Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 50 - 51)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.4. Phương pháp phân tích

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của ngành trồng trọt bằng số lượng, xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ ngành trồng trọt. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể xác định nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của ngành trồng trọt.

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích mức độ tuyệt đối, tương đối, bình quân để mô tả về thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt và đánh giá kết và hiệu quả kinh tế sản xuất từng loại cây trồng…

Sử dụng phương pháp thông kê mô tả để nêu lên:

+ Mức độ của hiện tượng: sử dụng số tuyệt đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu thể hiện tình hình ngành trồng trọt, thu nhập của nông hộ...;

+ Phân tích biến động của các hiện tượng: sử dụng dãy số biến động theo thời gian để đánh giá sự phát triển của ngành trồng trọt;

+ Mối quan hệ giữa các hiện tượng: Quan hệ giữa việc tăng cường công tác thúc đẩy tái cơ cấu của nhà nước với tình hình đầu tư cho sản xuất, năng suất cây trồng, mức độ tham gia của người dân trong quá trình chuyển đổi;

- Phương pháp so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến và cơ bản trong nghiên cứu kinh tế. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu

đạt được của hiện tượng nghiên cứu qua các thời kỳ, giữa các đối tượng nghiên cứu. Từ đó đánh giá xu hướng thay đổi, mức độ thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, đồng thời làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi đó. Đồng thời làm cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy mặt tích cực trong thời gian tới.

Trong đề tài này, so sánh thực trạng và phương án tái cơ cấu ngành trồng trọt về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật. Mặt khác so sánh giữa các công thức luân canh và các giải pháp đầu tư thâm canh cây trồng.

- Phương pháp chuyên khảo: Là phương pháp thu thập ý kiến của các chủ trang trại, hộ nông dân sản xuất giỏi, có kinh nghiệm... Qua đó, nắm bắt được các thông tin về thực trạng tình hình, xác định các phương pháp tiến bộ áp dụng vào sản xuất nhằm tổng hợp các ý kiến và đưa ra các đánh giá nhận xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)