4.1.1.1. Diễn biến diện tích rừng tỉnh Điện Biên từ 2007 đến 2016
Diện tích rừng tỉnh Điện Biên từ năm 2007 đến năm 2016 giảm 11.711 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm 3.427 ha, rừng trồng giảm 8.284 ha. Kết quả trồng rừng của tỉnh Điện Biên chƣa đáp ứng đƣợc với thực tế yêu cầu đặt ra cũng nhƣ kết hoạch phát triển rừng của tỉnh.
Bảng 4. 1. Số liệu diễn biến tài nguyên rừng 2007-2016 Năm Tỷ lệ che phủ rừng (%) Diện tích rừng (ha) Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng 2007 39,7 379.180 365.497 13.683 2008 41,6 397.082 383.365 13.717 2009 41,0 394.559 379.268 15.291 2010 36,2 347.225 330.900 16.325 2011 36,6 350.531 333.922 16.609
40 Năm Tỷ lệ che phủ rừng (%) Diện tích rừng (ha) Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng 2012 40,2 393.344 377.120 16.223 2013 40,9 400.027 382.599 17.428 2014 41,2 401.715 384.305 17.411 2015 38,5 367.470 362.243 5.227 2016 38,5 367.469 362.070 5.399
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên)
Hình 4. 1. Tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2007-2016
Theo số liệu thống kê cho thấy, độ che phủ rừng tỉnh Điện Biên thay đổi theo quy luật giảm xuống tại các năm kiểm kê rừng (2010 và 2015) và tăng lên ở những năm sau khi kiểm kê điều này cho thấy chất lƣợng của công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chƣa cao. Thực tế cho thấy rừng vẫn bị xâm lấn trồng cây lƣơng thực; cháy rừng, khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra;
41
diện tích rừng trồng chiếm tỷ lệ thấp còn manh mún, phân tán, khó khăn cho việc chăm sóc quản lý và bảo vệ.
Hình 4. 2. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng giai đoạn 2007-2016
4.1.1.2. Diện tích các loại đất, loại rừng
Bảng 4. 2. Hiện trạng các loại đất loại rừng tỉnh Điện Biên
Loại đất loại rừng Tổng cộng (ha) Tỷ lệ % Ghi chú Tổng diện tích tự nhiên 956.125,06 1. Đất QHLN 776.662,52 81,2% 1.1. Đất có rừng 330.612,26 34,6% - Rừng tự nhiên 326.385,55 34,2% - Rừng trồng 4.226,71 0,4% 1.2. Đất chƣa có rừng 446.050,26 46,6% 2. Đất ngoài QHLN 179.462,54 18,8% 2.1. Đất có rừng 36.857,21 3,8%
42 Loại đất loại rừng Tổng cộng (ha) Tỷ lệ % Ghi chú + Rừng tự nhiên 35.684,50 3,7% + Rừng trồng 1.172,71 0,1% 2.2. Các loại đất khác 142.605,33 14,9%
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên)
- Số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2016 cho thấy: Tổng diện tích rừng toàn tỉnh Điện Biên là 367.469 ha; độ che phủ rừng 38,5% (không tính diện tích rừng trồng chƣa thành rừng, cây cao su và cây đặc sản ngoài đất lâm nghiệp). So với số liệu công bố diện tích năm 2015 của Bộ NN & PTNT (Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016) thì độ che phủ rừng tỉnh Điện Biên thấp hơn độ che rừng bình quân của toàn quốc năm 2015 (39,5% không tính cây cao su và cây đặc sản) và thấp hơn với mức bình quân chung của vùng Tây Bắc (43,64% không tính cây cao su và cây đặc sản).
Hình 4. 3. Tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Điện Biên đến hết ngày 31/12/2016
4.1.1.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính
Theo số liệu tại Phụ lục 4 thì Thị xã Mƣờng Lay có độ che phủ cao nhất (62,2%), độ che phủ thấp nhất là huyện Điện Biên Đông (25,1%).
