Nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng tỉnh điện biên bằng công nghệ địa không gian​ (Trang 81 - 85)

a) Tập quán canh tác nƣơng rẫy

Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc trƣng của đồng bào khu vực Tây Bắc, có nền văn hóa rất đa dạng với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau... Hệ thống canh tác của đồng bào dân tộc với hƣơng thức canh tác nƣơng rẫy chủ yếu là quảng canh, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng xuất trên một đơn vị diện tích thấp. Theo tập quán và truyền thống, các dân tộc khác nhau có phƣơng thức canh tác nƣơng rẫy không giống nhau, thể hiện nhƣ sau:

- Canh tác nƣơng rẫy quay vòng: Phƣơng thức này đƣợc cộng đồng đồng bào dân tộc Mông, Dao, Khơ mú ... áp dụng. Theo phƣơng thức này, nƣơng rẫy đƣợc canh tác trong một số năm, sau đó đƣợc bỏ hoá một thời gian để trạng thái thực bì và đất đƣợc phục hồi tự nhiên (khoảng 3 - 5 năm) và lại tiếp tục phát, dọn thực bì để sử dụng đất cho chu kỳ canh tác tiếp theo.

- Canh tác nƣơng rẫy bổ trợ: Phƣơng thức này đƣợc cộng đồng đồng bào dân tộc Thái, Hà Nhì... áp dụng. Nƣơng rẫy thƣờng liền kề với ruộng nƣớc ổn định theo mô hình kết hợp ruộng - rẫy. Phƣơng thức canh tác này cần đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật và khuyến nông, hƣớng dẫn đồng bào áp dụng biện pháp nông - lâm - vƣờn kết hợp.

73

Xu hƣớng canh tác: Thời gian sử dụng đất tăng lên và thời gian bỏ hoá rút ngắn lại, do đó không đủ thời gian để phục hồi lại độ phì của đất, dẫn đến đất đai bị thoái hoá và hiệu quả của canh tác nƣơng rẫy rất thấp. Năng suất lƣơng thực bình quân 3,6 tấn/ha/năm, đặc biệt năng suất Lúa nƣơng chỉ đạt trung bình 1,1 tấn/ha/vụ. Nhƣ vậy với điều kiện thời tiết bình thƣờng thì đồng bào các dân tộc vùng cao chỉ đảm bảo đƣợc khoảng 60 - 70% nhu cầu lƣơng thực tại chỗ.

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hoạt động canh tác nƣơng rẫy xảy ra thƣờng xuyên và là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất rừng. Kết quả điều tra, khảo sát tại tỉnh Điện Biên cho thấy có 197.167,25 diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp có cây nông nghiệp đây chủ yếu là diện tích nƣơng rẫy canh tác của ngƣời dân.

b) Tình trạng dân di cƣ tự do

Đời sống nhân dân sống gần rừng còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của ngƣời dân còn chƣa cao, tập quán canh tác còn lạc hậu, vẫn tồn tại tập quán du canh, du cƣ, di dịch cƣ tự do, chăn thả rông gia súc làm ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển rừng.

Tình hình di cƣ tự do trên địa bàn tỉnh Điện Biên diễn biến rất phức tạp đặc biệt là huyện Mƣờng Nhé, việc kiểm soát hoạt động này đạt hiệu quả chƣa cao. Tổng số dân di cƣ tự do đến tỉnh Điện Biên từ năm 2008 đến nay là 2.071 hộ với 12.970 nhân khẩu, cụ thể:

Tình hình di cƣ tự do đến từ năm 2008 đến 30/4/2011: 1.663 hộ với 10.776 ngƣời

Tình hình di cƣ tự do đến từ sau ngày 30/4/2011 đến năm 2016: 408 hộ với 2194 ngƣời;

74

(Các Báo cáo số 09/BC-UBND ngày 11/01/2016 và số 31/BC-UBND 17/02/2017 của UBND tỉnh Điện Biên).

