3.1.1. Vị trí địa lý
Điện Biên là tỉnh miền núi cực Tây của tổ quốc, cửa ngõ phía Tây Bắc của vùng Bắc Bộ đồng thời cũng là tỉnh duy nhất có chung đƣờng biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào. Là đầu mối giao lƣu của vùng Tây Bắc Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc; cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây, có tọa độ địa lý từ 20054' đến 22033' vĩ độ Bắc và từ 102010' đến 103036' kinh độ Đông. Có địa giới hành chính nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu;
+ Phía Đông giáp và Đông bắc: tỉnh Sơn La;
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam - nƣớc CHND Trung Hoa;
+ Phía Tây và Tây Nam giáp với 2 tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ - nƣớc CHDCND Lào.
Tỉnh Điện Biên có ví trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nƣớc. Nói tới Điện Biên là nói tới một địa danh gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng luôn giữ vai trò là vị trí tiền đồn, là địa bàn chiến lƣợc quan trọng trong phòng thủ đất nƣớc.
Tỉnh Điện Biên có diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 954.125,06 ha gồm 10 đơn vị hành chính là: Thành phố Điện Biên Phủ (trung tâm tỉnh), thị xã Mƣờng Lay, huyện Mƣờng Nhé, huyện Mƣờng Chà, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Mƣờng Ảng, huyện Điện Biên, huyên Nậm Pồ và huyện Điện Biên Đông.
25
Hình 3. 1. Vị trí địa lý tỉnh Điện Biên 3.1.2. Địa hình, địa thế
Địa hình của Điện Biên rất phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đƣợc cấu tạo bởi những dãy núi
26
chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao tƣơng đối từ 200 m đến hơn 1.800 m. Trong đó đồi núi cao là kiểu địa hình đặc trƣng của tỉnh Điện Biên, chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết tại các huyện. Có nhiều xã gần nhƣ nằm hoàn toàn trên độ cao tuyệt đối 700 m so với mực nƣớc biển nhƣ Si Pa Phìn, Phình Giàng, Pú Nhi, Na Son... Bên cạnh kiểu địa hình đồi núi cao là dạng địa hình đồi núi thấp có dạng uốn nếp, bao gồm các dải núi thấp có độ cao dƣới 700 m so với mặt nƣớc biển. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp, thƣờng có độ dốc dƣới 250, phân bố chủ yếu dọc các con sông, suối lớn nhƣ sông Mã, sông Nậm Núa, sông Nậm Mức… và các suối nhƣ Nậm Pồ, Nậm Lay… Các thung lũng này có tiềm năng phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, ngoài thung lũng Mƣờng Thanh rộng hơn 150 km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc thì quy mô diện tích các vùng khác tại các huyện nhƣ: Mƣờng Chà, Tuần Giáo, Mƣờng Nhé, Điện Biên có diện tích nhỏ hơn.
3.1.3. Khí hậu, thời tiết và thủy văn
a) Đặc điểm khí hậu
Khí hậu vùng tỉnh Điện Biên mang tính chất đặc trƣng của khí hậu vùng Tây Bắc, với khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Điện Biên đƣợc phân hóa thành 2 tiểu vùng khí hậu rõ rệt là: Tiểu vùng khí hậu Mƣờng Chà và tiểu vùng khí hậu trên cao nguyên Sơn La - thƣợng nguồn sông Mã.
- Mùa mƣa trùng với mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10), nóng, ẩm, mƣa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thƣờng, phân hóa đa dạng. Mƣa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 lƣợng mƣa chiếm 80 - 90%.
- Mùa khô trùng với mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), trong mùa này khô hanh, ít mƣa và lạnh. Tổng lƣợng mƣa nhỏ chỉ chiếm 22 - 20% lƣợng mƣa cả năm.
27 b) Đặc điểm thời tiết
- Nhiệt độ bình quân năm là 22,30C; nhiệt độ bình quân tháng cao nhất là 270C; nhiệt độ tháng thấp nhất là 170C. Nhiệt độ cao tuyệt đối trong ngày là 36,80C; nhiệt độ thấp tuyệt đối trong ngày là 0,60
C.
- Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.000 mm - 2.000 mm. Lƣợng mƣa cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 (400 mm - 500 mm/tháng); lƣợng mƣa trong mùa này chiếm khoảng 86% tổng lƣợng mƣa cả năm, trong thời gian này thƣờng xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Lƣợng mƣa thấp nhất vào mùa khô tập trung chủ yếu vào các tháng 12 và tháng 1 (50 - 60 mm/tháng).
- Độ ẩm tƣơng đối lớn, độ ẩm trung bình nhiều năm tại Điện Biên là 84%, phân bố tƣơng đối đồng đều tại các vùng trong tỉnh. Mùa mƣa có độ ẩm cao đạt 88%, mùa khô độ ẩm giảm xuống có khi chỉ còn khoảng 70%.
- Lƣợng bốc hơi hàng năm ở khu vực Điện Biên tƣơng đối lớn. Tháng có lƣợng bốc hơi lớn nhất là tháng 3, 4 đạt trên dƣới 100 mm/tháng. Đây là thời kỳ khô hanh, gió Lào và nhiều nắng. Vào các tháng 6,7,8 do mƣa nhiều, độ ẩm cao nên lƣợng.
- Số giờ nắng bình quân hàng năm bình quân từ 1.820 - 2.035 giờ. Số giờ nắng thấp nhất rơi vào các tháng mùa lũ (tháng 6) < 130 giờ, số giờ nắng cao nhất rơi vào các tháng ít mƣa > 190 giờ.
