phát huy đƣợc khả năng, năng lực của mình đồng thời cũng nhận ra những nội dung học tập còn hạn chế, giúp giáo viên, cán bộ quản lý nắm bắt đƣợc chất lƣợng học tập của từng học sinh một cách cụ thể, đặc biệt là nắm đƣợc những nội dung mà mỗi học sinh chƣa hoàn thành để giáo viên, nhà trƣờng đề ra các giải pháp, hƣớng khắc phục đối với học sinh” [29]. Báo cáo này cũng dựa trên kết quả thực hiện Thông tƣ 30 ở các huyện, trong đó có huyện Lâm Bình [25]; điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát bằng phiếu. Ý thức của các cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học đƣợc thể hiện qua các câu trả lời đánh giá chi tiết các yếu tố về mức độ hoàn thành các môn học, mức độ đạt các kỹ năng và các phẩm chất theo hƣớng dẫn của Thông tƣ 30. Các câu trả lời tƣơng đối hội tụ ở các tiêu chí đánh giá đề xuất trong phiếu kháo sát cho thấy sự đồng thuận cao về một số vấn đền mang tính nguyên tắc, các mục tiêu của Thông tƣ 30. Sự đồng thuận cao này chắc chắn là kết quả về nhận thức đƣợc quán triệt, triển khai từ Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và tại các nhà trƣờng khi thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

Thực hiện khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy về mục đích của đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 (Số phiếu khảo sát 146 phiếu, trong đó có 18 phiếu cho cán bộ quản lý, 128 phiếu cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. Kết quả có thể thấy là tuyệt đại đa số thầy cô giáo (trên 82%) đƣợc hỏi đều có ý kiến cho rằng đã nhận thức đầy đủ về mục đích đánh giá học sinh tiểu học; có trên 15% thầy cô đƣợc hỏi nhận thức chƣa đầy đủ và có khoảng 3% thầy cô đƣợc hỏi nhận thức chƣa đúng về mục đích đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên các trƣờng tiểu học huyện Lâm Bình về mục đích đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30

Mục đích đánh giá Mức độ Nhận thức đầy đủ Nhận thức chƣa đầy đủ Nhận thức chƣa đúng Số

phiếu Tỷ lệ phiếu Số Tỷ lệ phiếu Số Tỷ lệ

Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phƣơng

pháp, hình thức dạy học 121 82,8 25 17,2 0 0,00

Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá 124 84,9 22 15,1 0 0,00

Giúp cha mẹ HS tham gia đánh giá 112 76,7 30 20,5 4,0 2,8

Giúp cán bộ quản lý kịp thời chỉ đạo

các hoạt động giáo dục 125 85,6 21 14,4 0 0,00

2.2.2.2. Thực trạng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 30 của giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình

Để đánh giá thực trạng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 của giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với cán bộ quản lý, giáo viên 06 trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình. Thực hiện nội dung đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30, giáo viên cần đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua biểu hiện các hành vi nhƣ: Tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động xã hội;

tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỷ luật, đoàn kết; yêu gia đình, bạn bè và những ngƣời khác; yêu trƣờng, yêu lớp, yêu quê hƣơng.

Các nội dung đƣợc phân thành ba nhóm câu hỏi, chủ yếu tập trung vào các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành các môn học, mức độ đạt hay không đạt một số năng lực và phẩm chất của học sinh.

Qua khảo sát có thể thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng các quan sát hàng ngày của mình để đánh giá học sinh theo nội dung Thông tƣ 30. Các tiêu chí về tham gia bài học trên lớp (số lần phát biểu, đặt câu hỏi, mức độ hoàn thành bài tập ở nhà, vở sạch chữ đẹp, số lần có đáp án đúng và mức độ hiểu bài). Cả ba nhóm đối tƣợng đƣợc khảo sát đều coi trọng mức độ hiểu bài của học sinh. Vì vậy tỷ lệ sử dụng tiêu chí này là rất cao ở cả ba nhóm cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, với tỷ lệ lần lƣợt là 94.4%, 97.6% và 98.2%. Đối với học sinh thì mức độ hoàn thành ở nhà là quan trọng nhất. Có gần 99% học sinh sử dụng tiêu chí này trong tự đánh giá.

Hình 2.1. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá mức độ hình thành môn học

Các kỹ năng tự phục vụ, tự quản của học sinh đƣợc đánh giá thông qua việc tham gia trao đổi trên lớp, mức độ hoàn thành bài trên lớp, tự thu xếp bài vở ở nhà và tự sắp xếp sinh hoạt ở trƣờng. Qua khảo sát thực trạng tại 06 trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình với 146 cán bộ quản lý, giáo viên đều có nhận thức đầy đủ các tiêu chí đƣợc sử dụng trong đánh giá khẳ năng tự phục vụ, tự quản của học sinh (hình 2-2).

