Phương pháp thu số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 51 - 54)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

2.3.2.Phương pháp thu số liệu sơ cấp

Đề tài luận văn thu thập số liệu sơ cấp bằng việc sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước

Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp từ các hộ trong mẫu điều tra đã lựa chọn. Một mẫu phiếu điều tra (bảng hỏi) được hình thành. Nội dung của phiếu điều tra bao gồm: Những thông tin chung về danh tính của hộ nông dân (họ tên, địa chỉ (xóm, xã), dân tộc,…), thực trạng về nhà ở, nước sạch đã sử dụng, nhà vệ sinh, bếp nấu và nhiên liệu sử dụng nấu bếp, khó khăn trở ngại, mong muốn nguyện vọng về các công trình vệ sinh môi trường, đánh giá về một số công trình cơ sở bảo vệ môi trường và vệ sinh nông thôn, hành vi của người dân về vệ sinh môi trường nông thôn,…

Bảng 2.1. Lựa chọn xã điều tra

Nhóm xã Tiêu chí lựa chọn Xã đại diện

Nhóm xã 1

Vùng thấp, trung tâm, kinh tế xã hội phát triển, hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, trong đó có cả tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm

Hòa Mạc

Nhóm xã 2

Vùng 2 hoặc 3, hoàn thành từ 11-18 tiêu chí xây dựng NTM, chưa hoàn thành tiêu chí Môi trường

và an toàn thực phẩm Làng Giàng

Nhóm xã 3

Vùng sâu vùng xa, kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, mới hoàn thành dưới 10 tiêu chí xây dựng NTM, chưa hoàn thành tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm, mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất huyện

Sơn Thủy

Chọn xã điều tra: Tiêu chí để lựa chọn xã điều tra là dựa vào mức độ

hoàn thành Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM, mức độ hoàn thành tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm cũng như dựa trên mức độ thuận lợi, khó khăn, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập quán sinh hoạt của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Tác giả đã chọn 03 xã Hòa Mạc, Làng Giàng và Sơn Thủy có đầy đủ các tiêu chí cần thiết đại diện cho 3 nhóm xã (nhóm xã 1, nhóm xã 2 và nhóm xã 3) của 22 xã của huyện Văn Bàn để điều tra thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài luận văn (Bảng 2.1).

- Nhóm xã 1: bao gồm các xã: Hòa Mạc, Văn Sơn, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ và Võ Lao. Đây là nhóm xã thuộc vùng thấp, nằm ở vị trí trung tâm, có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, đã hoàn thành về đích NTM, trong đó có cả tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm. Đại diện là xã Hòa Mạc, nằm cách trung tâm huyện 6 km về phía Tây. Xã Hòa Mạc đã hoàn thành 19/19 tiêu trí trong Bộ tiêu trí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2015. Chọn điều tra xã này để đánh giá được thực trạng môi trường nông thôn sau khi xã đã được công nhận hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới; nhận xét, đánh giá của người dân về chất lượng môi trường nông thôn; cộng đồng dân cư, hộ gia đình vẫn thường xuyên duy trì, nâng cao hay là giảm đi so với quy định của Bộ tiêu chí; đánh giá được thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nông thôn nói riêng.

- Nhóm xã 2: bao gồm các xã: Làng Giàng, Tân Thượng, Tân An, Chiềng Ken, Nậm Mả, Dương Quỳ,… Đây là nhóm xã vùng 2 hoặc vùng 3, đã hoàn thành được từ 11-18 tiêu chí xây dựng NTM, riêng tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm chưa đạt. Đại diện là xã Làng Giàng, nằm cách trung tâm huyện 3 km về phía Nam; xã Làng Giàng đã hoàn thành 13/19 tiêu trí trong Bộ tiêu trí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu trí

Môi trường và An toàn thực phẩm là chưa hoàn thành. Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững huyện Văn Bàn, xã Làng Giàng sẽ hoàn thành 19/19 tiêu trí trong Bộ tiêu trí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong năm 2019 hoặc 2020. Chọn điều tra xã này để đánh giá được thực trạng môi trường nông thôn, những khó khăn thách thức, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo, thực hiện đưa xã Làng Giàng hoàn thành về đích nông thôn mới trong thời điểm hiện nay.

- Nhóm xã 3: bao gồm các xã: Sơn Thủy, Nậm Xé, Nậm Xây, Dần Thàng,… Đây là nhóm xã đặc biệt khó khăn, là xã vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và cũng là địa phương có mức độ ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản cao nhất huyện. Đại diện là xã Sơn Thủy, xã nằm cách trung tâm huyện 15 km về phía Đông Bắc, xã đã hoàn thành 7/19 tiêu trí trong Bộ tiêu trí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu trí môi trường và an toàn thực phẩm là chưa hoàn thành. Chọn điều tra xã này là đại diện, để đánh giá được thực trạng môi trường nông thôn ở khu vực các xã vùng sâu, vùng xa tập chung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ít người, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công tác bảo vệ môi trương; khu vực này có môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều tác động của con người thông qua các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Chọn hộ điều tra: Tổng số lượng mẫu được lựa chọn để điều tra được

tính theo công thức Slovin (1984) như sau: n = N/(1 + N.e2)

Trong đó: n là dung lượng mẫu được chọn

N: Tổng thể. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Hòa Mạc có 650 hộ, Làng Giàng có 600 hộ và Sơn Thủy có 550 hộ, nên tổng số cả 3 xã có 1.800 hộ gia đình nông thôn.

e: Sai số. Mẫu được chọn đảm bảo yêu cầu có sai số không vượt quá 10%, tức e = 0,1.

Áp dụng công thức trên ta có n = 94,7. Lấy tròn số cho thuận tiện, ta có n = 90, tức tổng số mẫu cần điều tra tại tất cả 3 xã là 90 hộ. Do đó, số lượng mẫu điều tra tại mỗi xã là 30 hộ.

Lựa chọn hộ để điều tra bằng phương pháp phi ngẫu nhiên dựa theo sự tiện lợi của quá trình điều tra tác nghiệp trên hiện trường dưới sự tư vấn của lãnh đạo xã và thôn bản.

b) Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với công cụ bảng kiểm kê

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với công cụ bảng kiểm kê được thiết kế để thu thập các thông tin số liệu về các công trình cơ sở hạ tầng về môi trường do cộng đồng quản lý như: nghĩa trang, bãi tập kết rác thải, công trình đầu mối nước sạch,… Nội dung bảng kiểm kê bao gồm ít nhất các thông tin về: Công trình cơ sở hạ tầng về nghĩa trang, bãi tập kết rác thải, công trình đầu mối về nước sạch, bãi chăn thả gia súc, các công trình cảnh quan môi trường, khó khăn thách thức, mong muốn nguyện vọng,…

c) Phương pháp thảo luận nhóm

Đề tài sử dụng phương pháp này để nhận diện và xác định những thông tin, số liệu thực tế, những điển hình và mô hình có liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng các công trình trên địa bàn nghiên cứu; các khó khăn, bất cập cũng như giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng môi trường nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 51 - 54)