Biện pháp 5: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm

Chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm là biện pháp mà ngành giáo dục và đào tạo thƣơng xuyên tổ chức dƣới một số dang thức khác nhau, trong đó có các hội thảo. Thẳng thắn mà nói, không ít hội thảo còn mang tính hình thức, đề cập nhiều đến thành tích mà chƣa đi thẳng vào các bất cập, các điểm ý kém trong thực hiện các Thông tƣ của ngành, ít hơn nữa là các hội thảo có tính phản biện. Qua phiếu khảo sát đã phân tích ở Chƣơng 2, các tiêu chí đánh giá học sinh vẫn còn đƣợc xem là một tồn tại do tính chất không rõ ràng của nó trong các văn bản hƣớng dẫn của ngành. Đối với cán bộ, giáo viên tiểu học miền núi nhƣ ở huyện Lâm Bình thì việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nên đƣợc tổ chức dƣới dạng các nhóm công tác. Với các biện pháp bồi dƣỡng có sự tham gia và bồi dƣỡng theo vấn đề thì việc thảo luận theo nhóm công tác tại các hội thảo ở quy mô trƣờng, quy mô huyện sẽ rất thực tiễn. Cách làm này cũng đảm bảo tính cấu

trúc của các biện pháp nêu trong luận văn đƣợc duy trì nhất quán và tăng tính hiệu quả của việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên với nhau, giữa các lớp trong một trƣờng và giữa các trƣờng tiểu học trong huyện Lâm Bình.

3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng

3.2.6.1. Mục đích biện pháp

- Đánh giá chính xác, công bằng, khách quan hoạt động bồi dƣỡng, có tác dụng động viên, khuyến khích giáo viên tích cực học tập, bồi dƣỡng. Lƣu hồ sơ của giáo viên kết quả bồi dƣỡng làm căn cứ đánh giá và xếp loại danh hiệu thi đua hàng năm đối với giáo viên.

- Giúp cho chủ thể quản lý biết giáo viên tham gia bồi dƣỡng thực hiện các nhiệm vụ ở mức nào, đồng thời cũng biết đƣợc quyết định bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động bồi dƣỡng để nâng cao hiệu quả, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt đƣợc các mục tiêu bồi dƣỡng đã đề ra.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiện có nhiều phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá một khóa tập huấn, một lớp bồi dƣỡng nói chung trong các chƣơng trình thƣờng niên của ngành nhƣ Thông tƣ 26.

Tuy nhiên, với các khóa tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học theo cách tiếp cận có sự tham gia và phƣơng pháp học theo vấn đề không còn là mới và ngành giáo dục đã đƣa vào nội dung tập huấn từ năm 2014. Để áp dụng tại huyện Lâm Bình thì cách đánh giá, kiểm tra công tác tập huấn này cần có đổi mới kiểm tra đánh giá hoặc có định hƣớng mang đặc thù của huyện Lâm Bình. Theo cách tiếp cận này phƣơng pháp đánh giá công tác bồi dƣỡng cũng cần có sự tham gia với các tiêu chí phù hợp.

Để kiểm tra, đánh giá có hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học sau lớp bồi dƣỡng. Có thể sử dụng một số biện pháp nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng nhƣ:

- Kết thúc mỗi module của chƣơng trình bồi dƣỡng, giáo viên làm bài kiểm tra hoặc viết bài thu hoạch cho nội dung bồi dƣỡng (thời gian tối thiểu 60 phút, chấm theo thang điểm 10).

- Viết bài tiểu luận cuối khóa bồi dƣỡng phải áp dụng kiến thức của lớp bồi dƣỡng vào giải quyết vấn đề thực tiễn tại đơn vị đang công tác.

- Có thể bằng hình thức cho thảo luận theo nhóm theo nội dung lớp bồi dƣỡng, các nhóm trình bày ý kiến và lấy ý kiến đóng góp của các nhóm khác.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dƣỡng.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng; làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tham gia chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng.

- Khi kiểm tra hoạt động bồi dƣỡng phải có kết quả thực hiện.

