Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 45 - 49)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.Mơ hình nghiên cứu

Việc xem xét các nghiên cứu liên quan ở chƣơng 2 cho thấy bằng chứng tác động của quyền sở hữu (sở hữu nhà nƣớc và sở hữu nƣớc ngoài) đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Có thể lập luận rằng quyền sở hữu có tác động phi tuyến tính đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mơ hình chung thể hiện tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động:

y= α+γ1x + γ2x2 (1)

Điểm uốn đƣợc tính bằng cách lấy đạo hàm của y đối với x và cho kết quả bằng 0:

1 2 (2)

* (3)

Yu (2013) cho rằng sở hữu nhà nƣớc có quan hệ phi tuyến tính (bậc 2) với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kwangwoo Park (2002), Greenaway và cộng sự (2012) kết luận rằng sở hữu nƣớc ngồi cũng có mối quan hệ phi tuyến tính với hiệu quả hoạt động vủa doanh nghiệp. Phung và Hoang (2013), Lê Đức Hoàng (2015), Phung và Mishra (2015), Hoang và các cộng sự (2016) cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc sở hữu (sở hữu nhà nƣớc và sở hữu nƣớc ngoài) và

hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Để thực hiện xem xét tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhƣ mục tiêu nghiên cứu mà bài nghiên cứu đang tiến hành, bài nghiên cứu dựa trên sự đề nghị của Yu (2013), Lê Đức Hoàng (2015), Phung và Mishra (2015) hồi quy phƣơng trình sau:

Firm performanceit = α + γFirm performancei,t-1 + β1Ownershipit + β2Ownership2

it + β3Controlit + Ɛit (4)

Firm performanceit là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp i tại thời điểm t, Firm performancei,t-1 là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp i vào thời điểm t − 1, Ownershipit là cấu trúc quyền sở hữu của doanh nghiệp i tại thời điểm t, Ownership2it là giá trị bình phƣơng của biến Ownershipit, Controlit là các biến kiểm soát của doanh nghiệp i tại thời điểm t và đƣợc giải thích trong phần tiếp theo, và Ɛit là phần dƣ.

Trong đó:

Biến được giải thích (Firm performance) là Tobin-Q.

Tobin-Q: đƣợc đo bằng tỷ lệ giá trị thị trƣờng của cổ phiếu và giá trị sổ sách của nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản). Nhiều nghiên cứu sử dụng Tobin-Q (Wei và Varela, 2003; Alfaraih và cộng sự, 2012; Yu, 2013) đo lƣờng cho hiệu quả hoạt động dài hạn của cơng ty bởi vì chỉ số này phản ánh giá trị thị trƣờng của cổ phiếu và phản ánh đánh giá của thị trƣờng đối với hiệu quả hoạt động của công ty.

Biến giải thích (Ownership) là STATE (state ownership - sở hữu nhà nƣớc)

và FOREIGN (Foreign ownership - sở hữu nƣớc ngoài), đây là hai loại sở hữu chính có vai trị quan trọng và rất đƣợc quan tâm trong nền kinh tế Việt Nam

Biến kiểm sốt (Control): Ngồi cấu trúc sở hữu, có những biến số ảnh

hƣởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: quy mơ doanh nghiệp, địn bẩy, tính thanh khoản, tuổi niêm yết, lợi nhuận gộp biên, tăng trƣởng.

Quy mơ doanh nghiệp đƣợc tính bằng Logarithm tự nhiên tổng giá trị tài sản. Quy mơ có tác động hỗn hợp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có xu hƣớng có cơ hội tăng trƣởng thấp hơn, dẫn tới hiệu quả hoạt động thấp hơn (Konijn et al., 2011). Khi doanh nghiệp trở nên lớn hơn, ngƣời quản lý không đƣa ra đƣợc các chỉ đạo hiệu quả (Himmelberg et al., 1999) và mức độ minh bạch có thể giảm bớt; điều này có nghĩa là chi phí giám sát có thể tăng lên ở các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn có thể có lợi thế về quy mô kinh tế, hoặc sức mạnh thị trƣờng, giúp họ cải thiện công ty quả hoạt động (Pervan và Visic, 2012).

