Nội dung khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Các biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình thông qua việc xem xét các mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện các biện pháp.

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm

Xây dựng bảng hỏi xin ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Để tiến hành kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của 18 cán bộ quản lý và 128 giáo viên của 06 trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm cán bộ quản lý về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá

học sinh cho giáo viên tiểu học

STT Nội dung các biện pháp

Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

84,3 10,5 5,2 79 10,5 10,5

2.

Lập kế hoạch bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng dựa trên cơ sở khảo sát nghiên cứu hoạt động bồi dƣỡng năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học.

100 0,00 0,00 89,5 10,5 0,00

3.

Đổi mới phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đối tƣợng bồi dƣỡng

100 0,00 0,00 94,7 5,3 0,00

4. Trao đổi và chia sẻ kinh

nghiệm 78,4 13,4 8 76 17,4 6,8

5.

Xây dựng chế độ hỗ trợ về tài chính, tạo cơ chế động viên khuyến khích giáo viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng

63,1 24,3 15,6 63,1 15,7 21,2

6. Đổi mới kiểm tra đánh giá

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm giáo viên về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh

cho giáo viên tiểu học

STT Nội dung các biện pháp

Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30

92,0 6,4 1,6 94,4 5,5 0,1

2.

Lập kế hoạch bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng dựa trên cơ sở khảo sát nghiên cứu hoạt động bồi dƣỡng năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học

78,4 13,4 8,0 76 17,4 6,8

3.

Đổi mới phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đối tƣợng bồi dƣỡng 89,5 8,5 3,0 84,8 4,7 10 4. Xây dựng chế độ hỗ trợ về tài chính, tạo cơ chế động viên khuyến khích giáo viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng

68,2 28,1 4,0 62,4 32,8 4,8

5. Trao đổi và chia sẻ kinh

nghiệm 87,5 8,0 4,5 80,8 10 9,2

6. Đổi mới kiểm tra đánh giá

Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá cao mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Các biện pháp đề xuất đều có trên 50% số CBQL, GV đƣợc hỏi đều có ý kiến là rất cần thiết và cần thiết. Tuy nhiên đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên có sự khác biệt. Các biện pháp đề xuất đều cần thiết và mang tính khả thi với tỷ lệ cao. Có 2/5 biện pháp đƣợc cán bộ quản lý có ý kiến mức độ cần thiết là 100%, đối với giáo viên đƣợc hỏi thì không có biện pháp đề xuất đạt 100%. Qua kết quả khảo sát thực nghiệm, muốn thực hiện có hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên thì quan trọng phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, đồng thời phải đổi mới phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đối tƣợng bồi dƣỡng (100% cán bộ quản lý; 89,5% giáo viên cho là rất cần thiết). Biện pháp xây dựng chế độ hỗ trợ về tài chính, tạo cơ chế động viên khuyến khích giáo viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng cũng đƣợc cán bộ quản lý và giáo viên cho ý kiến là rất cần thiết và cần thiết. Lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dƣỡng thì có trên 75% cho rằng biện pháp này cũng rất cần thiết.

Nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng sáu biện pháp đề xuất đều đảm bảo tính phù hợp, khả thi và thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế bởi đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, vấn đề thực tiễn đặt ra.

Kết luận chƣơng 3

Với công tác quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học cho \giáo viên tiểu học ở huyện Lâm Bình mô hình quản lý phân cấp vẫn đƣợc áp dụng. Ở cấp Sở GD&ĐT thì hai Phòng Giáo dục thƣờng xuyên - Giáo dục dân tộc sẽ phối hợp với Phòng Tiểu học để lồng ghép việc thực hiện các Thông tƣ 26 với Thông tƣ 30.

Việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng ở huyện Lâm Bình đƣợc đề xuất có tính đến điều kiên tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội, hạ tầng và nguồn lực giáo dục tại các xã.

Để nâng cao hiệu quả các khóa bồi dƣỡng về kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30 cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình cần đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp đánh giá dựa vào kết quả. Phƣơng pháp đánh giá này đòi hỏi phải dựa trên các chỉ tiêu hoặc chỉ số đánh giá từng khóa học.

Các đề xuất của chúng tôi về tiếp cận, về mô hình quản lý, về phƣơng pháp, biện pháp triển khai, phƣơng pháp đánh giá các lớp bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30 chỉ mang tính định hƣớng. Các chi tiết của từng đề xuất cần có sự tham gia thảo luận, xây dụng của các bên tham gia: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh của các trƣờng tiểu học huyện Lâm Bình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Thông tƣ 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo là một bƣớc đi thực tiễn trong quá trình thực hiện chủ trƣơng đổi mới toàn diện nền giáo dục nƣớc nhà. Tƣ tƣởng chỉ đạo trên đƣợc phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong các văn kiện nêu trên miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống luôn đƣợc chú trọng.

1.2. Thông qua khảo sát bằng phiếu và thông qua phân tích các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, giáo dục của tỉnh Tuyên Quang và của huyện Lâm Bình để đánh giá bối cảnh thực hiện Thông tƣ 30. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn khó khăn, hạ tầng giáo dụng và nguồn lực còn hạn chế, tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số của các trƣờng tiểu học ở huyện Lâm Bình thuộc diện cao nhất Tuyên Quang việc triển khai thực hiện Thông tƣ 30 đã xét đến các yếu tố này trong luận văn.

