Cơ sở pháp lý và kinh nghiệm bảo vệ môi trường của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 33 - 40)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

1.2.2. Cơ sở pháp lý và kinh nghiệm bảo vệ môi trường của Việt Nam

xây dựng nông thôn mới

1.2.2.1. Cơ sở pháp lý và quy chuẩn áp dụng về bảo vệ môi trường nông thôn ở nước ta

a) Cơ sở pháp lý

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020.

Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Thông tư số 31/2017/TT-BTNMT ngày 27/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.

Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.

Quyết định số 09/2005/QĐBYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.

Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực

Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Quyết định số 4758/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020.

Hướng dẫn số 1290/TCMT-KSON ngày 19/5/2017 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc tiêu chí 17 – Môi trường và an toàn thực phẩm.

Văn bản số 343/BCĐ-VPĐP ngày 06/3/2017 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững về việc rà soát đánh giá tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Lào Cai.

b) Các quy chuẩn áp dụng về bảo vệ môi trường

QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

QCVN 09: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm).

QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.

QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2016.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới

a) Kinh nghiệm ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Đường làng ngõ xóm xanh - sạch - đẹp, rác được tổ tự quản thu gom tập kết đốt tập trung và sự xuất hiện của nhiều nhà sạch, vườn đẹp, đó là hình ảnh thay đổi dễ nhận thấy tại 3 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc của thị xã Nghĩa Lộ sau 6 năm xây dựng nông thôn mới.

Có được kết quả này, thời gian qua thị xã Nghĩa Lộ đã phát huy nội lực của địa phương, huy động sức dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi từng bước hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có tiêu chí môi trường. Để hoàn thành tiêu chí này, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn đường làng ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; làm hầm biogas trong chăn nuôi; không nhốt gia súc dưới gầm sàn.

UBND thị xã đã chỉ đạo Hội Phụ nữ xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả 10 CLB "Phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường”, với gần 900 hội viên phụ nữ tham gia. Các câu lạc bộ này sinh hoạt 2 buổi/1 tháng, theo hình thức tự nguyện. Tại các buổi sinh hoạt các thành viên tổ chức tổng vệ sinh môi trường tại thôn bản, tuyên truyền, vận động các gia đình trong thôn nâng cao ý thức tự giác về công tác vệ sinh môi trường; thu gom rác thải vào đúng nơi quy định.

Đặc biệt, năm 2017, hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và để thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải theo mô hình thu gom rác tại xã Nghĩa Lợi, Phòng Tài nguyên - Môi trường đã phối hợp với Công ty Môi trường Nghĩa Lộ tổ chức bàn giao 10 xe thu gom rác cho 10 thôn bản của xã Nghĩa Lợi, với tổng kinh phí hơn 32 triệu đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Kết quả, môi trường sống của xã ngày càng được cải thiện, hết năm 2017 toàn xã có 92% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 78% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; hơn 99% hộ được sử dụng điện thắp sáng…

Cũng là một trong những xã hoàn thành tiêu chí môi trường trong năm 2017, xã Nghĩa An - thị xã Nghĩa Lộ đã có những cách làm riêng để hoàn thành tiêu chí này. Trong đó, giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường như: phát động ngày chủ nhật hướng về nông thôn mới, huy động sức dân quét dọn vệ sinh từ đường làng ngõ xóm đến nhà văn hóa ở các thôn, từ khu dân đến trụ sở xã. Đến nay, toàn xã Nghĩa An có hơn 3.000 hộ có chuồng trại hợp vệ sinh; số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt hơn 80%; 100% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và điện thắp sáng; hơn 2.000 hộ có nhà ở đáp ứng tiêu chí 3 sạch trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Có thể khẳng định nhờ những cách làm hay và sáng tạo, đến hết năm 2017, 3 xã trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới của thị xã Nghĩa Lộ đều hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường. Trong đó, xã Nghĩa Lợi đã được công nhận và ra mắt xã đạt chuẩn nông thôn mới; xã Nghĩa An đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới sẽ tổ chức ra mắt tới đây và xã Nghĩa Phúc hoàn thành 16/19 tiêu chí.

