Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 33)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn trên thế giới

Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra khái niệm ban đầu cho rằng: “Nền kinh tế xanh là kết quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”. Từ khái niệm đó cho thấy, phát triển một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người, đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công

thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Theo kết qủa nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu “Hướng tới nền kinh tế xanh” do UNEP công bố năm 2011, mô hình kịch bản đầu tư xanh với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (Khoảng 1.300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tư của tổng số (0,5% GDP) tương đương với số tiền 350 tỷ USD được đầu tư cho các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn tự nhiên như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nước sạch và thủy sản. Trong mô hình kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đã tính toán và chỉ ra rằng, xét trong dài hạn, đầu tư vào nền kinh tế xanh sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu (trích theo Đinh Xuân Tùng, 2017).

Từ khởi xướng của UNEP, Trung Quốc là một trong những quốc gia tiếp cận sớm ý tưởng này để đưa vào hoạch định chính sách nhằm chuyển từ phương thức phát triển kinh tế kiểu tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức phát triển kinh tế kiểu tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Một là, lấy việc ưu tiên tiết kiệm và hiệu quả làm gốc để làm nòng cốt cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên toàn diện, nâng cao vị trí quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên, thêm một bước nữa tăng cường hướng dẫn về chính sách cho việc tiết kiệm tài nguyên, ra sức điều chỉnh và tối ưu hóa kết cấu ngành nghề, ra sức khai thác và phổ biến kỹ thuật tiết kiệm tài nguyên, loại bỏ công nghệ và thiết bị lạc hậu, tăng cường quản lý các khâu về sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng tài nguyên.

Hai là, lấy việc ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sản sinh lượng Carbon thấp làm con đường cơ bản xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên.

Ba là, lấy việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm đất và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên làm trọng điểm cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên, cố gắng tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, thúc đẩy sử dụng tổng hợp tài nguyên.

Bốn là, lấy việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh làm nhu cầu cơ bản cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm nguồn tài nguyên, một mặt phải điều chỉnh và cải thiện kết cấu tiêu dùng nguồn tài nguyên, nhất là kết cấu tiêu dùng nguồn năng lượng, cố gắng giảm thiểu tác động xấu của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đối với môi trường, nỗ lực thực hiện sự hòa hợp giữa tài nguyên và môi trường; Mặt khác, phải đảm bảo an ninh tài nguyên, xây dựng và hoàn thiện dự trữ chiến lược dầu mỏ thích ứng với sức mạnh của đất nước, tích cực quán triệt chiến lược “bước ra ngoài”, thực hiện mục tiêu đa dạng hóa con đường nhập khẩu nguồn năng lượng, khai thác kỹ thuật thay thế và tiết kiệm dầu mỏ, đảm bảo sự cung cấp dầu khí, nắm lấy thời cơ để khai thác và sử dụng nguồn năng lượng.

Nhóm các nước mới nổi lên nhờ quá trình công nghiệp hóa như Hàn quốc, Singapore,.. ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX những nước này không phải trả giá nhiều cho môi trường nhờ tiếp nhận công nghệ mới của các nước công nghiệp phát triển và những bài học kinh nghiệm của các nước đó trước đây. Mô hình phát triển của các nước này ngay từ đầu đã chú trọng tới môi trường và tiết kiệm tài nguyên, chính vì vậy họ đã rút ngắn khoảng cách phát triển không chỉ đạt mục tiêu kinh tế mà chú trọng tới môi trường. Hiện nay các nước này tiếp tục phát triển theo xu hướng “Tăng trưởng xanh”, “Kinh tế các bon thấp” và hướng tới nền kinh tế xanh.

Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách đã đề cập những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong

Điều đặc biệt cần lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân.

Các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo và trình độ phát triển trung bình ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Ở các nước này trình độ công nghệ thấp hơn các nước phát triển, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu thô tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, sẽ bị lôi kéo vào xu thế phát triển mới. Tuy nhiên theo nội hàm phát triển “kinh tế xanh”, đây sẽ là cơ hội cho các nước này tham gia để khôi phục nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi trường, tăng phúc lợi và giảm nghèo. Việc tiếp cận mô hình phát triển “kinh tế xanh” sẽ đặt ra nhiều thách thức, nhất là nguồn vốn đầu tư, công nghệ và năng lực thực thi. Để vượt qua được những thách thức đó, các nước đang phát triển không chỉ phải phát huy nội lực mà còn cần có sự trợ giúp của các nước phát triển, nhất là nguồn vốn, công nghệ và nâng cao năng lực thực thi.

Về lý luận và thực tiễn đã cho thấy, thế giới đang có những sự thay đổi mới trong định hướng phát triển, nhất là sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế từ năm 2008 đến nay, đó là cấu trúc lại nền kinh tế, hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 33)