Hình 2.2. Tiêu chí được sử dụng để đánh giá kỹ năng tự phục vụ, tự quản

Về kỹ năng giao tiếp và hợp tác, phiếu khảo sát đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá thông qua mức độ tham gia bài trên lớp, mức độ hỗ trợ bạn về đồ dùng trong lớp, mức độ đặt câu hởi trên lớp, mức độ sẵn sàng trao đổi với thầy cô, trao đổi với bạn trong giờ ra chơi. 100% các cán bộ quản lý thiên về dùng mức độ đặt câu hỏi trên lớp làm tiêu chí; các giáo viên lại chú trọng việc sẵn sàng giao tiếp với thầy cô và tham gia trả lời câu hỏi trên lớp. Nhƣ vậy cũng có sự khác biệt về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy về tiêu chí trong nội dung đánh giá khả năng giao tiếp, hợp tác do tính chất của nhiệm vụ giữa hai nhóm này (hình 2-3).

Hình 2.3. Tiêu chí được sử dụng để đánh giá kỹ năng giao tiếp, hợp tác

Qua khảo sát việc tiêu chí đánh giá hai kỹ năng nhƣ đã trình bày cho thấy cả cán bộ quản lý, giáo viên đều chú trọng đến việc hoàn thành bài vở và tham gia bài trên lớp. Tiêu chí này đƣợc sử dụng nhiều lần cho đánh giá các kỹ năng khác nhau của học sinh. Tính chủ động của học sinh cũng đƣợc chú trọng trong đánh giá học sinh và tự đánh giá của học sinh.

Các tiêu chí dễ sử dụng vẫn là các tiêu chí có thể đo đếm đƣợc. Nhƣ ta thấy (hình 2-4): Việc đi học thƣờng xuyên là tiêu chí có thể thống kê đƣợc thông qua điểm danh; tƣơng tự nhƣ vậy là số lần học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Hình 2.4. Tiêu chí được sử dụng để đánh giá phẩm chất chăm học, chăm làm

Về phẩm chất trung thực, kỷ luật và đoàn kết của học sinh, phiếu khảo sát chọn ba tiêu chí và nhận đƣợc các phản hồi rất khác nhau giữa cán bộ quản lý và giáo viên (hình 2-5). Với các giáo viên, số lần vi phạm kỷ luật là tiêu chí đƣợc coi là chỉ số quan trọng để đánh giá ý thức kỷ luật của học sinh, trong khi đó với cán bộ quản lý thì cho tiêu chí này ít quan trọng. Với cả hai nhóm mức độ chia sẻ giúp đỡ bạn và chia sẻ đồ dùng trong lớp đều có ý nghĩa trong đánh giá mức độ đoàn kết của học sinh.

Hình 2.5. Phản hồi về tiêu chí đánh giá phẩm chất trung thực, kỷ luật, đoàn kết

Về phẩm chất tình yêu gia đình, yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu trƣờng lớp và yêu bạn, yêu cha mẹ v.v. của học sinh thì đây là một đặc thù rất khó đánh giá theo mức Đạt hoặc Không đạt. Vì vậy, trong phiếu khảo sát học viên chỉ nêu ba tiêu chí nhƣ liệt kê trong (hình 2.6). Đáng ngạc nhiên là mức độ các em nói về ông bà, cha mẹ mình lại ít đƣợc cán bộ, giáo viên sử dụng. Trong khi đó gần 100% ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng họ thƣờng sử dụng tiêu chí mức độ thƣờng xuyên nói về thôn xóm bản làng mình và mức các em kính trọng ngƣời xung quanh.

Hình 2.6. Thống kê các tiêu chí sử dụng đánh giá phẩm chất yêu quê hương, đất nước

Việc đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 của giáo viên tiểu học huyện Bình Lâm, tỉnh Tuyên Quang bƣớc đầu còn lúng túng, hạn chế, giáo viên gặp khó khăn trong việc ghi lời nhận xét nội dung đánh giá về năng lực, phẩm chất của học sinh; cách sử dụng ngôn từ và lời nhận xét tƣ vấn cho học sinh đôi chỗ còn chƣa rõ ràng, ghi chung chung chƣa phản ánh, đánh giá chính xác mức độ nhận xét của từng học sinh. Khi đƣợc hỏi về kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 thì gần 70% cán bộ quản lý, giáo viên có ý kiến là đã sử dụng kỹ năng thành thạo trong đánh giá học sinh và trên 30% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng chƣa thành thạo trong kỹ năng đánh giá học sinh.

Bảng 2.2. Thực trạng về kỹ năng đánh giá học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình

Đối tƣợng

Mức độ

Kỹ năng thành thạo Kỹ năng chƣa

thành thạo Không có kỹ năng

Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ

Cán bộ quản lý 12/18 66,6 6/18 33,4 0 0,00

2.2.2.3. Thực trạng thực hiện cách thức đánh giá học sinh theo Thông tư 30 của giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Thông tƣ 30 với việc đánh giá chi tiết đến toàn diện học sinh, cho thấy trách nhiệm của giáo viên sẽ rất nặng nề. Cụ thể:

- Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc nhƣ quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học. Đồng thời, nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm đƣợc hoặc chƣa làm đƣợc; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kỹ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vƣợt qua khó khăn;

- Hàng tuần, giáo viên lƣu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chƣa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành. Sau đó, hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lƣợng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chƣa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng. Và điều quan trọng của đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 là khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dƣơng, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vƣơn lên.

Dựa vào kết quả khảo sát có thể đánh giá thực trạng cách thức đánh giá học sinh của giáo viên theo Thông tƣ 30 đang đƣợc thực hiện ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình một cách có căn cứ. Phần lớn giáo viên đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)