3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động
a) Dân số
Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về lƣơng thực và nhà ở cũng tăng. Do đó , cây gỗ bị đốn nhiều hơn và đất rừng bị chuyển đổi thành đất canh tác nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lƣơng thực và nhà ở. Dân số tăng đƣợc xem là ảnh hƣởng đến mất rừng và suy thoái rừng.
Là tỉnh vùng núi cao, Điện Biên có quy mô dân số không lớn. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2015 dự ƣớc năm 2016 toàn tỉnh có 557.411 ngƣời, trong đó tỷ lệ nam nữ tƣơng đối cân bằng trong đó nam có 278.742 ngƣời (chiểm 50,01%) và nữ 278.669 ngƣời (chiếm 49,99%). Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 58 ngƣời/km2
là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nƣớc và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (93 ngƣời/km2) và của cả nƣớc (265 ngƣời/km2). Dân số tập trung đông nhất là ở thành phố Điện Biên Phủ với mật độ 817 ngƣời/km2
, thấp nhất là huyện Mƣờng Nhé chỉ có 21/km2. Phần lớn dân số tập trung tại các khu dân cƣ nông thôn chiếm đến 85% số dân.
Tốc độ tăng dân số của Điện Biên hiện nay đã giảm so với những năm gần đây, bình quân là 1,77%/năm (giai đoạn 2012 - 2016), tuy nhiên cao hơn so với mức tăng dân số của vùng Tây Bắc (1,5%) và mức tăng trung bình của
31
cả nƣớc (1,1%). Trong mấy năm gần đây, tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hƣớng giảm từ 1,82 % năm 2013 xuống còn 1,76% năm 2015.
Bảng 3. 1. Hiện trạng dân số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012-2015 Đơn vị hành chính cấp huyện Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự ƣớc năm 2016 TỔNG SỐ 519.663 528.465 538.069 547.785 557.411 1. Thành phố Điện Biên Phủ 51.769 52.884 53.998 55.072 56.112 2. Thị Xã Mƣờng Lay 10.514 10.851 11.007 11.176 11.249 3. Huyện Mƣờng Nhé 60.885 33.843 35.456 37.136 40.147 4. Huyện Mƣờng Chà 55.201 41.705 42.380 43.051 44.702 5. Huyện Tủa Chùa 49.950 50.653 51.306 51.942 52.539 6. Huyện Tuần Giáo 77.678 78.628 79.447 80.327 81.171 7. Huyện Điện Biên 111.405 112.506 113.584 114.811 114.161 8. Huyện Điện Biên Đông 59.599 60.442 61.158 61.916 62.605 9. Huyện Mƣờng Ảng 42.662 43.313 44.179 44.979 45.736
10. Huyện Nậm Pồ 43.640 45.554 47.375 48.989
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2015)
b) Dân tộc
Toàn tỉnh có 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất 38,2%, dân tộc H’Mông 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 17,0%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại các dân tộc khác nhƣ Dao, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lào, Lự, Hoa, Kháng, Mảng, Tày… Mật độ dân cƣ thƣa thớt, sống phân tán trong các bản làng ở gần rừng và trong rừng, đời sống văn hóa, dân trí thấp, canh tác chủ yếu dựa vào nƣơng rẫy; đời sống ngƣời dân thuộc diện nghèo khó nhất so với cả nƣớc.
32
Năm 2015, toàn tỉnh có 279.035 lao động, chiếm 53,2% tổng dân số, trong đó lao động nông, lâm nghiệp là 207.323 ngƣời, chiếm 74,3% lực lƣợng lao động, còn lại là lao động phi nông nghiệp chiếm 25,7% lực lƣợng lao động. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động qua đào tạo lại rất thấp chỉ chiếm 18,9%, chủ yếu là các ngành dịch vụ, công nghiệp và cơ quan hành chính; riêng số lao động qua đào tạo cho lâm nghiệp không đáng kể. Do vậy, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và lâm nghiệp nói riêng. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2015).
