4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Huyện Văn Bàn có 22 xã và 1 thị trấn với dân số hơn trên 86 nghìn người, gồm 11 nhóm dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 84,5%. Trong năm 2018, UBND huyện Văn Bàn đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở ngành chuyên môn của tỉnh Lào Cai, Huyện ủy Văn Bàn. Nhờ đó, nền kinh tế của huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sản xuất lương thực cũng như chăn nuôi gia súc đều đạt và vượt kế hoạch giao; công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng; lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chỉ đạo và có sự chuyển biến tích
hộ nghèo trên địa bàn hằng năm giảm; diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới; công tác quốc phòng an ninh được tăng cường, góp phần ổn định tình hình để phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn được duy trì ổn định: Chương trình nông thôn mới được quan tâm triển khai tích cực, năm 2017 có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hoàn thành thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông; sản xuất vụ Xuân, triển khai sản xuất vụ Hè thu, trồng rừng sản xuất đảm bảo tiến độ và khung thời vụ; thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm không có dịch bệnh xảy ra; hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo tết cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng khó khăn; chi trả chế độ cho các đối tượng kịp thời đúng quy định.
Những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vừa là điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện vừa là những khó khăn thách thức đối với công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Biểu hiện rõ nét nhất là hiện tượng đất đai bị xói mòn, sạt lở, thoái hóa do quá trình sản xuất, canh tác nông nghiệp trên đất dốc; chất lượng môi trường nguồn nước mặt, nước sinh hoạt và sản xuất đang tiềm ẩn khả năng bị ô nhiễm ở một số nơi và một số hệ thống khe, suối; chất thải độc hại đang được sử dụng lén lút, trái phép ở nhiều nơi nằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, đặc biệt là vùng khai thác khoáng sản vàng và việc sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông lâm nghiệp ở khu vực nông thôn; Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu về số lượng; thiếu cơ sở vật chất khoa học - công nghệ bảo vệ môi trường. Đây là những khó khăn, thách thức ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ môi trường của huyện.
Năm 2018, giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản toàn huyện đạt 2.123.000 triệu đồng, trong đó nông nghiệp đạt 1.928.746 triệu đồng (chiếm
90,85%), lâm nghiệp đạt 154.979 triệu đồng (chiếm 7,3%) và thủy sản đạt 39.276 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,85%. Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2018 toàn huyện đạt 1.433.025 triệu đồng.
Dân số trung bình năm 2018 là 87.801 người; giảm tỷ lệ trẻ sinh con thứ 3: 13,6% năm 2018; Các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm, triển khai thực hiện.
Hệ thống chợ và các trung tâm thương mại quy mô nhỏ được phân bố đều trong các khu vực dân cư trên địa bàn 05 cụm xã gồm: Cụm xã Võ Lao; Cụm xã Minh Lương; Cụm xã Dương Quỳ; Cụm xã Khánh Yên Hạ và cụm trung tâm huyện, chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày của người dân. Những trung tâm thương mại có quy mô lớn, hiện đại, phạm vi phục vụ rộng hơn chỉ được bố trí tại huyện Văn Bàn. Toàn huyện có tổng số 8 chợ, gồm 2 chợ ở khu vực đô thị và 6 chợ nông thôn.