Bài học kinh nghiệp rút ra cho tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 37 - 39)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Bài học kinh nghiệp rút ra cho tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện

Bàn tỉnh Lào Cai

Từ các quan điểm, định hướng kinh nghiệm triển khai tái cơ cấu ngành trồng trọt của các địa phương có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với huyện Văn Bàn trong quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt trong bối cảnh hiện nay như sau:

Một là: Tái cơ cấu trước hết cầnđịnh vị lại mặt hàng thế mạnh của tỉnh, gắn với quy hoạch lại vùng sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

Hai là: Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giữa nông dân với hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp,gắn từ gieo trồng đến chế biến, xuất khẩu.

Ba là: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật: Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện cần đầu tư thích đáng cho công tác ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu những sản phẩm chủ lực, phát huy lợi thế đặc thù của từng vùng, đảm bảo chất lượng. Tăng cường vai trò của hệ thống khuyến nông trong việc truyền bá các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, thông tin thị trường, tổ chức sản xuất… giúp người dân ra quyết định đúng đắn thay vì việc sản xuất theo kinh nghiệm, đám đông.

Bốn là: Phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt kèm theo phương thức hỗ trợ nông dân: Cần phát triển hệ thống doanh nghiệp nông nghiệp có đủ khả năng kết nối sản xuất giữa các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp.

Năm là: Liên kết bốn nhà, tập trung quy hoạch, phát triển các mặt hàng chủ lực, tăng cường liên kết bốn nhà: Nhà nước; Nhà khoa học; Nhà nông; Nhà doanh nghiệp trong việc hình thành các chuỗi giá trị sản xuất bền vững. Tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển các mặt hàng chủ lực của từng địa phương trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối để tạo ra những mặt hàng đặc thù, đồng thời xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý để phát huy được các giá trị đặc thù này. Trên thực tế, chúng ta có nhiều sản phẩm đặc thù, tuy nhiên lại mất thương hiệu.

Sáu là: Về chất lượng sản phẩm cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm đối với tùng loại sản phẩm để hướng người dân sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh tình trạng sản phẩm không đạt yêu cầu bị doanh nghiệp trả lại, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế, uy tín hàng hóa. Ngoài ra, việc sản xuất trồng trọt phải đi đôi với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường như tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)