3.2.2. Hiện trạng các ngành kinh tế
Theo số liệu thống kê năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu tập trung vào 3 nhóm ngành: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 22,32%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 41,45%; còn lại là dịch vụ chiếm khoảng 36,23%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã và đang chuyển dịch đúng hƣớng và đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, trong đó nông lâm nghiệp vẫn chiếm vị trí rất quan trọng.
Những năm gần đây tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Điện Biên tƣơng đối cao và đƣợc duy trì liên tục trong khu vực Tây Bắc. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 5 năm (2001-2015) đạt 11,2%/năm. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân là 4,73%; công nghiệp và xây dựng tăng bình quân là 9,78%; dịch vụ tăng bình quân 12,8%. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2015).
Tuy nhiên, Kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc, có tới 80% nguồn thu của tỉnh là do Trung ƣơng trợ cấp; phần thu trên địa bàn hết sức nhỏ bé, chỉ khoảng 20% tổng thu ngân sách. Đặc biệt, Điện Biên là tỉnh nghèo nên ít có khả năng thu hút đầu tƣ tại chỗ cho bảo vệ và phát triển rừng.
33 a) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nƣớc và chủ trƣơng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, sản xuất công nghiệp ở Điện Biên đã có bƣớc phát triển nhanh và đa dạng, thu hút đƣợc nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đƣợc sự hỗ trợ tích cực của các Bộ ngành Trung ƣơng, tỉnh đã thực hiện cải tạo nâng cấp và mở rộng các cơ sở sản xuất nên sản xuất công nghiệp trên địa bàn đã đi dần vào thế ổn định và phát triển. Năm 2015 tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng theo giá thực tế đạt 2.396,83 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng giá trị sản phẩm trên toàn tỉnh.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh, chủ yếu tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực phẩm (chiếm tới trên 55% số lƣợng cơ sở), tiếp theo là lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng (dệt may, nhựa) và cơ khí sửa chữa nhỏ. Trong nhóm ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá, than, vật liệu xây dựng.
b) Nông nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá nhanh và ổn định, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lƣơng thực - thực phẩm tại chỗ, nhất là đối với các vùng cao, vùng xa. Năm 2015 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đạt 4.279 tỷ đồng (giá hiện hành), tốc độ tăng trƣởng 18,2%/năm. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
c) Du lịch - dịch vụ
Tỉnh Điện Biên có nhiều sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách nhƣ: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa - lịch sử góp phần nâng số du khách tăng từ 151,5 ngàn lƣợt khách năm 2008 lên khoảng
34
253,75 ngàn lƣợt khách năm 2015, bình quân thời kỳ tăng 5,0%, riêng khách Quốc tế tăng bình quân 20,3%. Doanh thu du lịch năm 2015 đạt 237 tỷ đồng.
3.2.3. Kết cấu hạ tầng
a) Giao thông vận tải:
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ phân bố tƣơng đối đều tới các các vùng với 03 tuyến Quốc lộ chiến lƣợc nối Điện Biên với các tỉnh lân cận trong và ngoài nƣớc. Quốc lộ 279 nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117km; Quốc lộ 12 nối từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dài 195km và Quốc lộ 6 nối Điện Biên với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc khác. Ngoài ra, Điện Biên còn có sân bay Điện Biên đặt tại thành phố Điện Biên Phủ có các chuyến bay thẳng về Thủ đô Hà Nội rất thuận lợi cho việc đi lại. Không chỉ thế, các tuyến đƣờng từ trung tâm các huyện đến các xã trong huyện rất thuận tiện, đa số đã đƣợc rải nhựa và rải cấp phối.