43
- Về tổng diện tích rừng và đất chƣa có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp tất cả 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Điện Biên đều có diện tích rừng và đất chƣa có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp.
+ Theo số lƣợng thì diện tích rừng và đất chƣa có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp phân bố tập trung tại các huyện nhƣ huyện Mƣờng Nhé (chiếm 18,8% so với toàn tỉnh), tiếp đến là Điện Biên (16,4%), huyện Nậm Pồ (15,7%)…, thấp nhất là thành phố Điện Biên Phủ (0,4%).
+ Theo tỷ lệ % giữa tổng diện tích rừng và đất chƣa có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp của huyện so với tổng diện tích tự nhiên của huyện, thì huyện Mƣờng Nhé có tỷ lệ cao nhất chiếm tới 92,8% diện tích tự nhiên toàn huyện, tiếp đến là huyện Mƣờng Chà (85,3%)… thấp nhất vẫn là thành phố Điện Biên Phủ (48,2%).
Hình 4. 4. Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp theo cấp huyện
- Về tổng diện rừng: theo số liệu thống kê toàn tỉnh đến hết ngày 31/12/2016 có 367.469,47 ha đất có rừng. Trong đó: rừng tự nhiên 362.070,05
44
ha (chiếm 98,5%); rừng trồng 5.399,42 ha (chiếm 1,5%). Phân theo từng huyện/thị nhƣ sau:
+ Theo số lƣợng thì những huyện có diện tích đất có rừng trên 50.000 ha là những huyện nhƣ Mƣờng Nhé, Điện Biên, Nậm Pồ, ít diện tích rừng nhất là thành phố Điện Biên Phủ.
+ Theo tỷ lệ % giữa diện tích rừng của huyện so với toàn tỉnh thì cao nhất là huyện Điện Biên (22,2%), tiếp đến là huyện Mƣờng Nhé (19,4%). Thấp nhất là Thành phố Điện Biên Phủ (0,5%).
+ Đáng chú ý, toàn tỉnh có 36.857,21 ha diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Phân bố ở cả 10 huyện/thị, nhƣng tập trung nhiều nhất ở huyện Điện Biên (12.722,03 ha), tiếp đến là huyện Nậm Pồ (5035,91 ha); thấp nhất vẫn là Thành Phố Điện Biên Phủ (232,56 ha).
Hình 4. 5. Diện tích đất có rừng theo cấp huyện
- Về tổng diện tích đất chƣa có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp: Toàn tỉnh có 446.050,26 ha. Có 6 huyện có diện tích đất lâm nghiệp không có rừng trên 50.000 ha là huyện Mƣờng Nhé (77.069,77 ha), huyện Nậm Pồ
45
(68.342,00 ha), huyện Điện Biên Đông (65.402,71 ha), huyện Mƣờng Chà (62.940,17 ha), huyện Điện Biên (58.365,04 ha) và huyện Tuần giáo (55.240,42 ha). Ít nhất là Thành Phố Điện Biên Phủ (1.890,1 ha).
4.1.1.4. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng
Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/005 của Thủ tƣớng chính phủ về việc rà soát quy hoạch ba loại rừng. Tỉnh Điện Biên đã tiến hành rà soát quy hoạch lại ba loại rừng. Kết quả đã ban hành Quyết định số 76/QĐ- UBND ngày 14/01/2008 về việc phê duyệt báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2020. Quy hoạch ba loại rừng tỉnh Điện Biên qua những lần điều chỉnh lớn tại các Quyết định số 262/QĐ- UBND ngày 08/3/2010 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt chuyển đổi diện tích giữa các loại rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuât tỉnh Điện Biện; Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt chuyển đổi diện tích ba loại rừng tỉnh Điện Biên.
