Thực trạng phương thức tổ chức quản lý, sản xuất trồng trọt trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 69 - 70)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.6. Thực trạng phương thức tổ chức quản lý, sản xuất trồng trọt trong

tái cơ cấu ngành

Lực lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn nông dân còn quá mỏng. Trình độ quản lý và kỹ thuật trồng trọt của các chủ trang trại, gia đình còn rất hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin thị trường còn kém. Mặt khác, đại đa số nông dân rất hạn chế về tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều năm qua tỉnh đã có chú ý đến tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân mỗi khi đưa giống cây mới vào sản xuất. Tuy nhiên thường mới chú ý tập huấn kỹ thuật sản xuất đơn lẻ, ít quan tâm bồi dưỡng kiến thức tổng hợp (như về hiệu quả ứng dụng các công nghệ tiên tiến, về luân canh, về thị trường ...).

Từ nguồn thông tin để hộ ra quyết định áp dụng khoa học công nghệ sản xuất kinh doanh. Qua đó ta thấy với hơn 72,8% số hộ sản xuất quy mô nhỏ với phương pháp truyền thống, trồng cây gì, số lượng bao nhiêu, cách chăm bón ra sao... chủ yếu dựa vào hỏi các hộ dân liền kề để đưa ra quyết định. Một phần nhỏ 8,2% thì thông qua các cán bộ khuyến nông tại địa phương hoặc từ các kênh thông tin khác. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vì mỗi loạicây trồng phù hợp với một điều kiện chăm sóc khác nhau.

Bảng 3.10: Thực trạng nguồn thông tin để hộ ra quyết định sản xuất kinh doanh

ĐVT: %

Tiêu thức KT nông hộ KT Trang trại KT Doanh nghiệp

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Từ sách báo, mạng 16,5 7,7 19,1

Tín hiệu thị trường 2,5 35,4 70,6

Từ hộ sản xuất liền kề 72,8 30,5 2,1

Từ khuyến nông 8,2 29,3 8,2

Trong những năm gần đây, với sự chuyển dịch từ sản xuất quy mô nhỏ lên sản xuất quy mô vừa, lớn; từ sản xuất theo phương thức hộ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hiện đại, việc lựa chọn loại giống, phân bón... của hộ đã thay đổi rất nhiều. Số hộ lựa chọn theo các thông tin từ hàng xóm và cán bộ địa phương giảm dần, tăng tỷ trọng lựa chọn qua sự tư vấn của người tiếp thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)