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường ở các địa phương thời gian qua khá khó khăn bởi nhiều nguyên nhân như: tiêu chí môi trường gồm 8 nội dung nhỏ liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; các nội dung về tiêu chí này cần đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng lớn; tập quán sinh sống của đồng bào đã tồn tại từ lâu đời khó thay đổi, một bộ phận người dân nhận thức bảo vệ môi trường chưa cao. Trước thực trạng này, đòi hỏi các xã cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ vững và nâng cao tiêu chí. Với những cách làm hay sáng tạo trong thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường đã góp phần thực hiện thành công xã nông thôn mới ở Nghĩa An, Nghĩa Lợi và sẽ còn nhiều địa phương đang triển khai để về đích. Qua đó, chất lượng cuộc sống nói chung và môi trường sống nói riêng của người dân ngày càng được

cải thiện, từng bước đưa thị xã Nghĩa Lộ đạt thị xã văn hóa du lịch trong tương lai gần.

b) Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm qua, việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lập Thạch đạt nhiều kết quả tích cực. Hiện 17/18 xã của huyện đạt tiêu chí về môi trường. Hiện nay, tại khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp đang có bước chuyển dịch từ quy mô nông hộ nhỏ sang sản xuất hàng hóa có quy mô lớn hơn, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Điển hình như: CLB sản xuất rau an toàn ở xã xuân Lôi, Tiên Lữ; HTX chế biến và sản xuất Thủy Phương, HTX sản xuất Thanh Long ruột đỏ, HTX sản xuất và chế biến cá thính,… mô hình chăn nuôi công nghiệp sinh học tại xã Quang Sơn, Ngọc Mỹ,… Cùng với đó, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại các xã trên địa bàn huyện Lập Thạch có nhiều chuyển biến tích cực. Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã từng bước được nâng cao, phong trào trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, việc chỉnh trang nhà cửa,… được phát động và duy trì tốt ở nhiều khu dân cư. Tại nhiều địa phương, người dân đã tự ý thức thu gom, xử lý rác thải ngay tại quy mô hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài ra, từ nhiều chương trình, dự án như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 135,… Huyện Lập Thạch đã đầu tư xây dựng nhiều công trình nước sạch tại các địa phương. Nhờ đó, đến nay 82,36% người dân nông thôn trên toàn huyện đã được sử dụng nước hợp vệ sinh để sinh hoạt; 77,2% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Người dân cũng đã ý thức, chủ động giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đầu tư xây dựng hầm biogas, bể sục khí, chuồng trại gia súc hợp vệ sinh,…

Theo thống kê, hiện trên địa bàn huyện Lập Thạch có 44 bãi rác thải tập trung, có 6 công trình cấp nước tập trung, 18/18 xã đều có HTX có hoạt động về dịch vụ vệ sinh môi trường, đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 2 lò đốt rác tại xã Văn Quán và Vân Trục,... bước đầu đảm bảo cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp. Qua thực tiễn triển khai xây dựng nông thôn mới cho thấy, môi trường là một trong những tiêu chí khó đạt nhất. Vì vậy, thời gian qua, để phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2018, Huyện ủy, HĐND-UBND-UBMTTQ huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá; khuyến khích phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường; phát động các phong trào thi đua chỉnh trang đường làng ngõ xóm, khuôn viên gia đình,…

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện có 17/18 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ dân nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt khoảng hơn 40%; đa số các xã, người dân tự xử lý rác thải tại hộ gia đình bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế ngày càng nâng cao, chất thải nông thôn ngày càng gia tăng về số lượng và chủng loại, đặc biệt, trong thành phần rác thải có nhiều vật khó phân hủy như túi nilon, các bao bì, vỏ chải lọ thuốc bảo vệ thực vật,… Hiện tại, nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc tổ chức thu gom rác thải. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn kinh phí eo hẹp, thiếu nhân lực, chưa có phương tiện chuyên dụng để thu gom rác thải; không có quỹ đất để xây dựng bãi chứa rác hợp vệ sinh; một số nơi địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung nên việc thu gom gặp nhiều trở ngại. Đến nay, huyện mới có 02 xã được đầu tư xây dựng mô hình đốt rác thải sinh hoạt,… Quyết tâm sớm trở thành huyện NTM trong năm 2018, Huyện Lập Thạch đã đưa ra những

giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình NTM như: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về yêu cầu và nội dung xây dựng NTM hiện nay; Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; Chú trọng quan tâm đến các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đặc biệt quan tâm đầu tư cho phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; củng cố và nâng cao vai trò của HTX trong phát triển sản xuất; phối hợp thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên; Huy động, lồng ghép tốt các nguồn lực trong triển khai thực hiện chương trình; cân đối nguồn lực tiếp tục quan tâm hỗ trợ đầu tư đối với các tiêu chí: Giao thông, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Môi trường,... Khuyến khích người dân, cộng đồng tự nguyện hiến đất, ngày công... để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội trên địa bàn xã nhằm phục vụ đời sống và sinh hoạt của nhân dân ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 33 - 40)