Do đặc điểm địa hình đồi núi chia cắt phức tạp, đất dốc, đồi núi quanh co uốn khúc nên có nhiều khó khăn cho thi công làm mới cũng nhƣ duy tu bảo dƣỡng các tuyến đƣờng bị xuống cấp. Hơn nữa, mƣa nhiều và tập trung nên thƣờng gây ra sạt lở đất đá làm hƣ hại đến đƣờng sá... Việc mƣa nhiều theo mùa cùng với địa hình dốc đã làm cho các tuyến đƣờng bộ thƣờng bị sạt nở trong mùa mƣa bão, gây chia cắt giao thông đi lại, làm ảnh hƣởng nhiều đến các hoạt động kinh tế cũng nhƣ sự di chuyển của ngƣời dân địa phƣơng
b) Thủy lợi: Hầu hết các huyện trên toàn tỉnh đều đƣợc đầu tƣ các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống. Có thể kể đến rât nhiều các công trình thủy lợi nhƣ: Công trình thủy lợi Nậm Khẩu Hu ở Thanh Nƣa; Kênh Pe Luông; hồ chứa nƣớc Na Hƣơm ở Mƣờng Nhà, công trình hồ chứa và hệ thống kênh mƣơng Noong Luông tại xã Mƣờng Phăng, công trình thủy lợi Phú Ma ở Chung Chải; kênh Mƣờng Toong 1 ở Mƣờng Toong, công trình
35
thủy nông Pa Có ở Chà Nƣa; công trình thủy nông Đề Dê ở Xá Tổng, công trình thủy lợi Mƣờng Lạn ở xã Mƣờng Lạn; công trình thủy nông Chiềng Sinh 1, kênh hữu Chiềng Sinh 1 ở Chiềng Sinh… Ngoài ra còn 1 hệ thống kênh lớn nhỏ trải đều trên các huyện với tổng chiều dài ƣớc khoảng 400 km.
c) Hệ thống điện lƣới: 100% các xã đã có điện lƣới quốc gia. Hầu hết các thôn bản dọc đƣờng giao thông đều có điện, đa số các thôn bản vùng cao chƣa có hệ thống lƣới điện quốc gia. Trong đó 100% hộ dân thành thị và 87,14% hộ dân nông thôn đƣợc sử dụng điện sinh hoạt.
d) Cấp nƣớc: Đến nay các đô thị trong tỉnh đều đã có công trình cấp nƣớc sinh hoạt. Trong đó khu vực Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo và Tủa Chùa đã xây dựng nhà máy nƣớc sạch theo công nghệ tiên tiến. Riêng cấp nƣớc ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, hầu hết dân cƣ tại các xã vùng cao, vùng xa còn thiếu nƣớc sinh hoạt, nhất là vào mùa khô.
3.2.4. Giáo dục - y tế
a) Giáo dục: Toàn tỉnh có 316 trƣờng học gồm 173 trƣờng tiểu học, 114 trƣờng trung học cơ sở, 29 trƣờng trung học phổ thông, 1 trƣờng trung cấp nghề.
b) Y tế: Mạng lƣới y tế từ tỉnh đến xã, bản đƣợc tăng cƣờng củng cố. Toàn tỉnh có 112 trạm xá, 13 bệnh viện và 18 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số là 2.375 cán bộ ngành y: trong đó có 352 bác sỹ, 1.143 y sĩ, 622 y tá, 258 nữ hộ sinh và 250 dƣợc sỹ, đạt 4,5 bác sỹ/1 vạn dân. Với số giƣờng bệnh là 1.812 giƣờng (trung bình 35 giƣờng/1 vạn dân).
3.2.5. Mức thu nhập bình quân
Theo số liệu thống kê năm 2015 thì GDP bình quân đầu ngƣời tỉnh Điện Biên đạt 841.580 đồng/tháng. Đời sống ngƣời dân còn rất khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo trong những năm gần đây mặc dù có giảm nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ cao 35,22%.
36
3.2.6. Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý bảo vệ rừng
a) Những ảnh hƣởng tích cực
- Nền kinh tế tỉnh Điện Biên đang trên đà phát triển, tạo tiền đề cho đầu tƣ phát triển, trong đó có điều kiện để quan tâm đầu tƣ hơn nữa cho ngành lâm nghiệp.
- Lao động trong ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao trên 70% lao động toàn tỉnh, là điều kiện thuận lợi cho ngành lâm nghiệp huy động lao động tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.
- Khi hoàn thiện đƣợc công tác giao đất giao rừng có cơ sở để thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Đây là nguồn vốn đáng kể để phát triển ngành lâm nghiệp nói chung cũng nhƣ để khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập cho đồng bào sống gần rừng, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo của các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.