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong phạm vi luận văn chúng tôi chỉ tập trung vào sáu biện pháp; các biện pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, ảnh hƣởng tác động qua lại với nhau, là cơ sở, tiền đề cho nhau và thống nhất với nhau trong hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên. Mỗi biện pháp là một khâu, một mắt xích quan trọng tạo nên sự thành công và hiệu quả của quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Khảo sát đánh giá, xác định nội dung, đối tƣợng bồi dƣỡng là khâu đầu tiên để lập kế hoạch bồi dƣỡng, từ đó sẽ lựa chọn nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng phù hợp, hiệu quả, khắc phục hạn chế trong hoạt động bồi dƣỡng.

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên đáp ứng nhu cầu của ngƣời học sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý, hấp dẫn đối với học viên, đảm bảo chất lƣợng công tác bồi dƣỡng.

Đổi mới phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của đối tƣợng bồi dƣỡng là một trong những biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu, nội dung và những vấn đề thực tế đặt ra. Phƣơng pháp bồi dƣỡng tốt và hình thức đa dạng phù hợp là yếu tố đảm bảo tính khả thi và thành công hoạt động bồi dƣỡng. Một mặt vừa hấp dẫn, thu hút ngƣời học, tạo điều kiện thuận lợi giáo viên tham gia từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nguồn lực tài chính, cơ chế hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất là khâu không thể thiếu, là yếu tố cần trong công tác bồi dƣỡng cán bộ; nguồn lực tài chính, cơ chế hỗ trợ tài chính cũng giải quyết một phần khó khăn giáo viên tham gia bồi dƣỡng.

Kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dƣỡng nhằm đánh giá hoạt động bồi dƣỡng có đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn hay không? làm cơ sở, tiền đề cho việc điều chỉnh nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng.

Có thể tóm tắt các biện pháp và quy trình quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học nhƣ sau: Điểm xuất phát của quy trình là việc nâng cao nhận thức là biện pháp quan trọng nhất và vì vậy nó cần đƣợc tiến hành đầu tiên. Đây là điều học viên rút ra từ thực tế triển khai ở quy mô toàn quốc lẫn quy mô tỉnh.

Hình 3.3. Các biện pháp và chu trình quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh

Các biện pháp có tính định hƣớng nói trên cũng cần đƣợc thực hiện theo một trình tự nhất định, thuận tiện cho việc quản lý công tác bồi dƣỡng.

Các kết quả, kinh nghiệm thƣờng mang tính đặc thù của từng trƣờng nên việc chia sẻ kinh nghiệm là cần thiết. Thông qua chia sẻ thì nhận thức của các học viên về các vấn đề cụ thể sẽ lại đƣợc nâng cao hơn. Đây là sơ đồ hoàn toàn có tính định hƣớng; việc vận dụng tại địa bàn cụ thể nhƣ huyện Lâm Bình vẫn cần có sự trao đổi với Phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trƣờng tiểu học và với giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình.

3.2.8. Mô hình quản lý đề xuất

Về Mô hình quản lý phân cấp và lồng ghép: Việc quản lý công tác bồi dƣỡng, đào tạo thƣờng xuyên lồng ghép với bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên các trƣờng tiểu học ở huyện Lâm Bình sẽ cần tổ chức theo sơ đồ hình 3.4.

Hình 3.4. Mô hình quản lý lồng ghép công tác đào tạo thường xuyên với bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 30 đề xuất

Theo mô hình quản lý này thì Phòng Giáo dục thƣờng xuyên- Giáo dục dân tộc phối hợp với Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT để chỉ đạo các hoạt động bồi dƣỡng ở huyện Lâm Bình thông qua Phòng GD&Đ.

3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Thẩm định tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp, từ đó có thể sử dụng rộng rãi trong quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Các biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình thông qua việc xem xét các mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện các biện pháp.

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm

Xây dựng bảng hỏi xin ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Để tiến hành kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của 18 cán bộ quản lý và 128 giáo viên của 06 trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm cán bộ quản lý về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá

học sinh cho giáo viên tiểu học

STT Nội dung các biện pháp

Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

84,3 10,5 5,2 79 10,5 10,5

2.

Lập kế hoạch bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng dựa trên cơ sở khảo sát nghiên cứu hoạt động bồi dƣỡng năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học.

100 0,00 0,00 89,5 10,5 0,00

3.

Đổi mới phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đối tƣợng bồi dƣỡng

100 0,00 0,00 94,7 5,3 0,00

4. Trao đổi và chia sẻ kinh

nghiệm 78,4 13,4 8 76 17,4 6,8

5.