Bảng 4. 3. Diện tích các loại đất, loại rừng theo chức năng rừng
Hạng mục Tổng cộng (ha) Có rừng (ha) Chƣa có rừng (ha) Tổng diện tích tự nhiên 956.125,06 367.469,47 588.655,59 1. Đất QHLN 776.662,52 330.612,26 446.050,26 - Rừng đặc dụng 119.392,21 78.639,42 40.752,79 - Rừng phòng hộ 369.492,55 153.341,74 216.150,81 - Rừng sản xuất 287.777,76 98.631,10 189.146,66 2. Đất ngoài QHLN 179.462,54 36.857,21 142.605,33
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên)
Tổng diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp toàn tỉnh Điện Biên là 776.662,52 ha, chiếm 81,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và đƣợc phân theo chức năng nhƣ sau:
46
- Quy hoạch rừng Phòng hộ có 369.492,55 ha, chiếm 47,6 % diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh và đƣợc quy hoạch trên cả 10 huyện, thị xã, thành phố, trong đó diện tích đất có rừng chiếm 41,5%.
- Quy hoạch rừng Đặc dụng có 119.392,21ha, chiếm 15,4% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh và đƣợc quy hoạch trên 7 đơn vị huyện (Điện Biên, Mƣờng Ảng, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé, thành phố Điện Biên Phủ, Tuần Giáo, Nậm Pồ), trong đó diện tích đất có rừng chiếm 65,9%.
- Quy hoạch rừng Sản xuất có 287.777,76 ha, chiếm 37,1% diện tích đất lâm nghiệp và đƣợc quy hoạch trên 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, trong đó diện tích đất có rừng chiếm 34,3%.
Hình 4. 6. Diện tích đất trong và ngoài quy hoạch lâm nghiệp
Đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp 179.462,54 ha chiếm 18,8% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích có rừng chiếm 20,5%. Nhƣ vậy, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp gấp hơn 4 lần đất ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp. Qua đó cho thấy ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm một vị trí vô cùng quan trọng về kinh tế cũng nhƣ an ninh quốc phòng và môi trƣờng.
47
Trong diện tích đất có rừng toàn tỉnh, diện tích đất có rừng nằm ngoài quy hoạch ba loại rừng có 36.857,21 ha. Do vậy cần phải có biện pháp điều chỉnh lại quy hoạch ba loại rừng của tỉnh chuyển những diện tích rừng này vào đất quy hoạch lâm nghiệp để quản lý và sử dụng theo quy định của đất lâm nghiệp.
4.1.1.5. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý
Bảng 4. 4. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý Chủ quản lý Tổng DT rừng và đất LN (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Đất chƣa có rừng QH cho LN (ha) Tổng 813.519,73 362.070,05 5.399,42 446.050,26 BQL Rừng ĐD 47.057,16 34.261,88 4,70 12.790,58 BQL rừng PH 16.245,80 11.281,56 118,63 4.845,61 Hộ GĐ, cá nhân 6.261,26 5.200,69 670,76 389,81 Cộng đồng 256.141,00 235.363,98 1.300,44 19.476,58 Đơn vị vũ trang 92,89 34,40 1,62 56,87 UBND cấp xã 487.721,62 75.927,54 3.303,27 408.490,81
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên)
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Điện Biên chỉ có sáu nhóm chủ quản lý là nhóm Ban quản lý rừng đặc dụng và nhóm UBND các xã quản lý, cụ thể:
- Nhóm Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý 47.057,16 ha, chiếm 5,78 % diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
- Nhóm Ban quản lý rừng Phòng hộ quản lý 16245,80 ha, chiếm 2,00 % diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
- Nhóm Hộ gia đình và cá nhân 6.261,26 quản lý ha, chiếm 0,77 % diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
48
- Nhóm Cộng đồng dân cƣ thôn bản quản lý 256.141,00 ha chiếm 31,49 % diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
- UBND cấp xã quản lý 487.721,62 ha, chiếm 59,95% diện tích rừng và đất lâm nghiệp (trong đó chủ yếu là diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp chƣa có rừng 408.490,81 ha).