1.3. Luận văn đề xuất áp dụng mô hình tích hợp phân cấp quản lý với việc triển khai Thông tƣ 26 với Thông tƣ 30. Trong đó luận vắn đề xuất áp dụng mô hình này trong phối hợp tác nghiệp của các Phòng Giáo dục thƣờng xuyên - Giáo dục dân tộc, Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Lâm Bình

1.4. Luận văn cũng đề xuất áp dụng phƣơng pháp dạy và học có sự tham gia dạy và học theo vấn đề nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh và quản lý công tác này tại các trƣờng tiểu học ở huyện Lâm Bình.

1.5. Luận văn đề xuất áp dụng phƣơng pháp đánh giá dựa trên kết quả quản lý bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30. Với phƣơng pháp này việc quản lý sẽ đƣợc tiên hành một cách có lộ trình, có tiêu chí hoặc chỉ số đánh giá. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dƣỡng.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang

Tăng cƣờng công tác chỉ đạo các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30; đồng thời tăng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đánh giá học sinh của giáo viên tiểu học trên địa bàn.

Tăng cƣờng thời lƣợng các đợt tập huấn cho bồi dƣỡng kỹ năng đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30.

Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trƣờng tiểu học trên địa bàn tỉnh tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nội dung tập trung đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Bình

Chỉ đạo các trƣờng tiểu học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30; chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá học sinh theo đúng mục đích, nguyên tắc, các thức của Thông tƣ 30.

Tham mƣu ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền cho nhân dân và phụ huynh học sinh hiểu rõ sự đổi mới trong đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30, hƣớng dẫn phụ huynh học sinh cách theo dõi, hỗ trợ học sinh học tập, tham gia đánh giá học sinh, phối hợp với giáo viên, nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh.

Tăng cƣờng mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng, các hội thảo khoa học về nâng cao kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên Tiểu học. Chỉ đạo các đơn vị tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề theo trƣờng hoặc cụm trƣờng tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên các trƣờng đƣợc tham gia học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận sâu về nội dung đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra đối với các trƣờng tiểu học trên địa bàn về kỹ năng đánh giá học sinh của giáo viên theo Thông tƣ 30.

2.3. Đối với lãnh đạo các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình

Làm tốt công tác tuyên truyền cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh hiểu rõ nội dung đổi mới trong đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tƣ 30, hƣớng dẫn cha mẹ học sinh cách theo dõi, hỗ trợ học sinh học tập, tham gia đánh giá học sinh.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cƣờng sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt các chuyên đề tập trung vào nội dung đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30. Tăng cƣờng dự giờ, tƣ vấn cho giáo viên trong cách nhận xét học sinh bằng lời trƣớc lớp và bằng nhận xét trong vở, trong sổ theo dõi chất lƣợng giáo dục.

Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tiếp tục học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.4. Đối với giáo viên

Nhận thức đúng về mục đích của đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30; tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo.

Tích cực thăm lớp dự giờ đồng nghiệp; trao đổi, học hỏi để nâng cao kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

Làm tốt công tác tuyên truyền đến nhân dân và phụ huynh học sinh trong công tác phối hợp thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tƣ 30.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Thị Phƣơng Anh và Hoàng Thị Tuyết (2008), Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên tiểu học.

2. Bộ GD & ĐT (2007), Quyết định số 14/2007-QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư 26 /2012/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn Số: 7475 /BGDĐT-GDTH về việc chỉ đạo đánh giá định kì, Thông tƣ 30/2014/TT/BGDĐT 2014.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Ban hành việc đánh giá học sinh tiểu học.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Tài liệu hướng dẫn theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch phát triển địa phương hàng năm và 5 năm.

7. Bồi dƣỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới (Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc, mã số KX07-14, năm 1996).

8. Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/7/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ

9. Nguyễn Đức Chính (2010), “Quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuả học sinh trung học”, Tạp chí Giáo dục thời đại, tr. 8-9. 10. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo

dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

11. Đề án xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005-2010 (Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tƣớng chính phủ).

12. Nguyễn Kế Hào (2011), "Giáo dục tiểu học thời nay", Tạp chí Khoa học

giáo dục, Số 71, tr. 1-5, 13.

13. Lê Văn Hảo, Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua phương pháp dạy học.

14. Phan Văn Kha (1996), Vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện đổi mới,Đề tài cấp Nhà nƣớc.

15. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục Hà Nội.

16. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học, Nxb Giáo dục.

17. M.M Rozental (1986), Từ điển triết học, Nhà xuất bản Tiến Bộ, tr.397 18. Nghị quyết số 04-NQ/HN Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng

Đảng (khoá VII) Ngày 14 tháng 1 năm 1993.

19. Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá XI) Ngày 04 tháng 11 năm 2013.

20. Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2008), Editor 2008, Ebook.moet.gov.vn. p. 119. 21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí,

NXB Giáo dục - Bộ GD&ĐT, Hà Nội.

22. Robert Kreitner (1998), Quản lý, Sách tham khảo, Houghton Mifflin Cao đẳng Div.

23. Tăng cƣờng các khoá bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng đƣợc nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới (Dự thảo Chiến lƣợc giáo dục 2009 - 2010).

24. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2011), Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, p. 78.

25. UBND huyện Lâm Bình (2015), Báo cáo sơ kết thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và các chương trình giáo dục học kì I, năm học 2014-2015, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Editor.

26. UBND huyện Lâm Bình (2015), Báo cáo Tổng kết năm học 2014-2015,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang​ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)