Nguyên tắc tiếp cận có sự tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 66)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Nguyên tắc tiếp cận có sự tham gia

Bản thân đối tƣợng điều chỉnh của Thông tƣ 30 đã mang tính nhiều bên tham gia: Giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Vì vậy, việc kết nối ba khách thể này trong việc đánh giá học sinh sẽ là nhiệm vụ trung tâm khi xây dựng các nội dung, biện pháp bồi dƣỡng. Có nhiều cách kết nối các bên tham gia, cụ thể ở đây là giáo viên/học sinh/phụ huynh học sinh, mỗi bên tham gia này lại có vai trò khác nhau. Tuy nhiên nhiệm vụ trung tâm ở đây là nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học. Với lập luận nhƣ vậy, tôi cho rằng để bồi dƣỡng có hiệu quả cần có sự tham gia của học sinh và phụ huynh học sinh. Phƣơng pháp bồi dƣỡng có sự tham gia chính là điều tôi đề xuất trong chƣơng 3.

Phƣơng thức tiếp cận có sự tham gia đƣợc hình thành và sử dụng từ những năm 1970, còn đƣợc gọi là tham gia học và thực hành. Đây là một tập hợp nhiều phƣơng pháp và kỹ năng cho phép vận dụng linh hoạt phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Phƣơng thức tiếp cận có sự tham gia có khả năng huy động kiến thức của ngƣời học, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc chuyển giao kỹ thuật và sáng tạo trong ứng dụng kiến thức.

Về nguyên tắc, giáo viên đƣợc bồi dƣỡng sẽ là trung tâm của quá trình bồi dƣỡng, các bên tham gia khác sẽ là cán bộ đến tập huấn, học sinh và phụ huynh. Quan hệ các bên tham gia này (hình 3.1); theo hƣớng dẫn của Thông tƣ 30 [5] việc đƣa học sinh và phụ huynh học sinh tham gia đánh giá học sinh là cần thiết. Để các bên có thể tham gia nhƣ trình bày trong hình 3.1 cần có một số một chƣơng trình đào tạo phù hợp. Đó thƣờng là một chƣơng trình tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh dựa trên các vấn đề cụ thể.

Hình 3.1. Quan hệ các bên tham gia quá trình bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh

3.1.2. Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh dựa trên vấn đề

Dựa vào các mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đánh giá học sinh tiểu học của Thông tƣ 30 và các cơ sở lý thuyết về dạy và học theo vấn đề (problem based learning and/or training) tôi đề xuất hƣớng xây dựng nội dung bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình.

Mặc dù phƣơng pháp học và dạy theo vấn đề có thể đƣợc áp dụng cho riêng từng ngƣời học nhƣng trong đa số các ứng dụng ngƣời ta thƣờng kết hợp với hoạt động nhóm. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, ngƣời học chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận. Nhờ hoạt động nhóm, ngƣời học đƣợc rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến thức. Đã là thảo luận nhóm thì cần lƣu ý đến đặc thù của các bên tham gia thảo luận. Trong một lớp bồi dƣỡng đánh giá học sinh tiểu học theo phƣơng pháp học theo vấn đề ta có: Ngƣời hƣớng dẫn, giáo viên đƣợc bồi dƣỡng, học sinh và phụ huynh học sinh.

Việc xây dựng các vấn đề để đƣa vào chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh của giáo viên tiểu học cần phải bao hàm cả ba nội dung này, đồng thời phải phù hợp với tâm lý học sinh để các em có thể tự tin, cởi mở tham gia hoạt động đánh giá. Với địa bàn huyện Lâm Bình, một huyện vùng sau vùng xa, miền núi của tỉnh Tuyên Quang việc xây dựng vấn đề để tập huấn, bồi dƣỡng cũng cần tính đến các yếu tố tâm lý đặc thù của học sinh ngƣời dân tộc thiểu số. Đây là vấn đề mà nhiều nhà sƣ phạm đã đề cập đến.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp của các biện pháp

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, ý tƣởng khung thể hiện ở hình 1.1. cho thấy cần thiết phải tích hợp các yêu cầu của Thông tƣ 30 với Thông tƣ 26. Cũng nhƣ đã phân tích, việc tích hợp triển khai các Thông tƣ sẽ tránh chồng chéo về thời gian, về nhân lực và cho phép kế thừa các nội dung tập huấn thƣờng xuyên với các nội dung đánh giá học sinh.

Khía cạnh thứ hai của tính tích hợp là tích hợp các chƣơng trình, biện pháp đào tạo thƣờng xuyên đƣợc hƣớng dẫn tại các Thông tƣ 26 với tập huấn, bồi dƣỡng theo các nội dung của Thông tƣ 30.

Khía cạnh thứ ba của tích hợp chính là tích hợp các phƣơng pháp lên lớp truyền thống với phƣơng pháp có các bên tham gia và phƣơng pháp dạy theo vấn đề.

3.1.4. Đảm bảo tính đặc thù địa phương

Huyện Lâm Bình có đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hạ tầng và nguồn lực giáo dục. Đặc biệt, đây là một huyện có tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh Tuyên Quang. Các đặc thù này cần đƣợc tính đếm đến khi xây dựng các biện pháp bồi dƣỡng, tập huấn và quản lý quá trình này một cách hiệu quả. Việc tổ chức tập huấn trong điều kiện cụ thể của huyện Lâm Bình cần có sự hỗ trợ của các ngành khác trong huyện với ngành giáo dục nhƣ Phòng Lao động Thƣơng binh xã hội, Phòng Tài chính…

Có thể tóm lƣợc quan điểm có tính nguyên tắc để định hƣớng xây dựng các biện pháp bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30 ở huyện Lâm Bình nói trên dƣới dạng sơ đồ trình bày trong hình 3-2.

Hình 3.2. Nguyên tắc tích hợp có tính định hướng các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30 thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cán bộ quản lý, giáo viên hiểu đúng, đầy đủ về mục đích, nội dung và cách thức đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30;

- Nâng cao nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò, ý nghĩa của thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Việc đánh giá học sinh là nhiệm vụ của giáo viên nhƣng trung tâm của vấn đề lại là học sinh. Do đó, công tác nâng cao nhận thức về đánh giá học sinh cũng phải đƣợc đồng thời triển tới học sinh và phụ huynh học sinh. Cụ thể:

- Hiệu trƣởng phải cập nhật thƣờng xuyên và hệ thống hoá toàn bộ các văn bản chỉ đạo, các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, ngành giáo dục về thực hiện đánh giá học sinh tiểu học. Từ đó triển khai đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị và quy định thống nhất để cùng phối hợp thực hiện, nhằm thay đổi một cách căn bản nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh;

- Làm tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng các văn bản chỉ đạo, các tài liệu tham khảo về đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 bằng nhiều hình thức: Triển khai trong Hội nghị đầu năm học; lƣu tại thƣ viện nhà trƣờng để mọi ngƣời cùng tham khảo, nghiên cứu hoặc dán công khai văn bản liên quan đến đánh giá học sinh cần triển khai tại bảng tin để giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đƣợc biết, theo dõi; thông báo thƣờng xuyên trong họp Hội đồng nhà trƣờng kết quả kiểm tra giáo viên về thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30;

- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các điều kiện khác để giáo viên thƣờng xuyên tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn về thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30;

- Tổ chức các buổi tuyên truyền về mục đích đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 đến học sinh và phụ huynh học sinh. Thu thập thông tin phản hồi từ học sinh, phụ huynh học sinh từ đó giáo viên điều chỉnh hoạt động của mình nhằm đảm bảo đánh giá chính xác công bằng, khuyến khích, động viên học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình;

- Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 để tạo môi trƣờng cho giáo viên trao đổi, giải đáp thắc mắc, đề xuất, băn khoăn của giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện;

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về nội dung đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30, trong đó đƣa ra nội dung gợi ý, đề xuất hƣớng giải quyết nhằm giúp giáo viên đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất

của học sinh. Ngăn chặn và xử lý nghiêm túc trƣờng hợp giáo viên vi phạm qui chế, đồng thời tuyên dƣơng, khen thƣởng giáo viên thực hiện nghiêm túc đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

Kết quả phân tích các phiếu khảo sát ở huyện Lâm Bình (nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1) cho thấy đa số cán bộ, giáo viên tiểu học đƣợc khảo sát đều cho rằng họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với phụ huynh học sinh. Vì vậy, tuyên truyền đến phụ huynh học sinh sự tham gia của phụ huynh học sinh vào đánh giá con em họ sẽ góp phần khắc phục hạn chế nói trên.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Dựa vào các văn bản pháp qui của ngành và các nội quy, quy định của nhà trƣờng.

- Lãnh đạo nhà trƣờng thƣờng xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT về thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30. Qua đó triển chỉ đạo, hƣớng dẫn đến giáo viên trong nhà trƣờng, giúp giáo viên hiểu và nắm chắc nội dung cần thực hiện.

- Tạo điều kiện về cơ sớ vật chất và đồ dùng, thiết bị dạy học cho giáo viên trong thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

3.2.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch, xây dựng nội dung bồi dưỡng dựa trên cơ sở khảo sát nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp triển khai lập kế hoạch bồi dƣỡng phải đƣợc căn cứ trên mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dƣỡng. Biện pháp này giúp các nhà quản lý xây dựng nội dung bồi dƣỡng phù hợp với đối tƣợng, đảm bảo nội dung và đạt hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Kế hoạch bồi dƣỡng đƣợc xây dựng trên cơ sớ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học, cụ thể: Nội dung kế hoạch bồi dƣỡng cho giáo viên nhằm nâng cao kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

Khi lập kế hoạch bồi dƣỡng cần tính đến tính thực tế, tính khả thi và khả năng áp dụng đƣợc. Nội dung bồi dƣỡng cần xác định rõ những nội dung quan trọng cần thiết cho giáo viên trong thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30. Xây dựng nội dung bồi dƣỡng cần có khảo sát nghiên cứu hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học trên địa bàn, trên cơ sở đó xác định nhu cầu bồi dƣỡng, xây dựng nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng cho phù hợp và đạt hiệu quả.