- Địa bàn tỉnh Điện Biên chịu ảnh hƣởng của một số hƣớng gió: Đới Gió Đông Nam thổi vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, loại gió này thƣờng mang theo nhiều hơi nƣớc làm thời tiết mát mẻ và gây ra những trận mƣa rào; Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa Đông, loại gió này thƣờng lạnh và khô hanh; Gió Tây Nam (gió Lào) thƣờng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 5, tạo ra thời tiết khô và nóng gây ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống. Tốc độ gió trung bình ở Điện Biên đạt trị số khá thấp (0,9 m/s) so với vùng miền núi Đông Bắc (1,8 m/s). Một trong những nguyên nhân dẫn đến
28
tốc độ gió trung bình ở đây hạ thấp nhƣ vậy là do tần suất lặng gi trong năm khá cao. Ngoài trạm Pha Đin ở độ cao sấp xỉ 1.400m tốc độ gi trung bình đạt giá trị 2,7 m/s, còn hầu hết các trạm khác ở thung lũng và đồi núi thấp chỉ đạt dƣới 1m/s.
- Sƣơng muối: khu vực có mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thƣờng xuất hiện những đợt sƣơng muối làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.
c) Thủy văn
Điện Biên nằm ở thƣợng nguồn của ba hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê kông, là nguồn cung cấp nƣớc quan trọng cho các nhà máy thủy điện lớn ở Sơn La, Hòa Bình và Lai Châu. Sông Đà có vai trò quan trọng nhất, ngoài việc cung cấp nƣớc cho thủy điện nó còn là nguồn tƣới tiêu cho các vùng nông nghiệp quan trọng ở thung lũng Mƣờng Thanh.
3.1.4. Đặc điểm thổ nhƣỡng
Đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên đƣợc hình thành từ nhiều loại đá mẹ, trong đó chủ yếu đá trầm tích và biến chất. Quá trình phong hóa và hình thành đất đã tạo nên một số nhóm đất chính nhƣ: Nhóm đất phù sa sông suối, nhóm đất đen, nhóm đất Feralít đỏ vàng, nhóm đất Feralít mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Ngoài ra còn có một số loại đất khác nhƣ: Đất mùn vàng nhạt trên núi cao, đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất, đất mùn đỏ vàng trên núi, đất mùn đỏ vàng trên đá vôi. Toàn tỉnh có 6 nhóm đất với 16 loại đất khác nhau.
3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất
Tỉnh Điện Biên có tổng diện tích đất tự nhiên là 954.124,06 ha, chiếm 16,96% diện tích vùng Tây Bắc, chiếm 2,89% diện tích cả nƣớc. Tính đến năm 2015 đất nông nghiệp có diện tích 782.533,27 ha chiếm tới 81,83% diện tích đất đai của toàn tỉnh. Đất chƣa sử dụng chỉ chiếm 15,54 % trong đó đất
29
đồng bằng chƣa sử dụng chiếm 0,09%. Nhƣ vậy ngành nông nghiệp phát triển khá mạnh và còn ít tiềm năng để mở rộng diện tích canh tác.
3.1.6. Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng
a) Ảnh hƣởng tích cực
Điện Biên có vị trí địa lý chiến lƣợc đặc biệt quan trọng trong phòng thủ đất nƣớc, do đó rừng lại càng trở nên quan trọng hơn. Đây là cơ sở để các ngành, các cấp quan tâm hơn đến sự phát triển của ngành lâm nghiệp ở địa phƣơng nói chung cũng nhƣ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp nói riêng.
Đặc điểm về khí hậu thời tiết nhƣ: Nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm không khí; thổ nhƣỡng tƣơng đối phù hợp cho sản xuất, nông, lâm ngƣ nghiệp.
Hệ thống sông suối dày đặc với nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm dồi dào, có nhiều tiềm năng về thuỷ lợi và thuỷ điện, là điều kiện để định canh định cƣ, giảm nạn phá rừng làm rấy, giảm áp lực vào rừng.
Có tiềm năng lớn về đất đai với trên 70% quỹ đất có độ dốc trên 25%, chỉ phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Nhiều diện tíchnƣơng rẫy cũ đã đƣợc bỏ hoang nay đã phát triển lại thành rừng, nhiều diện tích đất trống... Đây là cơ sở để tiến hành trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh nhằm khôi phục lại những diện tích rừng đã mất. Tăng độ che phủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
Diện tích rừng tự nhiên còn nhiều, các loài động, thực vật quý hiếm đa dạng là cơ sở để thành lập và phát triển các khu Bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng… đồng thời có thể phát triển du lịch sinh thái.
b) Ảnh hƣởng tiêu cực
Mặc dù là tỉnh có vị trí địa lý chiến lƣợc nhƣng lại cách xa thủ đô, xa cảng biển và đƣờng sá đi lại khó khăn nên việc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ lâm sản gặp nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển
30
của công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Các sản phẩm gỗ từ rừng trồng chủ yếu chỉ để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.
Địa hình dốc, chia cắt mạnh nên gây khó khăn cho việc phát triển rừng trồng, tăng độ che phủ. Nhất là khi có mƣa, dòng chảy bề mặt thƣờng rất mạnh, lụt lội và sạt lở đất đã gây ra thiệt hại lớn về cơ sở vật chất, đƣờng sá... cản trtại các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.