4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.4. Thực hiện các Chính sách tái cơ cấu ngành trồng trọt
Chính sách nông nghiệp có vai trò quan trọng quyết định việc thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển theo đúng định hướng hay không. Chính sách nông nghiệp còn là động lực, là tiền đề việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ.... vào sản xuất nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm tăng năng suất lao động. Chính sách hỗ trợ nông nghiệp cần phải có cơ chế công khai, dân chủ tránh bóp méo thị trường, việc triền khai chính sách hỗ trợ thông qua các hoạt động như khuyến nông, tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại...
Bảng 3.8: Kết quả thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành trồng trọt
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Đào tạo nghề - Số lớp Lớp 8 10 14
- Số người tham gia Người 560 580 630
- Kinh phí Triệu đồng 524,6 578,3 630,2
2. Chuyển đổi cơ cấu ngành
trồng trọt Triệu đồng 130,8 203,6 169,5
3. Áp dụng TBKHKT Triệu đồng 460,3 455,6 538,1 4. Sản xuất theo chuỗi Triệu đồng 715,9 935,5 1134,5
5. Xúc tiến thương mại Triệu đồng 180 230 450
Mặc dù là huyện thuần nông thu nhập từ nông nghiệp giá trị còn thấp nhưng Đảng bộ và chính quyền nhân dân huyện Văn Bàn luôn quan tâm đầu tư có chính sách hỗ trợ ngành trồng trọt phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cụ thể năm 2016 UBND huyện Văn Bàn đã tổ chức 8 lớp đào tạo nghề. Nhưng đến năm 2018 đã nâng lên 14 lớp đồng thời số kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cũng được nâng lên đáng kể. Đi kèm theo là kinh phí hỗ trợ để chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo chuỗi hay xúc tiến thương mại cũng được tăng lên đáng kể phù hợp với từng dự án.
Như vậy, chính sách phát triển nông nghiệp huyện Văn Bàn đang dần phát huy được hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước cơ giới hóa trong trồng trọt. Từng bước tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng, tăng năng suất lao động cho người nông dân. Chuyển dịch từ sản xuất quy mô nhỏ manh mún sang kinh tế trang trại, quy mô lớn tập trung, hiện đại.