Lập kế hoạch bồi dƣỡng cần cụ thể một số nội dung:

- Thời gian bồi dƣỡng: Xác định thời gian bồi dƣỡng tập trung, thời gian giáo viên tự học (Xây dựng số tiết bồi dƣỡng).

- Hình thức bồi dƣỡng: Tập huấn, hội thảo theo chuyên đề, giáo viên tự học, giáo viên học tập trung, giáo viên học từ xa (qua mạng Intenet) hoặc tổ chức thăm quan thực tế…

- Báo cáo viên: Chuyên gia; Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Lâm Bình; cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đƣợc trƣng tập làm báo cáo viên.

- Tài liệu, kinh phí bồi dƣỡng: Tài liệu đƣợc biên soạn và phát hành dƣới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình. Kinh phí xây dựng trên cở sở kinh phí chi thƣờng xuyên, kinh phí từ chƣơng trình mục tiêu quốc gia hoặc kinh phí hỗ trợ từ các dự án.

Qua thực trạng khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dƣỡng giáo viên tại huyện Lâm Bình. Chúng tôi đề xuất là cần có sự tham gia của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học vào xây dựng nội dung cần bồi dƣỡng kỹ năng cho giáo viên về đánh giá học sinh từ đó lập kế hoạch bồi dƣỡng. Lý do chính để cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn tham gia xây dựng nội dung bồi dƣỡng là do họ là ngƣời am hiểu các điều kiện có tính đặc thù của địa phƣơng cũng nhƣ họ là ngƣời tiếp xúc hàng ngày với học sinh và có cơ hội gặp gỡ phụ huynh học sinh. Đó là các trải nghiệm mà những ngƣời xây dựng nội dung bồi dƣỡng kỹ năng

đánh giá học sinh không thể có đƣợc nếu không hợp tác với cán bộ, giáo viên tiểu học ở huyện Lâm Bình. Chính vì vậy, các đóng góp ý kiến của họ ngay từ lúc xây dựng nội dung bồi dƣỡng mang tính phản biện thực tiễn rất cao, góp phần tăng hiệu quả bồi dƣỡng cho chính họ.

Một trong những điểm mấu chốt của công tác đánh giá học sinh là các tiêu chí đánh giá học sinh. Thông qua phân tích kết quả khảo sát ở huyện Lâm Bình, có thể thấy tuyệt đại đa số cán bộ, giáo viên tiểu học đƣợc hỏi đều cho là họ gặp khó khăn trong việc xác định tiêu chí đánh giá học sinh. Một cách logic, bối cảnh cụ thể, đối tƣợng học sinh cụ thể chính là các yếu tố thực tiễn làm cho nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng có tính khả thi tại một địa bàn cụ thể nhƣ huyện Lâm Bình. Do có sự tham gia ngay từ đầu nên giáo viên dễ đi đến đồng thuận về các tiêu chí đánh giá phần lớn là định tính. Điều này góp phần giảm thiểu thời lƣợng của công tác đánh giá và tạo sự công bằng giữa các học sinh đƣợc đánh giá, khuyến khích các em phát triển kỹ năng. Đây cũng là một trong những mục tiêu Thông tƣ 30 đặt ra.

Qua khảo sát thực trạng việc thực hiện đánh giá thƣờng xuyên học sinh của giáo viên huyện Lâm Bình còn có hạn chế, cụ thể: Cách nhận xét bằng lời và ghi nhận xét trong sổ theo dõi còn chƣa hiệu quả. Vì vậy khi xây dựng nội dung bồi dƣỡng cần thống nhất với về các kỹ năng đánh giá nhƣ: Giáo viên nhận xét trong tiết học, trong ngày học; cách ghi nhận xét trong vở, trong sổ theo dõi chất lƣợng, cách sử lý kết quả bất thƣờng trong kết quả đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kì học sinh. Giáo viên nhận xét gì, nhận xét nhƣ thế nào, cách thức ra sao, tất cả đều do kỹ năng đánh giá của giáo viên nhằm khuyến khích, động viên học sinh tiến bộ và học tốt. Cụ thể:

- Khi thực hiện đánh giá thƣờng xuyên quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, đƣợc thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng.

+ Trong đánh giá thƣờng xuyên, giáo viên sử dụng các kĩ thuật quan sát, theo dõi; trao đổi, phỏng vấn; kiểm tra nhanh (phiếu, vở); nhận xét (lời, viết)...

+ Trong đánh giá thƣờng xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lƣợng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)