Sự gia tăng dân số đột biến dẫn đến nhu cầu về đất sản xuất và gỗ để làm nhà dẫn đến nhiều diện tích rừng bị phá để làm nƣơng rẫy trái phép hoặc bị khai thác lâm sản trái phép đặc biệt là huyện Mƣờng Nhé. Với số liệu dự ƣớc năm 2016, dân số của huyện Mƣờng Nhé là 40.147 ngƣời nhƣng lƣợng ngƣời dân di cƣ tự do là 12.970 ngƣời (chiếm 32,3 % dân số toàn huyện).

c) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng không hợp lý

Quy hoạch chƣa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chƣa sát với thực tế dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật còn diễn ra phức tạp làm suy giảm tài nguyên rừng, nhất là rừng tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu do chƣa có quy định về việc phối hợp cũng nhƣ trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Tài nguyên và môi trƣờng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.

d) Chất lƣợng giao đất giao rừng

Sau khi đƣợc giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, rừng và đất lâm nghiệp đã có chủ là các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức. Nhƣng ý thức trách nhiệm về vai trò làm chủ trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp đƣợc giao là chƣa cao dẫn đến ngƣời nhận đất, nhận rừng chƣa thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình và chƣa yên tâm đầu tƣ để trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng dẫn đến lợi ích kinh tế mang lại từ rừng thấp. Nhiều hộ gia đình tuy đã đƣợc giao đất lâm nghiệp nhƣng giữa bản đồ và thực địa không thống nhất, một số hộ đƣợc giao nhƣng không xác định đƣợc vị trí diện tích đƣợc giao.

đ) Chênh lệch về mức chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng giữa các lƣu vực: Mức chi trả tiền môi trƣờng rừng trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch rất

75

lớn giữa các lƣu vực (có lƣu vực chỉ là 6.594 đồng/ha/năm nhƣng có nơi trên 300.000 đ/ha/năm) gây ra khó khăn trong tuyên truyền đặc biệt với đối tƣợng ngƣời dân tộc thiểu số; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý bảo vệ rừng ở những lƣu vực mức chi trả thấp.

e) Năng lực của các cơ quan quản lý, các chủ rừng

Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp huyện, cấp xã, các tổ đội PCCCR ở cơ sở và các chủ rừng chƣa thật sự quan tâm đến lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Một số chính quyền cấp xã chƣa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng.

Trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng là cộng đồng dân cƣ chƣa cao. Mặc dù đã xây dựng quy ƣớc bảo vệ rừng thôn nhƣng việc tổ chức thực hiện quy ƣớc sau khi đƣợc phê duyệt còn nhiều hạn chế.

Năng lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng của cơ sở còn hạn chế, kinh phí hỗ trợ theo dõi diễn biến rừng hàng năm trên địa bàn, trang thiết bị trang bị phục vụ theo dõi diễn diến rừng không đƣợc trang cấp, việc tập huấn theo dõi diễn biến rừng đã triển khai nhƣng chƣa thƣờng. Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và các cộng đồng đƣợc nhà nƣớc giao rừng không có khả năng thống kê do mình quản lý do không có chuyên môn, không có kinh phí hỗ trợ cũng nhƣ hƣớng dẫn kỹ thuật. Điều này đã ảnh hƣởng lớn đến việc phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng trên địa bàn.

Đối với tổ chức và hoạt động của lực lƣợng kiểm lâm: Định mức biên chế Kiểm lâm đƣợc tính bình quân toàn quốc, cứ một ngàn ha rừng có một biên chế Kiểm lâm (Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006); Biên chế Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức kiểm lâm (Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010). Tuy nhiên, trên địa bàn toàn tỉnh hiện chỉ có 215 công chức kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ 367.469,47 ha rừng do vậy nhiều xã diện tích rừng lớn trên 10.000 ha

76

nhƣng chỉ có 1 công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn; có nơi một công chức kiểm lâm phụ trách từ 2 đến 3 xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình giám sát mất rừng và suy thoái rừng tỉnh điện biên bằng công nghệ địa không gian​ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)