Xây dựng chế độ hỗ trợ về tài chính, tạo cơ chế động viên khuyến khích giáo viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng

63,1 24,3 15,6 63,1 15,7 21,2

6. Đổi mới kiểm tra đánh giá

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm giáo viên về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh

cho giáo viên tiểu học

STT Nội dung các biện pháp

Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30

92,0 6,4 1,6 94,4 5,5 0,1

2.

Lập kế hoạch bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng dựa trên cơ sở khảo sát nghiên cứu hoạt động bồi dƣỡng năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học

78,4 13,4 8,0 76 17,4 6,8

3.

Đổi mới phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đối tƣợng bồi dƣỡng 89,5 8,5 3,0 84,8 4,7 10 4. Xây dựng chế độ hỗ trợ về tài chính, tạo cơ chế động viên khuyến khích giáo viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng

68,2 28,1 4,0 62,4 32,8 4,8

5. Trao đổi và chia sẻ kinh

nghiệm 87,5 8,0 4,5 80,8 10 9,2

6. Đổi mới kiểm tra đánh giá

Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá cao mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Các biện pháp đề xuất đều có trên 50% số CBQL, GV đƣợc hỏi đều có ý kiến là rất cần thiết và cần thiết. Tuy nhiên đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên có sự khác biệt. Các biện pháp đề xuất đều cần thiết và mang tính khả thi với tỷ lệ cao. Có 2/5 biện pháp đƣợc cán bộ quản lý có ý kiến mức độ cần thiết là 100%, đối với giáo viên đƣợc hỏi thì không có biện pháp đề xuất đạt 100%. Qua kết quả khảo sát thực nghiệm, muốn thực hiện có hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên thì quan trọng phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, đồng thời phải đổi mới phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đối tƣợng bồi dƣỡng (100% cán bộ quản lý; 89,5% giáo viên cho là rất cần thiết). Biện pháp xây dựng chế độ hỗ trợ về tài chính, tạo cơ chế động viên khuyến khích giáo viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng cũng đƣợc cán bộ quản lý và giáo viên cho ý kiến là rất cần thiết và cần thiết. Lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dƣỡng thì có trên 75% cho rằng biện pháp này cũng rất cần thiết.

Nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng sáu biện pháp đề xuất đều đảm bảo tính phù hợp, khả thi và thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế bởi đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, vấn đề thực tiễn đặt ra.

Kết luận chƣơng 3

Với công tác quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học cho \giáo viên tiểu học ở huyện Lâm Bình mô hình quản lý phân cấp vẫn đƣợc áp dụng. Ở cấp Sở GD&ĐT thì hai Phòng Giáo dục thƣờng xuyên - Giáo dục dân tộc sẽ phối hợp với Phòng Tiểu học để lồng ghép việc thực hiện các Thông tƣ 26 với Thông tƣ 30.

Việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng ở huyện Lâm Bình đƣợc đề xuất có tính đến điều kiên tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội, hạ tầng và nguồn lực giáo dục tại các xã.

Để nâng cao hiệu quả các khóa bồi dƣỡng về kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình cần đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp đánh giá dựa vào kết quả. Phƣơng pháp đánh giá này đòi hỏi phải dựa trên các chỉ tiêu hoặc chỉ số đánh giá từng khóa học.

Các đề xuất của chúng tôi về tiếp cận, về mô hình quản lý, về phƣơng pháp, biện pháp triển khai, phƣơng pháp đánh giá các lớp bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30 chỉ mang tính định hƣớng. Các chi tiết của từng đề xuất cần có sự tham gia thảo luận, xây dụng của các bên tham gia: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh của các trƣờng tiểu học huyện Lâm Bình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Thông tƣ 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo là một bƣớc đi thực tiễn trong quá trình thực hiện chủ trƣơng đổi mới toàn diện nền giáo dục nƣớc nhà. Tƣ tƣởng chỉ đạo trên đƣợc phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong các văn kiện nêu trên miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống luôn đƣợc chú trọng.

1.2. Thông qua khảo sát bằng phiếu và thông qua phân tích các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, giáo dục của tỉnh Tuyên Quang và của huyện Lâm Bình để đánh giá bối cảnh thực hiện Thông tƣ 30. Với điều kiện tự nhiên, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)