- Kinh tế phát triển cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng, phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
b) Những ảnh hƣởng tiêu cực
Nhìn chung, trong những năm qua ngành lâm nghiệp của tỉnh đã có những bƣớc phát triển đáng kể, đã từng bƣớc đƣợc các lãnh đạo huyện, xã quan tâm, khuyến khích bà con tham gia phát triển nghề rừng,... song chƣa thực sự phát huy hết thế mạnh về rừng. Là một tỉnh mà rừng và nghề rừng có liên quan đến phần đông dân cƣ trong tỉnh, nhƣng nghề rừng chƣa tạo đƣợc nhiều việc làm thƣờng xuyên, thu nhập từ nghề rừng còn thấp, kinh tế rừng chƣa thực sự đóng góp tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.
37
Nền kinh tế tỉnh còn thấp, lại phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Nhà nƣớc, trong khi tỉnh lại còn nhiều lĩnh vực, hạng mục khác cần phải ƣu tiên đầu tƣ, do vậy kinh phí đầu tƣ, hỗ trợ cho ngành lâm nghiệp còn rất hạn chế.
Dân số tỉnh chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số (chiếm trên 80%), hơn nữa Điện Biên có nhiều dân tộc khác nhau (21 dân tộc). Mỗi dân tộc lại có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, do đó rất khó để ổn định việc định canh, định cƣ cũng nhƣ hạn chế việc đốt nƣơng làm rẫy. Đây là vấn đề nan giải nhất trong công tác quản lý bảo vệ rừng của tỉnh.
Việc đốt nƣơng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép vẫn xảy ra ở một số nơi do đời sống của nhân dân một số bản vùng cao còn khó khăn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: đốt nƣơng làm rẫy, khai thác rừng trái phép, cháy rừng, xây dựng các công trình thủy điện....nên rừng bị suy giảm cả về diện tích và chất lƣợng. Hầu hết là rừng nghèo kiệt sau khai thác, rừng non tái sinh phục hồi; các loài gỗ quý hiếm hầu nhƣ không còn, trữ lƣợng rừng thấp, Các nguồn gen đặc hữu và quý hiếm ngày càng mất đi, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ giữa bảo tồn và phát triển đối với Điện Biên.
Tình hình di cƣ tự do trên địa bàn diễn biến rất phức tạp, việc kiểm soát hoạt động này đạt hiệu quả chƣa cao. Sự gia tăng cơ học về dân số dẫn đến áp lực về thiếu đất canh tác, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chặt phá rừng trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân di cƣ tự do về nơi xuất cƣ chƣa có hiệu quả, các hộ này khi về nơi xuất cƣ thƣờng quay lại Mƣờng Nhé, có hộ còn lôi kéo theo họ hàng thân thích làm cho mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đất lâm nghiệp đƣợc quy hoạch để phát triển rừng phòng hộ và rừng sản xuất hiện đều do UBND xã và các hộ gia đình quản lý (50-60%) lại không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả. Từ đó dẫn đến tình trạng rừng phòng hộ
38
không đƣợc bảo vệ, còn rừng sản xuất không đƣợc phát triển, nguồn tài nguyên đất và rừng chƣa đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả. Đây là một vấn đề bất cập đối với công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
Cơ sở hạ tầng lạc hậu, đƣờng giao thông xuống cấp, hầu hết các tuyến đƣờng đến các xã vùng cao chỉ đi lại đƣợc một mùa, vị trí tỉnh xa cảng biển và nơi tiêu thụ lâm sản nên là cản trở lớn nhất đối với công tác phát triển rừng trồng sản xuất.
Từ trƣớc đến nay hoạt động trồng rừng đều đƣợc thực hiện bởi các Chƣơng trình, Dự án. Hiện nay không còn Chƣơng trình, Dự án nào hoạt động hỗ trợ trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Trong khi ngƣời dân địa phƣơng lại không thiết tha với hoạt động trồng rừng (do giá thấp, chi phí vận chuyển và khai thác cao…). Vì vậy khó để phát triển diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
39
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN