Nguyên nhân trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng tỉnh điện biên bằng công nghệ địa không gian​ (Trang 79 - 81)

a) Các vụ vi phạm liên quan đến mất rừng, suy thoái rừng (Phụ lục 10): Giai đoạn 2005-2016, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã phát hiện 5.833 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong đó các hành vi trực tiếp gây ra mất rừng, suy thoái rừng 2004 vụ (chiếm 34,4%) bao gồm: Lấn, chiếm rừng trái pháp luật; Khai thác rừng trái phép; Vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng; Phá rừng trái pháp luật.

b) Cháy rừng (Phụ lục 11):

Cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy qua các năm Thống kê cho thấy, từ năm 2005 - 2016 tổng số vụ cháy rừng là 405 vụ (trung bình 37 vụ/năm) gây ra thiệt hại 1.674,76 ha rừng (trung bình 4,1 ha/vụ). Trong đó năm có diện tích rừng bị cháy nhiều nhất là các năm 2016 (969,2 ha) và năm 2005 (437,0 ha). Đặc điểm các khu rừng bị cháy chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng tái sinh phục hồi, rừng tre nứa; các diện tích này thƣơng nằm đan xen với những khu vực canh tác nƣơng rẫy của ngƣời dân. Các vụ cháy rừng của tỉnh Điện Biên xảy ra từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau đây là khoảng thời gian do hoạt động canh tác nƣơng của ngƣời dân đốt dọn thực bì thiếu kiểm soát gây cháy lan vào rừng. Thời điểm xảy ra cháy rừng chủ yếu là buổi trƣa và buổi chiều tối.

c) Chuyển mục đích sử dụng rừng

Chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật

Từ năm 2005 đến nay, UBND tỉnh đã ban hành những Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên với tổng diện tích chuyển đổi là 87.196,79 ha, cụ thể:

71

- Quyết định 262/QĐ-UBND ngày 08/3/2010 phê duyệt chuyển đổi diện tích giữa các loại rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất tỉnh Điện Biên. Theo đó: Tổng diện tích chuyển đổi là 12.360,09 ha (rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng 816,08 ha; rừng sản xuất sang rừng đặc dụng 1.251,70 ha; rừng sản xuất sang rừng phòng hộ 1.501,28 ha).

- Quyết định 714/QĐ-UBND ngày 16/9/2013 phê duyệt chuyển đổi diện tích 3 loại rừng tỉnh Điện Biên. Tổng diện tích chuyển đổi là 74.836,7 ha (rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng 51.892,2 ha; rừng sản xuất sang rừng đặc dụng 18.553,3 ha; rừng đặc dụng sang rừng sản xuất 1.504,8 ha; nƣơng rẫy sang rừng đặc dụng 990,5 ha; nƣơng rẫy sang rừng sản xuất 304,8 ha; rừng phòng hộ sang rừng sản xuất 1.591,1 ha).

Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp chủ yếu để xây dựng các công trình đƣờng giao thông, thủy lợi, thủy điện…Tổng diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng từ năm 2004-2015 là 99,75 ha; diện tích trồng rừng thay thế từ 2004-2015 là 59,01 ha.

Quá trình chuyển đổi mục đích dẫn đến áp dụng các biện pháp quản lý bảo vệ khác nhau theo từng đối tƣợng dẫn đến mất rừng hoặc suy thoái rừng.

Chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép

Việc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu là sang canh tác nƣơng rẫy (các vụ vi phạm về phá rừng từ năm 2005 đến nay là 1373 vụ)

d) Khai thác và sử dụng rừng

Từ năm 2005-2015, trên địa toàn tỉnh Điện Biên đã cấp giấy phép khai thác 21.771,48 m3 gỗ quy tròn các loại. Việc cấp giấy phép khai thức chủ yếu là khai thác tận thu gỗ trên các diện tích chuyển đổi mục đích rừng. Cụ thể: Giai đoạn 2005-2010 cấp giấy phép khai thác 21.293,96 m3 gỗ quy tròn các loại; Giai đoạn 2011-2015: cấp giấy phép khai thác 477,52 m3 gỗ quy tròn

72

các loại (giảm giảm 97,76% so với giai đoạn 2005-2010). (Báo cáo tổng kết Dự án 661).

Do lợi nhuận trƣớc mắt, và nguồn thu lợi bất chính từ việc khai thác, mua, bán vận chuyển lâm sản cao nên ngƣời dân đã khai thác, vận chuyển tiếp tay cho những hành vi vi phạm. Nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà, làm chất đốt của ngƣời dân là rất lớn, hầu hết đều đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên; diện tích ruộng lúa nƣớc ít, thiếu đất canh tác nên tình trạng đốt phá rừng làm nƣơng thƣờng xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng tỉnh điện biên bằng công nghệ địa không gian​ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)