Đòn bẩy là tỷ lệ nợ của một cơng ty. Trong nghiên cứu này địn bẩy đƣợc tính bằng tổng nợ trên tổng tài sản. Ảnh hƣởng của địn bẩy lên hiệu quả hoạt động cơng ty là hỗn hợp. Một số nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực, trong khi những nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ tiêu cực hoặc phi tuyến tính (Margaritis và Psillaki, 2010). Địn bẩy có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì lợi ích của lá chắn thuế (Miller và Modigliani, 1963). Jensen (1986) lập luận rằng tăng địn bẩy cơng ty có thể giảm thiểu các vấn đề đại diện và giúp cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong khi Davies và cộng sự (2005) đã cho thấy hiệu quả tích cực của địn bẩy đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, thì cũng có các nghiên cứu khác cho thấy tác động tiêu cực của đòn bẩy đối với hoạt động của doanh nghiệp (Andres, 2008; Gurbuz và Aybars, 2010).

Thanh khoản đề cập đến khả năng của các công ty để trang trải các khoản thanh toán nợ ngắn hạn. Thanh khoản giúp giảm bớt sự khơng chắc chắn của dịng tiền và tạo nguồn quỹ nội bộ có sẵn, giúp các cơng ty tránh phải tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngồi có chi phí cao (Martínez-Sola và cộng sự, 2013). Nói chung, các cơng ty có thanh khoản cao thƣờng hoạt động tốt và tiếp tục có hiệu quả hoạt động tốt (Cho, 1998). Do đó, tính thanh khoản đƣợc kỳ vọng sẽ có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thanh khoản đƣợc xác định bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn.

Độ tuổi của công ty cho biết công ty đã tồn tại đƣợc bao lâu trên thị trƣờng. Các cơng ty có lịch sử lâu đời tích lũy kinh nghiệm và điều này có thể giúp họ tăng hiệu quả (Gurbuz và Aybars, 2010). Andres (2008) nghiên cứu ảnh hƣởng của quyền sở hữu gia đình đối với hoạt động của doanh nghiệp, thấy rằng độ tuổi của của doanh nghiệp có thể có tác động tiêu cực trong những trƣờng hợp này do ảnh hƣởng của ngƣời quản lý gia đình trong các cơng ty. Trong nghiên cứu này, độ tuổi của doanh nghiệp đƣợc tính bằng Logarithm tự nhiên của số năm tính từ khi niêm yết trên sàn chứng khốn.

Lợi nhuận gộp biên bằng với lợi nhuận gộp so với tổng doanh thu, thƣờng đƣợc xem là có ảnh hƣởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Claessens và cộng sự (1999) đã đƣa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận gộp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tăng trƣởng đƣợc tính bằng Logarithm tự nhiên của giá trị gia tăng tổng tài sản giữa hai năm liên tiếp. Tăng trƣởng đƣợc xem là có ảnh hƣởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì năng lực sản xuất đƣợc tăng cƣờng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra kết quả ngƣợc lại (Eklund, 2008). Nguyên nhân là các hoạt động gia tăng giá trị tài sản tuy mang lại lợi ích trong dài hạn nhƣng sẽ làm tổn hại hiệu quả hoạt động trong ngắn hạn. Ngồi ra lý thuyết chi phí đại diện, Jensen và Meckling (1976) đã chỉ ra rằng các cơng ty tăng trƣởng cao có thể đầu tƣ quá đà và dàn trải làm cho chi phí của việc vay nợ tăng, có xu hƣớng sử dụng nhiều nợ hơn gây tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Phần dư của mơ hình nghiên cứu: Ɛ

Bảng 3.1 . Bảng mô tả các biến

Biến Ký hiệu Mô tả

Hệ số Tobin-Q Tobin-Q Tỷ lệ giá trị thị trƣờng của cổ phiếu và giá trị sổ sách của nợ trên giá trị sổ

sách của tổng tài sản.

Sở hữu Nhà nƣớc STATE

Tỷ lệ cổ phần của chính quyền trung ƣơng, chính quyền địa phƣơng, SCIC và các DNNN khác.

Sở hữu nƣớc ngoài FOREIGN Tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Quy mô doanh

nghiệp SIZE Logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Hệ số đòn bẩy LEV Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản. Thanh khoản của

doanh nghiệp LIQ

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn.

Tuổi niêm yết của

doanh nghiệp AGE

Logarithm tự nhiên của số năm tính từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Lợi nhuận gộp biên GPM Tỷ lệ lợi nhuận gộp chia cho doanh thu

thuần.

Tăng trƣởng GROWTH Logarithm tự nhiên của giá trị gia tăng tổng tài sản giữa hai năm liên tiếp.

Nguồn: Tổng hợp theo Lê Đức Hoàng (2015), Phung và Mishra (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 45 - 49)