Thực trạng tái cơ cấu phân chia giá trị gia tăng trong ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 67 - 69)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.5. Thực trạng tái cơ cấu phân chia giá trị gia tăng trong ngành trồng trọt

Nâng cao giá trị gia tăng trong trồng trọt phải gắn liền với các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Nâng cao giá trị gia tăng trồng trọt phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, gắn liền quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ, từ đó lựa chọn đúng các khâu cần ưu tiên để tái cơ cấu lại sản phẩm đối với từng ngành hàng cụ thể nhằm khai thác lợi thế so sánh, phát triển nhanh và bền vững. Để nâng cao giá trị gia tăng ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung thì cần phải huy động được sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, nông dân và Nhà nước vào chuỗi giá trị

trên cơ sở một nền sản xuất lớn. Trong đó các doanh nghiệp chế biến là cầu nối giữa sản xuất với thị trường, Nhà nước tạo nguồn lực phát triển thông qua cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng. Kết quả thực trạng phân chía giá trị gia tăng trong ngành trồng trọt của huyện Văn Bàn cụ thể như sau:

Bảng 3.9: Thực trạng tái cơ cấu phân chia giá trị gia tăng trong ngành trồng trọt giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tính chung Tổng GTGT ngành hàng 100 100 100 100 - Tỷ lệ GTGT sản xuất 79,5 78,2 85,5 79,2 - Tỷ lệ GTGT sơ chế 5,2 3,6 3,3 3,9 - Tỷ lệ GTGT chế biến 0 0 0 0

- Tỷ lệ GTGT đóng gói, thương hiệu. 0 0 0 0

- Tỷ lệ GTGT tiêu thụ 15,3 18,2 11,2 16,1

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn

Qua bảng số liệu 3.8 cho thấy cơ cấu giá trị gia tăng trong ngành trồng trọt giai đoạn 2016 - 2018 giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ rất cao là 79,2%, trong khi đó tỷ lệ giá trị gia tăng trong sơ chế sản phẩm nông sản chiếm 3,9% giá trị hàng hóa của sản phẩm trồng trọt và tỷ lệ giá trị gia tăng trong quá trình tiêu thụ chiếm 16,1%. Nhìn chung, cơ cấu tỷ lệ giá trị gia tăng trong ngành trồng trọt huyện Văn Bàn còn thấp chủ yếu ở giá trị sản phẩm sản xuất, trong khi đó giá trị gia tăng trong lĩnh vực khác còn đầu tư thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)