Nồng độ CO2 cuối thì thở ra (PETCO2) 6 0-

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng dự phòng và điều trị nôn và buồn nôn của ondansetron với dexamethasone sau mổ nội soi phụ khoa (Trang 60 - 62)

Chúng tôi thực hiện gây mê toàn thân, đặt ống nội khí quản, với phương pháp hô hấp kiểm soát là phương pháp vô cảm thuận lợi nhất. Thông khí trong hô hấp điều khiển bằng máy thở với các thông số cài đặt:

Thể tích V = 10-15ml CO2, FiO2 = 50%. Tần số thở F = 12-14 lần/phút.

- PETCO2 được chúng tôi theo dõi để đánh giá gián tiếp tình trạng thán khí trong máu. Về khía cạnh lý thuyết tình trạng tăng CO2 và nhiễm toan hô hấp trong lúc bơm CO2 vẫn có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật nội soi, đặc biệt càng dễ xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi [6]. Sự tăng thán khí và nhiễm toan làm tăng nguy cơ gây ra rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết động, và dễ đòi hỏi hồi sức hô hấp kéo dài sau mổ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả ở bảng 3.6 cho thấy :

- Sau khi đặt nội khí quản khoảng 15 phút, thời điểm này bệnh nhân đã đạt độ mê ổn định. Ở nhóm O PETCO2 trung bình là 3,6 ± 0,5(%), ở nhóm D là 3,7 ± 0,6(%). PETCO2 của cả hai nhóm đều nằm trong giới hạn bình thường. Khi so sánh giá trị trung bình của hai nhóm cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

- Ở thời điểm 30 phút sau khi gây mê áp lực bơm hơi trong ổ phúc mạc đạt được 12mmHg. Chúng tôi nhận thấy PETCO2 của nhóm O là 4,2 ± 0,6(%), của nhóm D là 4,2 ± 0,5(%). Khi so sánh giá trị trung bình của hai nhóm cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- Ở thời điểm kết thúc phẫu thuật PETCO2 của nhóm O là 4 ± 0,7(%), của nhóm D là 4 ± 0,5(%).

Như vậy sau phẫu thuật PETCO2 thoát khí CO2 nhiều là thời điểm làm gia tăng sự hấp thu CO2 còn cao so với thời điểm bắt đầu giải thích cho vấn đề này có thể như sau:

Vào thời điểm kết thúc phẫu thuật thoát khí CO2 nhiều là thời điểm làm gia tăng sự hấp thu CO2 vào máu đồng thời bệnh nhân tỉnh lại gia tăng lưu lượng tim làm tăng đào thải CO2 dần dần gia tăng PETCO2.

Mặc dù giá trị trung bình PETCO2 có tăng ở thời điểm kết thúc phẫu thuật nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên để đánh giá sự gia tăng nồng độ CO2 trong máu một cách chính xác cần làm xét nghiệm khí máu, và trong thực tế lâm sàng ở một số trường hợp nồng độ CO2 cuối thì thở ra không phản ánh một cách chính xác PaCO2 (thường thấp hơn 6- 10mmHg). Vì vậy, nhiều tác giả khuyến cáo hạn chế thời gian phẫu thuật nội soi đặc biệt ở người lớn tuổi [1],[14] .

Một phần của tài liệu So sánh tác dụng dự phòng và điều trị nôn và buồn nôn của ondansetron với dexamethasone sau mổ nội soi phụ khoa (Trang 60 - 62)