Hình 4. 7. Tỷ lệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý 4.1.2. Đặc điểm về tr lƣợng rừng
4.1.2.1. Trữ lượng bình quân các trạng thái rừng
Theo Kết quả điều tra kiểm kê rừng tỉnh Điện Biên rừng tỉnh Điện Biên, sử dụng phƣơng pháp ngẫu nhiên thì chiều cao trung bình của từng trạng thái đƣợc xác định qua mối liên hệ với đƣờng kính. Kết quả tính toán các chỉ tiêu bình quân và trữ lƣợng bình quân các trạng thái rừng tại tỉnh Điện Biên cụ thể nhƣ sau:
49
Qua Phụ lục 5 cho thấy rừng trung bình đối với từng loại rừng trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thƣờng xanh giàu là 275,9 m3/ha; - Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thƣờng xanh trung bình 145,4 m3/ha;
- Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thƣờng xanh nghèo 85,8 m3/ha; - Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thƣờng xanh phục hồi 58,7 m3/ha; - Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thƣờng xanh trung bình 128,7 m3/ha; - Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thƣờng xanh nghèo 61,6 m3/ha; - Rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thƣờng xanh kiệt 27,4 m3/ha; - Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa tự nhiên núi đất 44,7 m3/ha; - Rừng hỗn giao tre nứa và gỗ tự nhiên núi đất 20,1 m3/ha.
Nhìn chung có trữ lƣợng tƣơng đối thấp, chủ yếu nằm ở dƣới mức trữ lƣợng trung bình của mỗi trạng thái. Trong khi đó, các trạng thái rừng có trữ lƣợng cao lại chiếm diện tích khá thấp. Do đó tổng trữ lƣợng gỗ trên toàn tỉnh cũng thấp.
b) Trữ lƣợng tre nứa bình quân rừng tự nhiên
Bảng 4. 5. Chỉ tiêu bình quân của các trạng thái rừng tre nứa tự nhiên
Tên trạng thái rừng KH Mật độ
(cây/ha) Dbq (cm) Hbq (m)
Rừng hỗn giao gỗ và tre
nứa tự nhiên núi đất HG1 3.751 3,7 8,0
Rừng hỗn giao tre nứa và
gỗ tự nhiên núi đất HG2 5.794 4,2 8,3
Rừng tre nứa khác tự
nhiên núi đất TNK 6.027 4,6 10,1
50
Rừng tre nứa không chỉ có mật độ thấp mà ngay cả đƣờng kính và chiều cao bình quân cũng không cao. Từ đó cho thấy trữ lƣợng tre nứa trên địa bàn tỉnh cũng ở mức rất thấp.
c) Trữ lƣợng bình quân rừng trồng
Rừng trồng trên địa bàn tỉnh không chỉ có cơ cấu nhiều loài cây trồng mà cấp tuổi cũng khá đa dạng. Có nhiều loài cây đƣợc trồng từ khá lâu mà đến nay vẫn chƣa đƣợc khai thác. Kết quả điều tra tại thực địa cho thấy có 9 loài cây đƣợc trồng nhƣ: Thông, Quế, Mỡ, Du sam, Xoan, Muồng, Keo, Bạch đàn, Tre và Cao su. Mật độ và trữ lƣợng bình quân của rừng trồng là tƣơng đối thấp. Tùy từng loài cây và cấp tuối mật độ giao động từ 212 - 3792 cây/ha; trữ lƣợng từ 25,6-167,3 m3/ha.
4.1.2.2. Trữ lượng rừng củ tỉnh
a) Tổng trữ lƣợng rừng toàn tỉnh
Theo Phụ lục 6 tổng trữ lƣợng rừng của tỉnh Điện Biên có 24.880.032,20 m2 và 119.797 nghìn cây tre nứa, cụ thể nhƣ sau:
51
- Trữ lƣợng gỗ: Trong Quy hoạch 3 loại rừng có 22.541.716,30 m3, chiếm 90,6% tổng trữ lƣợng gỗ của tỉnh, trong đó trữ lƣợng gỗ rừng tự nhiên chiếm 98,6%, gỗ rừng trồng chiếm 1,4%. Ngoài Quy hoạch 3 loại rừng có 2.338.315,90 m2, chiến 9,4% tổng trữ lƣợng gỗ của tỉnh, trong đó trữ lƣợng gỗ rừng tự nhiên chiếm 97,8%, trữ lƣợng gỗ rừng trồng chiếm 2,2%.
