Phẫu thuật nội soi, với những ưu điểm của nó đang ngày càng trở nên rộng rãi nhất là trong phẫu thuật ổ bụng, nhưng tỉ lệ buồn nôn và nôn sau mổ vẫn còn cao là vấn đề cần quan tâm sau mổ.
Cơ chế bệnh sinh của nôn và buồn nôn sau phẫu thuật nội soi dưới gây mê vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng có thể do nhiều nguyên nhân [37][44][65]. Các yếu tố chính bao gồm tuổi, giới, hút thuốc lá, chứng say tàu xe, trong phẫu thuật sử dụng Fentanyl, tồn đọng khí trong phúc mạc sau khi bơm CO2 vào ổ phúc mạc, kích thích cơ hoành, kích thích nội tạng và
thao tác phẫu thuật được cho là nguyên nhân phổ biến gây nôn và buồn nôn sau phẫu thuật.
Trong nghiên cứu của chúng tôi các nhóm nghiên cứu đều tương đồng về yếu tố dịch tễ, về thời gian gây mê, thời gian phẫu thuật, về lượng thuốc dùng trong mổ.
Theo bảng 3.9 thì tỷ lệ NBNSMNS của Ondansetron là 34% và của Dexamethasone là 30% so sánh là không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0.05).
Kết quả này phù hợp với kết quả của Gautam B và CS [39] khi so sánh tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ nội soi túi mật ở 90 bệnh nhân. 33.3% ở nhóm ondansetron và 34% ở nhóm dexamethasone.
Tỷ lệ trung bình số lần buồn nôn, nôn sau phẫu thuật trên mỗi bệnh nhân
- Giai đoạn 0-6h: Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy nhóm sử dụng ondansetron có 7 lượt bệnh nhân bị NBNSM trong giai đoạn này và thấp hơn nhóm sử dụng dexamethasone có 22 lượt bệnh nhânbị NBNSM (p < 0,05).
Điều này cho thấy trong giai đoạn sớm sau phẫu thuật ondansetron có tác dụng dự phòng NBNSM tốt hơn dexamethasone.
Tuy nhiên theo Ray Mckenzie và cộng sự thì không có sự khác biệt giữa hai nhóm trong giai đoạn này [56]
- Trong giai đoạn 7-24 giờ sau mổ:
Theo kết quả ở bảng 3.10 cho thấy nhóm sử dụng ondansetron có 25 lần bệnh nhân bị NBNSM cao hơn so với nhóm dùng dexamethasone có 11 lần bệnh nhân NBNSM
Theo kết quả của chúng tôi thấy rằng trong giai đoạn muộn này có tỷ lệ NBNSM cao hơn ở nhóm O.
Giải thích điều này có thể cho rằng do tác dụng của thuốc nửa đời của ondansetron là 4-9(giờ), còn của dexamethasone 36-48(giờ).
- Trong 24 giờ đầu (ở phòng hồi tỉnh và buồng bệnh):
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ (%) số lần NBNSM trên mỗi lượt bệnh nhân của nhóm sử dụng ondansetron là 0,64 không có sự khác biệt so với nhóm sử dụng dexamethasone (19,2%) với p > 0,05.
- Trong đó tỷ lệ (%) số lần nôn sau phẫu thuật trên mỗi lượt bệnh nhân của nhóm G1 (5%) không có sự khác biệt so với nhóm G2 (12,5%) với p > 0,05.
Đánh giá tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn sau dự phòng nôn:
Kết quả ở bảng 3.12 tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trong suốt 24h đầu sau phẫu thuật của Ondansetron và Dexamethasone là có tác dụng bằng nhau . Kết quả của chúng tôi là phù hợp với kết quả của McKenzie và cộng sự [56], họ cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Tương tự Lopez – Olando [53] cũng có kết quả báo cáo 84% bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn với dự phòng nôn và buồn nôn với sự kết hợp của Ondansetron và Dexamethasone. Nhưng không có sự khác biệt giữa tỷ lệ NBNSM giữa bệnh nhân nhận Ondansetron và Dexamethasone đơn độc.
Theo GautamB [39] mức độ đáp ứng của nhóm Ondansetron là 66.7% và của nhóm Dexamethasone là 66%.
Đánh giá tỷ lệ nôn buồn nôn sau mổ ở các thời điểm nghiên cứu cho thấy:
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy ở giai đoan 0-6h số lượng NBNSM của ondansetron là 3 trường hợp chiếm tỷ lệ 6% thấp hơn nhóm sử dụng dexamethasone là 10 trường hợp chiếm tỷ lệ 20%.
Kết quả này phù hợp với kết quả của Gautam B và CS [39] trong giai đoạn 0-6h sau mổ ondansetron NBNSM là 6.3% so với deaxamethasone là 21.3%.
Tỷ lệ NBNSM ở các nhóm chứng của các tác giả Tugsan Egnem Bilgin[61] là 65% cao hơn hẳn nhóm Ondansetron 20% và Dexamethasone 20%
Lê Thanh Dương (2008) sử dụng dexamethasone đơn thuần có tỷ lệ NBNSM là 20% thấp hơn hẳn so với nhóm chứng là 63.3%
Như vậy Ondansetron và Dexamethasone đều có tác dụng dự phòng NBNSM ở giai đoạn đầu sau mổ.
Trong giai đoạn này tỷ lệ nôn là 2% ở nhóm Ondansetron thấp hơn nhiều so vơi nhóm Dexamethasone 12%. Khi so sánh hai tỷ lệ này chúng tôi thấy có sự khác biệt ý nghĩa p<0.05
Theo tác giả Tugsan thì tỷ lệ POV ở nhóm chứng là 30% cao hơn hẳn nhóm ondansetron là 5% và dexamethasone 5%
Thời điểm 6-24h
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy ở giai đoan 6-24h số lượng NBNSM của ondansetron là 14 trường hợp chiếm tỷ lệ 28% cao hơn nhóm sử dụng dexamethasone là 5 trường hợp chiếm tỷ lệ 10%.
Kết quả này phù hợp với kết quả của Gautam B và CS [39] trong giai đoạn 7-24h sau mổ ondansetron NBNSM là 27% so với deaxamethasone là 12.8%.
Trong đó sốbệnh nhân buồn nôn ở nhóm O là 10 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20% so với nhóm D có 2 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Trong giai đoạn này tỷ lệ nôn là 8% ở nhóm O so vơi nhóm D là 6%. Khi so sánh hai tỷ lệ này chúng tôi không thấy có sự khác biệt ý nghĩa p>0.05
Như vậy trong giai đoạn đầu ondansetron có tác dụng dự phòng nôn và buồn nôn tốt hơn dexamethasone. Tỷ lệ NBNSM cao ở giai đoạn muộn của ondansetron là do thời gian tác dụng của nó ngắn, tương tự như những đối kháng thụ thể 5- HT3, ondansetron có nữa đời huyết thanh từ 4-9 giờ [3],[63]. Trong giai đoạn 7-24h dexamethasone có tác dụng dự phòng nôn tốt hơn ondansetron. Dexamethasone là một thuốc có tác dụng kéo dài nên có tác dụng giảm đau sau phẫu thuật. Vì vậy ngăn ngừa được các biến chứng nôn, buồn nôn kéo dài hơn. Subrammanian và Madan [48] cũng chỉ ra rằng giai đoạn muộn tỷ lệ NBNSM của nhóm sử dụng dexamethasone là 6.67% so với nhóm Ondansetron là 24,4%. Kết quả này cũng tương tự với báo cáo ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật ngoại trú [31],[46]