Khó khăn, thách thức liên quan đến môi trường và an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 75 - 81)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.2.Khó khăn, thách thức liên quan đến môi trường và an toàn thực phẩm

- Trước hết, có thể nói triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Bàn, việc thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm được xác định là rất khó thực hiện. Đầu tiên phải kể đến xuất phát điểm về hạ tầng bảo vệ môi trường tại các xã trước khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới là rất thấp, hầu như chưa được đầu tư xây dựng. Tiêu chí vệ sinh môi trường tại các xã trong huyện cần thực hiện với khối lượng và nguồn kinh phí rất lớn, điều này dẫn đến các xã khó đảm bảo việc thực hiện hoàn thành được tiêu chí về môi trường. Trong những năm qua, lượng chất thải trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng lượng chất thải rắn phát sinh, theo số liệu tính toán của tác giả, năm 2017, khối lượng chất thải rắn

sinh hoạt phát sinh bình quân được tạm tính 0,3kg/ngày/người, với 17.699 hộ và 83.782 nhân khẩu, do vậy sẽ phát sinh khoảng 25,275 tấn/ngày; tức khoảng 9.099 tấn so với 8.620 tấn năm 2010, 8.800 tấn năm 2011, 8.870 tấn năm 2012, 8.940 tấn năm 2013, 9.023 tấn năm 2014, 9.125 tấn năm 2015, 9.200 tấn năm 2016 (Bảng 3.20). Do đó, tính đến thời điểm hết năm 2018, toàn huyện mới chỉ có 8/22 xã đạt được tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Thực hiện được tiêu chí này phần lớn phụ thuộc nguồn lực về kinh tế của các hộ gia đình và ý thức tự giác, tập quán, thói quen của người dân. Đây là rào cản lớn trong việc xây dựng nông thôn mới.

Bảng 3.20. Lượng chất thải rắn phát sinh năm 2010-2017 huyện Văn Bàn Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Lượng chất thải

rắn phát sinh (tấn) 8.620 8.800 8.870 8.940 9.023 9.125 9.200 9.099

Nguồn: Số liệu của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Văn Bàn và tính toán của tác giả, 2019

- Mạng lưới tổ, đội vệ sinh môi trường làm công tác thu gom, vận chuyển rác thải ở khu vực nông thôn chưa được hoàn chỉnh; phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác. Tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường còn thấp. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn còn thấp; việc đầu tư xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển, khu xử lý rác thải ở khu vực nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; nhiều nơi chưa có điểm tập kết, trung chuyển rác thải; các khu xử lý chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo đảm, chưa có biện pháp xử lý mùi, nước rỉ rác dẫn đến việc ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các khu xử lý rác thải gây nên. Một số bãi chôn lấp rác không đảm bảo vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

- Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện triệt để, một lượng rác thải (bao gồm cả túi ni lông) sau khi

Biện pháp xử lý rác thải ở khu vực nông thôn chủ yếu là đốt bằng lò đốt và chôn lấp chưa đảm bảo (khu tập kết chưa được đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác,...).

- Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường nhìn chung còn hạn chế, chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường nói chung và tài nguyên thiên nhiên, tình trạng vứt rác, xả nước thải bừa bãi còn xảy ra ở nhiều nơi, chưa quản lí, thu gom triệt để các loại phân chuồng trong chăn nuôi. Tư tưởng coi nhẹ lợi ích bảo vệ môi trường khá phổ biến đặc biệt là ở các xã. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Còn một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải.

- Việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường vẫn chưa cụ thể, chưa có đầu mối rõ ràng để quản lý sử dụng. Trong những năm qua, lượng chất thải trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng, nên chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải vì thế cũng tăng lên. Trên thực tế, kinh phí chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường tuy đã được tăng cường đầu tư nhất là đầu tư cho lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải. Hiện nay công tác thu gom được thực hiện đối với khu vực thị trấn và các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, vì cơ sở hạ tầng thiết yếu về môi trường như bãi chôn lấp rác và công nghệ xử lý rác thải tập trung, trang thiết bị thu gom chưa được đầu tư thỏa đáng. Thiếu kinh phí cũng là nguyên nhân khiến cho một số xã dù đã thành lập được hợp tác xã vệ sinh môi trường, tổ, đội thu gom rác thải nhưng hoạt động không thường xuyên, việc thu gom rác chưa kịp thời dẫn đến tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến,...

- Cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ môi trường ở cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực môi trường dẫn đến công tác tham mưu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở

cấp xã còn nhiều hạn chế, nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp xã chưa được chú trọng, quan tâm, nhiều xã còn buông lỏng nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

- Đối với các loại chất thải rắn như bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ môi trường hiện nay hầu như chưa được xử lý an toàn, hợp vệ sinh. Bao bì thuốc bảo vệ môi trường sau khi thu gom cùng với bao bì phân bón hóa học thường được lưu giữ tại kho lưu chứa hay xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng.

- Phương pháp xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi còn đơn giản. Chủ yếu được xử lý bằng ủ nóng và hầm biogas. Sau khi xử lý, phân được sử dụng bón cho cây trồng, dùng làm thức ăn cho cá,…

Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu môi trường chủ yếu huyện Văn Bàn năm 2018

Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

Tổng lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn phát sinh m3/ngày 912,27 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư nông thôn phát sinh Tấn/ngày 15,4 Số lượng khu xử lý, điểm, bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung Số lượng 8 Tổng lượng chất thải rắn tiếp nhận trong các bãi chôn lấp Tấn/ngày 12,6 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn phân loại rác thải tại nguồn % 59 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu % 75 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom Tấn, % 11.382

tấn; 92% Số lượng, tỷ lệ xã có đội, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân tham gia thu

gom rác thải Số lượng, %

9/22; 40,9% Tổng lượng và tỷ lệ nước thải chăn nuôi được sử dụng sản xuất

Biogas m

3/ngày, % 223; 1,58% Tổng lượng và tỷ lệ nước thải chăn nuôi được xử lý đạt quy chuẩn

môi trường m

3/ngày, % 223; 1,58% Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn chăn nuôi được thu gom, sử dụng Tấn, % 1.822,7

tấn; 45% Số lượng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình Số lượng 558 Tổng số nghĩa trang được đầu tư/chưa được đầu tư xây dựng theo

đúng/chưa đúng quy hoạch Số lượng 18 và 24

Tổng số hộ, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp

vệ sinh Số lượng, %

73.116 hộ; đạt 89,46%

- Hiện nay, tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Văn Bàn khoảng 31 tấn/ngày và khối lượng được thu gom, vận chuyển, xử lý tại bãi rác thải tập trung của thị trấn là khoảng hơn 80%. Tổng lượng chất thải chăn nuôi phát sinh khoảng 10,11 tấn/ngày với khối lượng chất thải chăn nuôi được xử lý là khoảng 65% (Bảng 3.21). Phần còn lại không được thu gom đang đổ thải tại các khu vực ven đường, bên cạnh các sông, suối, khe, ao hồ,.... Tổng lượng rác thải rắn ở nông thôn huyện Văn Bàn hiện mới chỉ thu gom được 11.382 tấn, bằng 92% tổng lượng rác thải (Bảng 3.21). Hiện tại, trên địa bàn huyện mới chỉ có 05 điểm, bãi chôn lấp và khu xử lý chất thải rắn tập trung, tuy nhiên các bãi rác thải này chủ yếu xử lý bằng biện pháp đốt thủ công và phun hóa chất khử mùi trước khi tiến hành chôn lấp. Ngoài ra, tại các khu vực nông thôn còn có khoảng 206 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc xả rác bừa bãi, quản lý chất thải không hợp lý gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm du lịch như Đền cô Tân An, đền Chiềng Ken,… làm ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển tín ngưỡng tâm linh và du lịch của huyện Văn Bàn. Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau. Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ xung đột môi trường càng nhiều. Trong quản lý chất thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi, xung đột môi trường chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận chuyển, xả thải chôn lấp không hợp vệ sinh.