Hình 4. 9. Biểu đồ so sánh tr lƣợng tre nứa rừng tự nhiên và rừng trồng
- Trữ lƣợng tre nứa: Trong Quy hoạch 3 loại rừng có 105.478 nghìn cây tre nứa, chiếm 88,0% tổng trữ lƣợng tre nứa của tỉnh, trong đó trữ lƣợng tre nứa rừng tự nhiên chiếm 98,7%, tre nứa rừng trồng chiếm 1,3%. Ngoài Quy hoạch 3 loại rừng có 14.319 nghìn cây, chiếm 12,0% tổng trữ lƣợng tre nứa của tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm 93,1%, rừng trồng chiếm 6,9%.
b) Trữ lƣợng rừng theo chức năng rừng
Trong quy hoạch 3 loại rừng trữ lƣợng gỗ chiếm 90,6% và trữ lƣợng tre nứa chiếm 86,55% tổng trữ lƣợng toàn tỉnh, trong đó:
- Trữ lƣợng gỗ rừng tự nhiên tập trung nhiều nhất ở rừng phòng hộ, rừng sản xuất, sau đó mới đến rừng đặc dụng. Trữ lƣợng gỗ rừng trồng lại tập trung nhiều ở rừng sản xuất, sau đó mới đến rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
52
Hình 4. 10. Biểu đồ so sánh tr lƣợng gỗ theo chức năng
- Trữ lƣợng rừng tre nứa tự nhiên tập trung nhiều ở rừng phòng hộ, ít nhất ở rừng đặc dụng, còn tre nứa trồng tập trung nhiều ở rừng sản xuất, ít nhất vẫn là rừng đặc dụng.
Hình 4. 11. Biểu đồ so sánh tr lƣợng tre nứa theo chức năng 4.1.3. Đặc điểm tài nguyên rừng
4.1.3.1. Đặc điểm rừng tự nhiên
53 a) Rừng tự nhiên núi đất
Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 04 trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thƣờng xanh đó là: rừng giàu, rừng trung bình, rừng phục hồi và rừng nghèo.
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG)
Đây là đối tƣợng rừng có khả năng cung cấp gỗ và lâm sản cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chỉ có 4.203,02 ha, lại phân bố rải rác trên các đỉnh núi cao, dốc và hầu hết thuộc đối tƣợng rừng phòng hộ và đặc dụng (khoảng 70%). Chỉ còn lại khoảng 30% là thuộc đối tƣợng rừng sản xuất và rừng ngoài đất lâm nghiệp. Chính vì vậy mà khả năng cung cấp gỗ và lâm sản của trạng thái rừng này cho nền sản xuất cũng không đáng kể.
Trạng thái rừng này hầu nhƣ ít bị tác động, mật độ cây còn tƣơng đối nhiều. Cấu trúc trạng thái rừng này là tƣơng đối đa dạng, nhiều tầng thứ đan xen nhau tạo lên lớp thảm thực vật bảo vệ đất, giữ nƣớc, chống xói mòn.
Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình (TXB)
Rừng TXB là đối tƣợng có thể khai thác tận thu gỗ và lâm sản với cƣờng độ thấp và có chọn lọc. Trong số 34.110,02 ha rừng TXB trên địa bàn tỉnh thì có tới 77% thuộc rừng phòng hộ và đặc dụng. Chỉ còn lại là thuộc đối tƣợng rừng sản xuất và rừng ngoài lâm nghiệp (23%).
Đây là trạng thái rừng đã qua khai thác nhƣng đã có thời gian phục hồi từ 10 đến 15 năm. Cấu trúc của trạng thái rừng này là rừng đã và đang phục