- Thực trạng rác thải sinh hoạt và chăn nuôi tại các vùng nông thôn không được thu gom hợp lý không chỉ làm mất cảnh quan đường làng ngõ xóm mà còn là các nguồn gây bệnh nguy hiểm. Chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom hợp lý sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan nông thôn, làm ô nhiễm và suy thoái môi trường. Nhiều loại

chất thải nguy hại từ sinh hoạt có thể tồn tại lâu trong môi trường, tồn dư trong nông sản phẩm, thực phẩm, nguồn nước và có khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm đối với con người như bệnh đường tiêu hóa, bệnh hô hấp, xương khớp và một số bệnh nan y khác. Chất thải sinh hoạt không được thu gom đúng quy định, hiện tượng đổ chất thải sinh hoạt bừa bãi ra hệ thống sông suối, đường làng hoặc ra các khu đất canh tác nông nghiệp, nhất là các túi nilon, phế thải sẽ có nguy cơ làm thay đổi pH của đất, giảm lượng mùn, thay đổi kết cấu đất, làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Chất thải rắn cũng là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc,... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng và phá hại mùa màng của nhân dân. Chất thải sinh hoạt khi không được thu gom và xử lý đúng cách cũng sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm nguồn nước. Nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước mặt làm ô nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Thông thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ,… từ rác thải vào nguồn nước. Điều đáng chú ý là các chất ô nhiễm này sẽ có mặt trong nước sinh hoạt hoặc nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian và gây các bệnh nguy hiểm. Trong quá trình phân hủy chất thải tự nhiên sẽ tạo ra các khí gây mùi khó chịu và các khí độc hại gây hiệu ứng nhà kính như CH4, CO2, N2O,… gây ô nhiễm môi trường không khí, làm giảm sự thoải mái, tăng sự ngột ngạt cho người dân nhất là trong mùa hè nóng bức. Khi mùi hôi thối từ chất thải sinh hoạt vượt khả năng đề kháng, chịu đựng của con người sẽ gây ra các bênh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… cho cộng đồng và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch nếu không có các biện pháp ngăn chặn kip thời.

- Tại các xã trên địa bàn huyện Văn Bàn, rác thải sinh hoạt, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được người dân vứt bỏ tràn lan trên đường đi, các bãi

làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan nông thôn cũng như đời sống và sinh hoạt của chính người dân địa phương. Việc thực hiện ở địa phương cũng gặp nhiều khó khăn, bởi đến thời điểm này không ít hộ dân chưa nhận thức đầy đủ về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, một phần cũng là do các địa phương chưa thực sự chú trọng công tác tuyên truyền, hệ thống chính trị chưa thực sự vào cuộc.

- Trong thâm canh nông nghiệp để gia tăng năng suất và sản lượng trên địa bàn, một lượng lớn phân hóa học ngày càng được gia tăng sử dụng (năm 2018 là 3.280 tấn), thuốc BVTV (năm 2018 là 0,26 tấn), thuốc thú y và thủy sản: 3,9 tấn,… (Bảng 3.21), đặc biệt những năm gần đây một lượng lớn thuốc diệt cỏ không không rõ nguồn gốc, chất lượng được bà con nhân dân (nhất là người Mông) mua từ các chợ phiên giáp biên giới Việt - Trung mang về sử dụng một cách chàn lan, không theo hướng dẫn. Đây là một vấn đề cấp bách, là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái hiện tại và tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến các bệnh nguy hiểm mà y học hiện nay chưa chữa được (như ung thư, đột biến gen,...) làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, để lâu sẽ suy giảm chất lượng giống nòi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 75 - 81)